Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam
PREMIUM
Số trang
230
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1019

Kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------

nguyÔn ThÞ nga

KÕ TO¸N QU¶N TRÞ CHI PHÝ M¤I TR¦êNG

TRONG C¸C DOANH NGHIÖP S¶N XUÊT THÐP T¹I VIÖT NAM

Chuyên ngành : Kế toán, Kiểm toán và Phân tích

Mã số : 62340301

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐẶNG THỊ LOAN

Hµ néi - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi

cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi

phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tôi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận án tiến sĩ “Kế toán

quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam”

hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng,

được xử lý trung thực và khách quan.

Ngƣời hƣớng dẫn

GS.TS. Đặng Thị Loan

Hà Nội, tháng 12 năm 2017

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Nga

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa

học của Viện Kế toán - Kiểm toán, các thầy cô tham gia giảng dạy các học phần

trong chƣơng trình đào tạo NCS của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. Chính các

thầy cô đã cung cấp các kiến thức nền tảng, chia sẻ, góp ý. Đồng thời, xin cảm ơn

các chuyên gia của Viện Sau Đại học vì những giúp đỡ hữu ích, cung cấp thông tin

đầy đủ, kịp thời cho tác giả.

Tác giả đặc biệt muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến nhà khoa học hƣớng dẫn

là GS.TS. Đặng Thị Loan.Tâm huyết và sự khuyến khích, động viên của cô đã giúp

tác giả tập trung vào đúng hƣớng, tự tin và kiên định hơn trong nghiên cứu, giúp tác

giả hoàn thành luận án.

Tác giả xin đƣợc gửi lời cám ơn đến các DNSX thép đã nhiệt tình, hợp tác

giúp tác giả thu thập đƣợc phiếu khảo sát và các dữ liệu sơ cấp khác. Tác giả cũng

xin đƣợc cám ơn Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp tại Khoa Kế toán - Trƣờng Đại

học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và động viên tác giả

trong 4 năm học.

Cuối cùng, tác giả xin đƣợc gửi tình cảm thân thƣơng đến gia đình đã là

điểm tựa, động viên, khích lệ tác giả hoàn thành luận án.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................ 7

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hình thành và phát triển

ECMA ............................................................................................................ 8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu sự liên kết giữa kế toán quản trị chi phí và vấn

đề môi trƣờng trong doanh nghiệp ................................................................. 8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu nội dung ECMA ................................................ 10

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến

việc áp dụng ECMA trong doanh nghiệp sản xuất ................................. 11

1.3. Tổng quan nghiên cứu về tác động của việc áp dụng kế toán quản trị

chi phí môi trƣờng đến hiệu quả doanh nghiệp....................................... 16

1.4. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu................................................... 19

1.4.1. Lý thuyết về khuếch tán của những đổi mới (Diffusion of innovations) ..... 19

1.4.2. Lý thuyết bất định......................................................................................... 23

1.4.3. Lý thuyết thể chế .......................................................................................... 24

1.5. Khoảng trống nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu............................. 25

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 28

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI

TRƢỜNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................................... 29

2.1. Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong DNSX. 29

2.1.1. Một số định nghĩa cơ bản ............................................................................. 29

2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí môi trƣờng ........................................... 33

2.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí môi trƣờng ......................................... 36

2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí môi trƣờng .................................................. 36

2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trƣờng ............................... 45

2.2.3. Phƣơng pháp xác định chi phí môi trƣờng ................................................... 48

2.2.4. Xây dựng báo cáo kế toán quản trị chi phí môi trƣờng ................................ 57

2.2.5. Xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng............................................ 58

2.3. Kế toán quản trị chi phí môi trƣờng tại một số nƣớc trên thế giới và

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................... 59

2.3.1. Kế toán quản trị chi phí môi trƣờng tại một số nƣớc trên thế giới ............... 59

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 64

TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 66

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 67

3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 67

3.2. Phát triển mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp

dụng ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam từ cơ sở lý thuyết...... 69

