Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả so sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Viết Hưng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 79 - 85
79
KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Nguyễn Viết Hưng*
, Trần Văn Điền, Thái Thị Ngọc Trâm
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm so sánh giống sắn được nghiên cứu tại Thái Nguyên bao gồm 7 dòng, giống là Xanh
Vĩnh Phú (XVP), KM397, KM414, KM98-7, OMR35-8-2, CM9942-2 và GM155-17. Kết quả
nghiên cứu cho thấy một số dòng, giống sắn có đặc điểm sinh trưởng, phát triển tốt hơn là KM414,
CM9942-2, KM98-7 và GM155-17. Giống KM414, KM987 và dòng CM9942-2 có NSCT,
NSSVH, NSCK, NSTB cao hơn hẳn các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm. Giống KM98-7,
dòng CM9942-2 và giống KM414 dẫn đầu về chỉ tiêu chất lượng là TLCK, TLTB. 4 dòng, giống
là KM414, CM9942-2, KM98-7, GM155-17 có lãi thuần cao hơn hẳn các dòng, giống tham gia thí
nghiệm và cao hơn giống đối chứng XVP từ 0,29 triệu đồng/ha đến 12,17 triệu đồng/ha.
Từ khóa: Cây sắn, năng suất, chọn lọc giống, khảo nghiệm giống.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương
thực, thực phẩm chính cho hơn 500 triệu
người trên thế giới, tổ chức Nông lương thế
giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan
trọng, sau lúa gạo, ngô và lúa mì, ở các nước
đang phát triển [4]. Tinh bột sắn là một thành
phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một
tỷ người trên thế giới. Đặc biệt trong thời gian
tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp
chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) [6].
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực
sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn
trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện
nay cả nước có 53 nhà máy với công suất
trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn
2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh
bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, góp phần
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân [1]. Cây sắn
ở nước ta hiện nay càng có nhu cầu cao trong
công nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn chăn
nuôi, thực phẩm, dược liệu và cũng đang trở
thành cây hàng hóa, tạo việc làm tăng thu
nhập cho người dân, nhất là ở vùng núi và
trung du.
*
Email: [email protected]
Trước sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăng
về năng suất và chất lượng sắn thì cần đòi hỏi
có một nguồn giống sắn tốt, đạt năng suất cao
đồng thời đảm bảo về mặt chất lượng, thích
hợp trên nhiều loại đất khác nhau, nên công tác
chọn lọc giống sắn tốt phục vụ kịp thời nhu
cầu hiện nay đang được các nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu gồm 7 dòng, giống
tham gia thí nghiệm trong đó có 4 giống là
Xanh Vĩnh Phú (XVP), KM397, KM414,
KM98-7 và 3 dòng là OMR35-8-2, CM9942-
2, GM155-17.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2011 - tháng
1/2012 tại ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nghiên hoàn chỉnh gồm 7 công thức với 3 lần
nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 5m x 4m =
20m2
/ô. Mật độ trồng sắn 1 m x 1 m =
10.000 cây/ ha . Lượng phân bón 10 tấn phân
chuồng + 40 kg N + 40 kg P205 + 80 kg K2O.
Các thí nghiệm đồng ruộng được áp dụng
biện pháp kỹ thuật theo quy trình khảo
nghiệm giống sắn [2]. Phân tích kết quả thí
nghiệm theo IRRISTAT 5.0 và phần mềm
Microsoft Excel [5].