Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Iết Kế Kỹ Thuật Tuyến Đường Qua Thị Trấn Tam Đường Bình Lư Huyện Tam Đường Tỉnh Lai Châu Từ Km 0 00 Đến Km 2 500
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI CẢM ƠN
Sau năm năm học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, để đánh giá kết quả học
tập của mỗi sinh viên đồng thời giúp sinh viên tổng hợp và củng cố các kiến thức
đã học, vận dụng các kiến thức đó vào thực tế sản xuất, bƣớc đầu giúp cho sinh
viên làm quen với công việc của ngƣời cán bộ kỹ thuật, đƣợc sự đồng ý của bộ
môn công trình khoa Cơ điện – Công trình trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Thiết kế tuyến đƣờng giao thông qua thị trấn Tam Đƣờng – Bình
Lƣ, huyện Đô Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu”
Sau gần ba tháng làm việc khẩn trƣơng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong khoa Cơ diện và công trình, tôi đã hoàn thành bản luận văn. Nhân dịp này
cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Cơ điện – Công trình, các bạn bè đồng nghiệp, các cán bộ công
nhân viên trong Chi nhánh công ty CP Sông Đà 12 – Xí nghiệp Sông Đà 12.5 và đặc
biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Vệ – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Khôi
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay việc phát triển kinh tế là mục tiêu đặt lên hàng đầu đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới và nó càng quan trọng hơn đối với nƣớc đang phát
triển nhƣ Việt Nam. Việc thiết kế đƣờng giao thông nông thôn đã trở thành mục
tiêu trong chiến lƣợc phát triển nông thôn của Đảng và nhà nƣớc. Điều đó phù
hợp với xu hƣớng phát triển của các nƣớc đi lên từ nông nghiệp nhƣ nƣớc ta. Do
nhu cầu giao thông cùng với sự gia tăng sản xuất và giao lƣu xã hội, mật độ
đƣờng giao thông ngày càng cao. Trong khi đó nƣớc ta tỉ lệ dân số sống ở nông
thôn chiếm 75% dân số cả nƣớc, sự chênh lệch về các mặt đời sống, kinh tế, xã
hội giữa nông thôn và thành thị còn rất cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của
khu vực, phục vụ đời sống sản xuất, vận chuyển hành khách và trao đổi buôn bán
giữa các vùng kinh tế, nâng cao mức sống của ngƣời dân, một trong những giải
pháp tích cực là xây dựng các tuyến đƣờng giao thông nối liền nông thôn với
thành thị và các vùng nông thôn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,
vận chuyển hàng hóa, kích thích sản xuất.
Bản thân là một sinh viên đầu ngành Kỹ thuật xây dựng công trình của
trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã đƣợc trau dồi đầy đủ kiến thức cơ bản
nhất về kỹ thuật xây dựng công trình tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc thiết
kế hệ thống giao thông để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, khoa Cơ điện
& Công trình, sau 1 thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 – Xí
nghiệp Sông Đà 12.5 tôi đã thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp:
“ Thiết kế kỹ thuật đƣờng giao thông qua thị trấn Tam Đƣờng – Bình Lƣ
huyện Tam Đƣờng, Tỉnh Lai Châu (Từ Km 0+00 đến Km 2+500)”.
3
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là thiết kế kỹ thuật tuyến đƣờng qua
thị trấn Tam Đƣờng – Bình Lƣ bắt đầu từ Km 0+00 đến Km 2+500 đƣợc thiết kế
nhằm phục vụ lƣu thông hàng hoá và phát triển kinh tế của huyện Tam Đƣờng.
Khoá luận đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của công tác điều tra, khảo sát
và vận dụng lý thuyết thiết kế đƣờng ô tô, căn cứ vào quy phạm, tiêu chuẩn thiết
kế đƣờng ô tô (TCVN 4054-2005, 22 TCN 221-06,…) để tính toán thiết kế tuyến
đƣờng.
Khoá luận có nội dung chính sau:
- Đặc điểm chung khu vực xây dựng tuyến.
- Thiết kế bình đồ tuyến.
- Thiết kế trắc dọc tuyến.
- Thiết kế trắc ngang - nền đƣờng tuyến.
- Thiết kế công trình vƣợt dòng.
- Thiết kế áo đƣờng.
- Công trình an toàn trên đƣờng.
- Đề xuất phƣơng án tổ chức thi công.
- Dự toán giá thành xây dựng công trình.