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 71

3.3.1. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia............................................................. 71

3.3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu......................................................................... 75

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ....................................................... 77

3.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi.................................................................................... 78

3.4.2. Xác định mẫu nghiên cứu ............................................................................. 79

3.4.3. Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu ........................................................... 81

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 83

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 84

4.1. Tổng quan chung về các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam...... 84

4.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.............. 84

4.1.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất thép tại Việt Nam ảnh hƣởng đến kế toán

quản trị chi phí môi trƣờng ........................................................................... 87

4.2. Khái quát về kế toán quản trị chi phí hiện hành trong các doanh

nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam ............................................................ 92

4.3. Thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong các DNSX

thép tại Việt Nam........................................................................................ 95

4.3.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí môi trƣờng trong các DNSX

thép tại Việt Nam.......................................................................................... 95

4.3.2. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trƣờng trong

các DNSX thép tại Việt nam ...................................................................... 100

4.3.3. Thực trạng phƣơng pháp xác định chi phí môi trƣờng trong các DNSX

thép tại Việt Nam........................................................................................ 102

4.3.4. Thực trạng lập báo cáo kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong các

DNSX thép tại Việt Nam........................................................................... 103

4.3.5. Thực trạng xây dựng chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng........................ 105

4.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí

môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam..................................... 105

4.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến lần đầu..................................... 105

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá........................................................................ 107

4.4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo các biến sau khi thực hiện EFA................... 110

4.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................................... 110

4.4.5. Thảo luận kết quả hồi quy .......................................................................... 112

4.5. Kết luận...................................................................................................... 114

4.5.1. Kết luận về thực trạng kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong các

DNSX thép tại Việt Nam............................................................................ 114

4.5.2. Kết luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ECMA trong các

DNSX thép tại Việt Nam............................................................................ 118

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 120

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THÉP TẠI

VIỆT NAM........................................................................................................... 121

5.1. Định hướng chiến lược môi trường trong các DNSX thép tại Việt Nam .... 121

5.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong

DNSX thép tại Việt Nam .......................................................................... 122

5.2.1. Phù hợp với hệ thống kế toán quản trị hiện hành ....................................... 122

5.2.2. Phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích ................................................. 122

5.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị....................... 123

5.2.4. Phù hợp với quá trình toàn cầu hóa ............................................................ 123

5.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trƣờng

trong các DNSX thép tại Việt Nam ......................................................... 124

5.3.1. Giải pháp hoàn thiện nhận diện và phân loại chi phí môi trƣờng............... 124

5.3.2. Giải pháp hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí môi trƣờng... 128

5.3.3. Giải pháp hoàn thiện phƣơng phápxác định chi phí môi trƣờng ................ 131

5.3.4. Giải pháp hoàn thiện xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí

môi trƣờng .................................................................................................. 138

5.3.5. Giải pháp hoàn thiện xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả môi

trƣờng.......................................................................................................... 142

5.4. Các khuyến nghị để thực hiện giải pháp ................................................ 144

5.4.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng........... 144

5.4.2. Khuyến nghị đối với các DNSX thép tại Việt Nam ................................... 145

TÓM TẮT CHƢƠNG 5 ...................................................................................... 149

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............. 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152

PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ALCE Áp lực cƣỡng ép

CCA Đánh giá chi phí môi trƣờng theo phƣơng pháp truyền thống

CP Chi phí

CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

DN Doanh nghiệp

DNSX Doanh nghiệp sản xuất

ECMA Kế toán quản trị chi phí môi trƣờng

EFA Kế toán tài chính môi trƣờng

EMA Kế toán quản trị môi trƣờng

EPIs Chỉ số đánh giá hiệu quả môi trƣờng

FCA Đánh giá chi phí môi trƣờng theo phƣơng pháp chi phí toàn bộ

ICAEW Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales

IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế

JMOE Bộ Môi trƣờng Nhật Bản

KTQT Kế toán quản trị

LCA Đánh giá chi phí môi trƣờng theo chu kỳ sống của sản phẩm

MDCH Mức độ chuẩn hóa

METI Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản

MFCA Đánh giá chi phí môi trƣờng theo dòng vật liệu

NLVL Nguyên liệu, vật liệu

NTQL Nhận thức về ECMA của nhà quản lý cấp cao

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCA Đánh giá chi phí môi trƣờng theo phƣơng pháp tổng chi phí

