Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm nâu lá keo tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
112.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1100

Kết quả thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm nâu lá keo tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phạm Thị Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101(01): 35 - 38

35

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC

TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM NÂU LÁ KEO TẠI VƯỜN ƯƠM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Phạm Thị Diệu

*

, Đặng Kim Tuyến

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Với mục tiêu tạo ra cây giống có chất lượng tốt phục vụ công tác trồng rừng thì việc chăm sóc cây

con trong vườn ươm là rất quan trọng. Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thời

gian qua đã xuất hiện bệnh đốm nâu lá Keo. Bài báo trình bày kết quả thử nghiệm hiệu lực của một

số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh ở các công thức khác nhau so với đối chứng.

Kết quả điều tra nguyên nhân gây bệnh là do nấm Gloeo sporium. Tỷ lệ nhiễm bệnh trước khi

phun thuốc ở mức độ hại vừa. Sau 3 lần phun thuốc, chỉ số bệnh giảm dần còn ở mức độ hại nhẹ

và Biobus 1.00WP là loại thuốc có hiệu lực trừ bệnh cao nhất trong 7 loại thuốc thử nghiệm

(81,94%); Daconil 75WP có hiệu lực thấp nhất (68,13%)

Từ khóa: Bệnh đốm nâu, Gloeo sporium, thuốc hóa học, Keo, vườn ươm.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh đốm nâu lá Keo là một loại bệnh phổ

biến ở vườn ươm. Nó gây hại ở tất cả các loại

Keo như Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá

tràm; bệnh nặng tỷ lệ bệnh có thể lên tới 60-

70% làm cho cây chết hoặc sinh trưởng rất

kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, gây ra

những tổn thất trong kinh doanh Lâm nghiệp.

Biểu hiện của bệnh là trên mặt lá xuất hiện

các đốm chấm màu nâu, các đốm nâu này lan

dần không rõ hình dạng. Bệnh nặng thì cả hai

mặt lá phủ kín những đốm nâu gần giống gỉ

sắt. Sau một thời gian bị bệnh cây quang hợp

rất kém, mép lá khô và biến hình xoăn lại có

khi lá khô cong queo, các lá khô dần chết rơi

rụng. Khi ở vườn ươm xuất hiện bệnh có thể

sử dụng các loại thuốc hóa học có tác dụng

đến mầm bệnh để trực tiếp tiêu diệt sợi nấm,

bào tử nấm trên lá, vỏ cây, thân cây… đồng

thời có tác dụng phòng bệnh phòng bệnh cho

các cây khác khỏi bị lây lan sang. Vì vậy, việc

tìm ra một số loại thuốc có hiệu quả cao nhất,

có lợi về mặt kinh tế, nhằm hạn chế tác hại

của bệnh, bảo vệ cây làm cho cây sinh trưởng

và phát triển tốt hơn là cần thiết.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung

- Điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh và

tình hình phân bố bệnh cây

- Thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa

học trong phòng trừ bệnh: Đánh giá mức độ

*

Email: [email protected]

hại bệnh đốm nâu lá Keo trước và sau mỗi lần

sử dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực

phòng trừ cao nhất

- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh

đốm nâu.

Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu có

chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên

cứu có liên quan đến đề tài và phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm.

- Đề tài thử nghiệm 8 công thức thí nghiệm

với 7 loại thuốc hóa học và một công thức

đối chứng.

- Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ở mỗi

O. D. B khác nhau trên các luống với 3 lần

nhắc lại (mỗi O. D. B = 1m2

). Tiến hành điều

tra tỷ mỷ đánh giá tình hình phân bố bệnh

cây; đánh giá mức độ bệnh hại trên các ODB

trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc; mỗi lần

phun thuốc cách nhau 14 ngày.

Xử lý số liệu

- Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây theo

công thức:

P(%) = n x 100 N

- Đánh giá mức độ phân bố

P < 10%: Phân bố cá thể

P> = 10% -15%:Phân bố cụm

P> 15%-25%: Phân bố đám

P > 25%: Phân bố đều

1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!