4
Chƣơng 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƢỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tuyến đƣờng thiết kế đi qua địa phận hành chính của thị trấn Tam Đƣờng
và xã Bình Lƣ, là tuyến đƣờng quan trọng nằm trong mạng lƣới giao thông của
huyện Tam Đƣờng.Tam Đƣờng nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, với
tổng diện tích tự nhiên là: 68736,97 ha, tọa độ địa lý từ 220
10’ đến 220
30’ độ vĩ
bắc, 1030
18’ đến 1030
18’ độ kinh đông.
- Phía Đông giáp huyện SaPa tình Lào Cai.
- Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị xã Lai Châu.
- Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.
- Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
1.1.2. Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn
Tam Đƣờng là huyện có địa hình phức tạp, đƣợc cấu tạo bởi những dãy
núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng
Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phan Xi Phăng cao 3143 m, Phía Đông
Nam là dãy Pu Sam Cáp dài khoảng 60 km. Xen kẽ giữa những dãy núi cao là
các thung lũng và sông suối nhƣ sau:
- Thung lũng Tam Đƣờng – Bản Giang: 3500 ha, dốc thoải đều từ Bắc
xuống Nam, độ cao trung bình 900m.
- Thung lũng Tam Đƣờng – Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So: 500 ha.
- Thung lũng Bình Lƣ – Nà Tăm – Bản Bo: 1800 ha, độ cao 600 – 800 m.
Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, vùng trọng điểm về cây
lƣơng thực, cây công nghiệp.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt, mùa
mƣa từ tháng 4 – 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 75 – 80% tổng
5
lƣợng mƣa trong năm, trung bình từ 1800 – 2000 mm/năm, cao nhất 2500
mm/năm, xuất hiện mƣa đá, trung bình 1,6 lần/năm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít
mƣa, lạnh và thƣờng xuất hiện sƣơng mù, sƣơng muối vào tháng 12, 1 ở vùng
cao nhƣ: Đèo SaPa, đèo Giang Ma.
- Biên độ dao động nhiệt khá mạnh, trung bình khoảng 8 – 9
0C, vào mùa
Đông lên tới 9 – 100C, có nơi 11- 120C. Tuy nhiên, ở một số nơi có độ cao trên
1000 m, trị số biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7 – 8
0C, vào mùa
Đông nhiệt độ khoảng 8 – 9
0
. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 260C, nhiệt độ cao
nhất 350C, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dƣới 00C.
- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình năm từ 2100 – 2300 giờ/năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56%
- Hƣớng gió: hƣớng gió chính là hƣớng Đông Nam, tốc độ gió trung bình
từ 1- 2m/s, trong cơn giông có thể đạt từ 30 – 40m/s.
- Bốc hơi : lƣợng bốc hơi trung bình năm là 889,6mm.
- Giông thƣờng xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm theo gió xoáy.
Hệ thống sông suối phân bổ tƣơng đối đều với 2 hệ thống sông suối chính:
- Sông Nậm Mu: Chảy qua Nà Tăm, Bản Bo đƣợc hình thành từ 4 con
suối chính: Suối Nậm Giê từ đỉnh SaPa, suối Nà Đa từ Hồ Thầu, suối Nậm Đích
từ Khun Há, suối Nậm Mu từ Bản Hon, đây là các con suối đầu nguồn sông Đà,
cung cấp nƣớc chủ yếu cho thủy điện Bản Chát, thủy điện Huội Quảng và thủy
điện Sơn La.
. - Suối Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thị xã Lai Châu), xã Thèn
Sin hoà vào dòng Nậm Na. Đây là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu cho
khu vực đô thị thị xã Lai Châu và cho các xã lân cận. Do địa hình huyện tƣơng
đối phức tạp, các con sông có độ dốc lớn nên có nhiều khả năng xây dựng các
trạm thủy điện nhỏ và vừa.
6
1.1.3. Tình hình địa chất và vật liệu xây dựng
+) Tình hình địa chất:
Qua quá trình điều tra thăm dò địa chất (đào hố khoan thăm dò, quan sát
các vết sạt lở) cho thấy địa chất khá tốt, không phải xử lý đặc biệt gì khi xây
dựng công trình.
Tuyến đƣờng có nền địa chất ổn định, không có hiện tƣợng lún sụt hay có
dấu hiệu của nền đất yếu. Mặt khác, tuyến nằm trong vùng có địa hình tƣơng đối
bằng phẳng và có địa chất nền tốt nên có điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát,
thiết kế và thi công công trình.