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTNB Truyền thông nội bộ

UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thƣơng mại và phát triển

UNDSD Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hợp quốc

USEPA Ủy ban Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ

VTKT Vai trò của bộ phận kế toán quản trị

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ECMA trong các

doanh nghiệp qua các công trình nghiên cứu liên quan........................ 16

Bảng 2.1. Các định nghĩa kế toán quản trị môi trƣờng.......................................... 30

Bảng 2.2. Các định nghĩa về chi phí môi trƣờng................................................... 32

Bảng 2.3. Các tiêu thức phân loại chi phí môi trƣờng........................................... 38

Bảng 2.4. Phân loại chi phí môi trƣờng theo nội dung, công dụng của chi phí .... 43

Bảng 2.5. Chi phí môi trƣờng theo chu kỳ sống của sản phẩm............................. 49

Bảng 2.6. Nguồn lực và các tiêu thức phân bổ của hoạt động môi trƣờng ........... 53

Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa hoạt động môi trƣờng và yếu tố chi phí tại POSCO........ 61

Bảng 3.1. Đối tƣợng tham gia phỏng vấn chuyên gia ........................................... 72

Bảng 3.2: Thông tin về đối tƣợng tham gia phỏng vấn và cách thức tiến hành .... 76

Bảng 3.3. Tổng hợp mẫu nghiên cứu .................................................................... 80

Bảng 3.4. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu – Thông tin chung ............................ 80

Bảng 4.1. Thống kê thông tin về kế toán quản trị trong DNSX thép Việt Nam ... 92

Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha cho thang đo các nhân tố ......... 106

Bảng 4.3. Kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha cho thang đo

nhân tố áp lực cƣỡng ép lần 2 ............................................................. 107

Bảng 4.4. Các biến đặc trƣng và thang đo chất lƣợng tốt ................................... 109

Bảng 4.5. Hệ số hồi quy ...................................................................................... 111

Bảng 4.6. Tóm tắt mô hình .................................................................................. 111

Bảng 4.7. Phân tích phƣơng sai ........................................................................... 111

Bảng 4.8. Vị trí quan trọng của các nhân tố ........................................................ 114

Bảng 5.1. Nhận diện chi phí phát thải trong các DNSX thép tại Việt Nam........ 125

Bảng 5.2. Phân loại chi phí môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam ..... 127

Bảng 5.3. Cân bằng vật liệu là chất rắn tại công đoạn sản xuất phôi thép .......... 135

Bảng 5.4. Bảng phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu tính cho thành phẩm....... 136

Bảng 5.5. Báo cáo chi phí môi trƣờng dƣới thƣớc đo hiện vật ........................... 140

Bảng 5.6. Báo cáo cân bằng vật liệu.................................................................... 141

Bảng 5.7. Báo cáo chi phí môi trƣờng dƣới thƣớc đo tiền tệ .............................. 141

Bảng 5.8. Báo cáo chi phí dòng thải.................................................................... 141

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Phân loại sự chấp nhận đổi mới ............................................................ 20

Hình 1.2. Các biến độc lập ảnh hƣởng đến đổi mới tổ chức................................. 21

Hình 2.1. Các loại kế toán môi trƣờng.................................................................. 29

Hình2.2. Vai trò của ECMA trong quá trình ra quyết định ................................. 34

Hình2.3. Các loại chi phí môi trƣờng................................................................... 40

Hình 2.4. Sơ đồ chu kỳ sống của sản phẩm trong DNSX..................................... 48

Hình2.5. Mối quan hệ giữa các phƣơng pháp xác định chi phí phục vụ mục

tiêu thẩm định dự án đầu tƣ................................................................... 54

Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 68

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 70

Hình 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các DNSX thép........................... 84

Hình 4.2. Sản lƣợng sản xuất thép tại Việt Nam và tốc độ tăng trƣởng ............... 86

Hình 4.3. Cơ cấu tiêu thụ thép dài theo thị trƣờng năm 2016............................... 87

Hình 4.4. Cơ cấu tiêu thụ thép dẹt theo thị trƣờng năm 2016............................... 87

Hình 4.5. Cơ cấu chi phí lò BOF và lò EAF năm 2016 ........................................ 88

Hình 4.6. Nguyên nhiên liệu sử dụng và các phát thải môi trƣờng của ngành

sản xuất thép lò điện.............................................................................. 89

Hình 4.7. Phát thải môi trƣờng của công nghệ luyện thép lò EAF ....................... 89

Hình 4.8. Mục tiêu của kế toán quản trị trong các DNSX thép ............................ 93

Hình 4.9. Phƣơng pháp kế toán chi phí trong DNSX thép tại Việt Nam.............. 93

Hình 4.10. Tiêu thức phân bổ CP SXC tại các DNSX thép Việt Nam................... 94

Hình 4.11. Phƣơng pháp cắt giảm chi phí tại các DNSX thép Việt Nam............... 94

Hình 4.12. Nhu cầu thông tin ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam............ 95

Hình 4.13. Chi phí xử lý phát thải đã đƣợc nhận diện trong DNSX thép tại Việt Nam.. 96

Hình 4.14. Các yếu tố chi phí xử lý phát thải trong DNSX thép tại Việt Nam ...... 97

Hình 5.1. Phƣơng trình cân bằng sinh thái.......................................................... 132

Hình 5.2. Nguyên nhiên liệu và các phát thải môi trƣờng của CNSX thép lò điện .... 135

Hình 5.3. Kết quả đo lƣờng nhân tố Áp lực cƣỡng ép và 7 nội dung cấu thành

giá trị của nó........................................................................................ 144

Hình 5.4. Kết quả đo lƣờng nhân tố Nhận thức của nhà quản lý về ECMA và

4 nội dung cấu thành giá trị của nó ..................................................... 146

Hình 5.5. Kết quả đo lƣờng nhân tố truyền thông nội bộ và 3 nội dung cấu

thành giá trị của nó.............................................................................. 147

Hình 5.6. Kết quả đo lƣờng nhân tố vai trò của kế toán quản trị và 2 nội dung

cấu thành giá trị của nó ....................................................................... 148

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo vệ môi trƣờng là một trong những yếu tố thể hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp (CSR -Corporation Social Responsibility). Bảo vệ môi trƣờng và

thông tin về chi phí mmôi trƣờng cần phải đƣợc thể hiện trong hệ thống thông tin

kế toán quản trị của doanh nghiệp. Do vậy, kế toán quản trị hiện nay không chỉ

thực hiện chức năng ghi chép truyền thống và cung cấp các thông tin về hoạt động

kinh tế đơn thuần, mà còn thông qua vai trò của mình để quản lý môi trƣờng. Kế

toán quản trị chi phí môi trƣờng (ECMA –Environmental cost management

accounting) đƣợc coi là một phần mở rộng của kế toán quản trị thông thƣờng, là

một công cụ quản lý hữu hiệu, hỗ trợ việc cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh

doanh nghiệp và môi trƣờng thông qua việc nâng cao trách nhiệm môi trƣờng.

Nhận thức đƣợc chi phí môi trƣờng giúp các doanh nghiệp đề ra chiến lƣợc để

giảm đƣợc các rủi ro về môi trƣờng (Godschalk, 2008). Mặt khác, doanh nghiệp sẽ

cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ hơn, điều này sẽ đáp ứng sự mong đợi của các bên

liên quan (khách hàng, cổ đông, …) và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn của

pháp luật và xã hội. Từ đó, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tƣơng lai.