+) Điều kiện vật liệu xây dựng:
Qua điều tra khảo sát cho thấy vật liệu đƣợc cung cấp từ các nguồn sau:
- Đất đắp lấy tại vị trí đào của tuyến để tạo thành lớp đồng nhất về nền
đƣờng đắp.
- Đá, cát, sỏi mua tại bãi cách công trình xây dựng khoảng 3km.
- Các vật liệu khác: sắt, thép, xi măng…mua tại huyện và các vùng lân cận.
1. 2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội
Huyện Tam Đƣờng có 44108 nhân khẩu, với 7017 hộ, trong đó dân số khu
đô thị có 4874 ngƣời, chiếm 11,05% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có
39234 ngƣời, chiếm 88,95% dân số toàn huyện và có quy mô hộ là 5,68
ngƣời/hộ, mật độ dân số bình quân 58 ngƣời/km2.
Huyện Tam Đƣờng có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu
số chiếm đa số, trên 84%, đời sống của các dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói
nghèo cao.
Với ba vùng kinh tế trọng điểm của huyện là : Bình Lƣ, Thèn Sin và Bản
Bo với mục tiêu đầu tƣ thâm canh tăng vụ, sản xuất hàng nông sản chất lƣợng
cao tạo ra các sản phẩm hàng hoá đáp ứng cho thị trƣờng nhằm tăng thu nhập
7
trên một diện tích đất canh tác; Với ƣu thế về nguồn nƣớc tƣới tiêu, hệ thống
thuỷ lợi đƣợc kiên cố, ngƣời dân có kỹ thuật canh tác tốt, cùng với các loại giống
mới có năng suất và chất lƣợng cao trong thời gian tới Tam Đƣờng sẽ có hàng
trăm ha có thu nhập trên 50 triệu đồng nhờ triển khai mô hình cá - lúa, lúa – tôm
càng xanh, mô hình lúa - đỗ tƣơng- rau sạch… Đặc biệt với chất đất của Tam
Đƣờng hiện nay có thể mở rộng diện tích trồng cây dong riềng lên vài trăm ha,
nếu chỉ riêng bán bột dong đã cho thu nhập hàng trăm triệu/ ha, có những hộ tính
toán chi phí từ khi trồng dong đến khi cho ra sản phẩm miến dong (bán sản phẩm
thô) đã cho doanh thu 160 – 190 triệu đồng/ ha. Cùng với sản phẩm lúa gạo, miến
dong là sản phẩm “mía vàng giòn” một đặc sản chỉ có ở Bình Lƣ mới sản xuất
đƣợc, có thể mở rộng diện tích mía, tạo thƣơng hiệu nhƣ miến dong tại Bình Lƣ.
Tam Đƣờng hiện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 120 ha trong đó có
hàng chục ha nuôi cá nƣớc lạnh (cá hồi, cá tầm) cho thu nhập hàng chục tỷ
đồng/năm. Hiện nay với gần 1200 ha chè trong đó có trên 60% diện tích cho thu
hoạch trên 2000 tấn/năm chè búp tƣơi cung cấp cho 05 nhà máy chè hoạt động
liên tục trong năm. Cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ rừng nhân dân huyện Tam
Đƣờng đã trồng trên 1000 ha thảo quả, nhiều hộ dân có thu nhập từ thảo quả
hàng trăm triệu đồng/năm.
Trên lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ huyện đã thu đƣợc những kết quả đáng
khích lệ, đã khai trƣơng và thu hút du khách tham quan du lịch Động Tiên Sơn,
thác Tác Tình, một số điểm bản văn hoá du lịch cộng đồng nhƣ: Pa Pe, Nà Cà, Sì
Thâu Chải… đã thu hút một số du khách nƣớc ngoài đến thăm quan du lịch. Sự
phát triển du lịch cộng đồng của các bản dân tộc Thái, Dao, Lào, Lự của các xã
trong huyện đã phát triển các nghề truyền thống nhƣ: thêu dệt, thổ cẩm, sản xuất
hàng mây, tre đan… Cung cấp cho thị trƣờng và du lịch. Đáng lƣu ý hiện nay,
tỉnh đã cấp phép đầu tƣ du lịch cho Công ty Pu sam cáp đầu tƣ vào (Cổng trời,
8
đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn) dự kiến doanh nghiệp này sẽ đầu tƣ hàng chục tỷ
đồng để khai thác tiềm năng du lịch dãy Hoàng Liên Sơn trong thời gian tới.