(Howes, 2004; Godschalk, 2008).

Về khía cạnh thực tiễn, đã có rất nhiều sự kiện liên quan đến ô nhiễm môi

trƣờng của các DNSX nói chung và các DNSX thép nói riêng. Thực tế không thể

phủ nhận vai trò quan trọng của ngành sản xuất thép trong nền kinh tế của nhiều

quốc gia, tuy nhiên con ngƣời cũng phải trả một cái giá quá lớn cho ngành công

nghiệp này. Ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp gây ô nhiễm, suy thoái môi

trƣờng hàng đầu do có lƣợng khí thải, nƣớc thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại

đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, quá trình sản xuất thép cũng đòi hỏi

phải tiêu tốn một lƣợng lớn năng lƣợng. Lƣợng than, dầu, điện ngành thép tiêu thụ

chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ năng lƣợng của các ngành công nghiệp. Năm 2010,

theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu chính sách môi trƣờng Mỹ, tập đoàn Luyện

thép AK của Mỹ đã bị xếp thứ nhất trong danh sách các doanh nghiệp ô nhiễm gây

hậu quả nghiêm trọng sau khi xả thải 13.517 tấn hóa chất xuống sông Ohio và sông

Muskingum, dẫn đến việc tập đoàn này đã bị kiện và phải chi 1,2 tỷ USD để nộp

phạt. Năm 2013, Bộ Bảo vệ môi trƣờng Trung Quốc thừa nhận nhu cầu về thép đã

gây ra tình trạng ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, tỷ lệ sông ngòi bị ô nhiễm lên đến

2

40% (Kim Ngân, 2016a). Năm 2016, để khắc phục tình trạng bầu trời dày đặc khói

bụi và ô nhiễm, Trung Quốc đã phải ra yêu cầu tạm ngừng sản xuất các doanh

nghiệp ô nhiễm. Các doanh nghiệp này hầu hết là sản xuất thép nhƣ tạm đóng cửa

hàng loạt nhà máy sản xuất thép tại tỉnh Hà Bắc - thủ phủ của ngành sản xuất thép

Trung Quốc trong bốn tháng, đóng cửa tất cả các công ty sản xuất thép tại tỉnh Lâm

Nghi và chƣa xác định ngày tái hoạt động (Kim Ngân, 2016b). Bhusan Steel

Limited (BSL) - một công ty sản xuất thép tại Ấn Độ đã gặp khó khăn sau khi bị

phát hiện vi phạm Luật bảo vệ môi trƣờng vào năm 2012, theo đó giám đốc điều

hành của công ty phải chịu phạt tù 5 năm và Ban Kiểm soát Môi trƣờng ra thông

báo đóng cửa nhà máy.

Tại Việt Nam, rất nhiều các sự cố môi trƣờng của các DNSX thép trong

khoảng thời gian gần đây đã ảnh hƣởng đến nền kinh tế và xã hội. Điển hình là sự

cố công ty TNHH Gang thép Hƣng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh vi phạm về bảo vệ

môi trƣờng và tài nguyên nƣớc dẫn đến việc hải sản chết hàng loạt ven biển bốn

tỉnh miền trung. Hậu họa do Formosa gây ra là cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến

đời sống xã hội của ngƣời dân, thiệt hại về kinh tế và đặc biệt là uy tín, hình ảnh của

chính công ty bị sụt giảm nặng nề. Công ty Formosa đã phải bồi thƣờng thiệt hại lên

đến 11.500 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. (Nguyễn Văn Tài, 2016). Sự cố gần đây

nhất là đầu năm 2017 tỉnh Đà Nẵng đã phải ra yêu cầu dừng sản xuất hai nhà máy

thép thuộc công ty cổ phần thép DANA – Úc và công ty cổ phần thép DANA – Ý vì

ô nhiễm môi trƣờng.

Các sự cố môi trƣờng liên tiếp xảy ra đã gây sự chú ý của truyền thông, cộng

đồng và đặt ra bài toán là con ngƣời nên lựa chọn tăng trƣởng hay môi trƣờng.