Với những tiềm năng, lợi thế nêu trên trong tƣơng lai gần Tam Đƣờng sẽ
là điểm đến và là điểm “Dừng chân” để đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và
ngoài nƣớc. Để có sự phát triển toàn diện, Tam Đƣờng cũng rất cần có một môi
trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi trên cơ sở các chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc, sự quan tâm của Tỉnh và sự cố gắng nỗ lực của huyện cùng với sự ủng hộ,
hỗ trợ của các cấp các ngành, cơ quan Truyền thông đại chúng tạo điều kiện cho
Tam Đƣờng đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và phát triển trong thời gian tới.
Nhƣ vậy, việc xây dựng các tuyến đƣờng đảm bảo nhu cầu đi lại, vận
chuyển hành khách và hàng hóa sẽ góp phần không nhỏ đến sự phát triển chung
của địa bàn huyện.
1.3. Đặc điểm mạng lƣới giao thông trong khu vực
Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông đƣờng bộ đƣờng quốc lộ 4D,
đƣờng quốc lộ 32. Ngoài ra còn có các hệ thống đƣờng huyện, liên xã có mặt
đƣờng bê tông, một số tuyến còn là đƣờng đất. Nhìn chung, mạng lƣới đƣờng hiện
tại vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách trên địa bàn huyện
song trong một vài năm tới khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển cao hơn thì mạng
lƣới đƣờng trong khu vực sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nữa.
Tuyến đƣờng nối thị trấn Tam Đƣờng với xã Bình Lƣ sau khi đƣợc xây
dựng sẽ trở thành cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội của các xã trong khu vực.
Với những đặc điểm về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, Kinh tế - Xã
hội và hệ thống đƣờng giao thông cũng nhƣ điều kiện vật liệu xây dựng nhƣ trên,
việc thiết kế xây dựng tuyến đƣờng giao thông nối thị trấn Tam Dƣơng với xã
Bình Lƣ cần thiết và không có khó khăn, vƣớng mắc gì đặc biệt.
9
1.4. Hƣớng phát triển của vùng
Căn cứ vào những nguồn lực và lợi thế của địa phƣơng, huyện Tam
Đƣờng xác định: Phấn đấu trong giai đoạn 2011 đến 2020 đẩy nhanh tốc độ tăng
trƣởng bình quân chung là 6,4%. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các ngành nông
nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ và du lịch, coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng và
phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội
gắn với bảo vệ môi trƣờng và củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn. Phấn
đấu đƣa Tam dƣơng trở thành huyện có nền kinh tế mạnh của tỉnh, là một trung
tâm kinh tế - xã hội ở phía Đông Bắc Lai Châu vào 2020, dẫn đến nhu cầu phát
triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật nhƣ giao thông, năng lƣợng…là tất yếu.
10
Chƣơng 2
THIẾT KẾ BÌNH ĐỒ TUYẾN ĐƢỜNG
2.1. Xác định cấp hạng kỹ thuật của tuyến thiết kế
Cấp hạng kỹ thuật của tuyến đƣờng thể hiện mức độ hoàn thiện về mặt kỹ
thuật trong xây dựng cũng nhƣ trong phục vụ công tác vận chuyển. Vì vậy, để
tiến hành thiết kế cụ thể một tuyến đƣờng thì trƣớc tiên phải tiến hành xác định
cấp hạng đƣờng nhằm đảm bảo một cách tốt nhất các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
trong xây dựng cũng nhƣ khai thác, sử dụng tuyến đƣờng này.
Việc xác định cấp hạng kỹ thuật của đƣờng dựa trên các cơ sở sau:
- Chức năng của mỗi tuyến đƣờng.
- Lƣu lƣợng xe thiết kế và vận tốc thiết kế.
- Khả năng đầu tƣ vốn xây dựng.
Điều kiện địa hình, địa chất nơi triển khai dự án.
Theo điều tra khảo sát thiết kế và qua xử lý số liệu bằng phƣơng pháp
thống kê, lƣu lƣợng các thành phần xe tham gia trên tuyến nhƣ sau:
Lƣu lƣợng xe chạy năm đầu tiên khai thác : N = 612 (xe/ngày đêm).
Thành phần xe chạy:
- Xe con : 12%
- Xe tải 2 trục:
+ Xe tải trọng trục 4T : 23%
+ Xe tải trọng trục 8T : 42%
- Xe tải 3 trục:
+ Xe tải trọng trục 10T : 8%
- Xe buýt:
+ Xe buýt nhỏ (dƣới 25 chổ) : 3% (có tải trọng trục 4T)
+ Xe buýt lớn : 12% (có tải trọng trục 8T)