Chính điều này đã gây áp lực lên các nhà quản lý doanh nghiệp, họ mong muốn

đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để có thể có những quyết định đúng đắn,

tránh đƣợc những thiệt hại cho doanh nghiệp. Xem xét về vai trò và thực trạng

ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam, tác giả kết luận rằng vấn đề ECMA là

một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện

áp lực về bảo vệ môi trƣờng ngày càng tăng của các cơ quan quản lý và cộng đồng

xã hội. Thông qua khảo sát, tác giả nhận thấy thực trạng ECMA trong các DNSX

thép tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, nội dung đơn giản, chƣa tạo đƣợc sự kết nối,

ổn định, vì vậy, thông tin cung cấp cho nhà quản trị không đầy đủ, ảnh hƣởng đến

các quyết định của nhà quản trị.

3

Xuất phát từ vai trò quan trọng và cấp thiết của ECMA trong các doanh nghiệp

Việt Nam đặc biệt là trong các DNSX thép, giúp các doanh nghiệp phát triển bền

vững, tác giả cho rằng nghiên cứu theo hƣớng tìm hiểu thực trạng về ECMA, xác

định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ECMA, từ đó đƣa ra các giải pháp

nhằm hoàn thiện ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết

và có ý nghĩa thực tiễn cao.

2. Giới thiệu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành với mục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng

ECMA, các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ECMA trong DNSX thép tại Việt

Nam, từ đó đề ra các giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện ECMA trong các

DNSX thép tại Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể cũng đƣợc xác định nhƣ sau:

(1). Đánh giá hệ thống kế toán quản trị hiện hành trong việc quản lý và cung

cấp thông tin về chi phí môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam.

(2). Nhận diện và kiểm định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tới việc áp

dụng kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam.

(3). Xác định những nội dung kế toán quản trị chi phí môi trƣờng cần hoàn

thiện trong các DNSX thép tại Việt Nam.

(4). Xác định khuyến nghị để tăng cƣờng việc áp dụng kế toán quản trị chi

phí môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đặt ra nhƣ sau:

(1). Hệ thống kế toán quản trị hiện hành của các DNSX thép tại Việt Nam

nhận diện, đánh giá, ghi nhận, báo cáo thông tin và phân tích thông tin các khoản

chi phí môi trƣờng nhƣ thế nào?

(2). Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí

môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam?

(3). Mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản

trị chi phí môi trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam?

(4). Cần hoàn thiện những nội dung nào của kế toán quản trị chi phí môi

trƣờng trong các DNSX thép tại Việt Nam?

4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ECMA và các nhân tố ảnh hƣởng đến

việc áp dụng ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

Bất kỳ doanh nghiệp thép nào không kể quy mô doanh nghiệp là lớn, vừa

hay nhỏ, thuộc bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào đã có hoạt động sản xuất thép

đều phát sinh chi phí môi trƣờng. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn

bộ các DNSX théptrên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả các DNSX thép liên

doanh với nƣớc ngoài. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, DNSX thép bao gồm ba

chuyên ngành chính là DNSX thép xây dựng, DNSX ống thép, DNSX tôn mạ

kim loại và sơn phủ màu.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến

tháng 10/2016.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp

nghiên cứu định lƣợng.

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn

chuyên gia để luận giải sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã đề xuất và phƣơng

pháp phỏng vấn sâu để đánh giá thực trạng ECMA trong các DNSX thép tại Việt

Nam.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu

đã xây dựng, khẳng định các nhân tố ảnh hƣởng và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của

chúng đến việc áp dụng ECMA trong các DNSX thép tại Việt Nam.

Kết cấu nghiên cứu

Về mặt hình thức, luận án đƣợc thiết kế thành 5 chƣơng nhƣ sau:

Chƣơng 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chƣơng 2. Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong doanh

nghiệp sản xuất

Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chƣơng 5. Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí môi trƣờng trong các

DNSX thép tại Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!