Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Iết Kế Cải Tiến Hệ Dẫn Động Cơ Khí Máy Phay Mộng Đơn Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Chuyển Giao Công Nghệ Rừng Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ là một trong những loại nguyên liệu được con người sử dụng từ rất
sớm. Gỗ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ lợi ích cho
con người, như gỗ sử dụng làm đồ dân dụng, sử dụng trong giao thông vận tải,
xây dựng, công nghiệp…
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng
tăng lên nhưng rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp. Vì vậy cần phải đẩy mạnh
phát triển gỗ rừng trồng và sử dụng gỗ có hiệu quả gỗ rừng trồng.
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả gỗ rừng trồng là vấn đề cần được quan
tâm. Để thực hiện được mục đích này thì phải đi sâu vào các hướng nghiên
cứu: Tìm nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, đổi mới công
nghệ, thiết bị sản xuất…Như vậy trong nhiều biện pháp nâng cao tỉ lệ lợi dụng
gỗ nhưng một trong những biện pháp quan trọng nhất là đổi mới công nghệ,
thiết bị sản xuất chế biến gỗ và tạo ra nhiều vật liệu mới từ gỗ. Ngành chế biến
lâm sản đã quan tâm đến công nghệ sản xuất vật liệu mới từ gỗ đó là ngành sản
xuất ván nhân tạo với các loại ván chủ yếu như: Ván dăm, ván dán, ván ghép
thanh… Để sản xuất ra được những sản phẩm ván nhân tạo này cần phải thiết
kế, cải tiến máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động là hết sức quan trọng.
Trong các loại ván nhân tạo kể trên thì ván ghép thanh được sử dụng rộng rãi
hơn cả vì nó có ưu điểm là tận dụng được tối đa gỗ và được sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau.
Máy phay mộng ngón là một trong những máy thuộc dây chuyền sản
xuất ván ghép thanh nó ở công đoạn trung gian gia công mộng các thanh gỗ để
ghép thành ván. Máy phay mộng ngón có rất nhiều cơ cấu, bộ phận khác nhau,
mỗi bộ phận có một nhiệm vụ nhất định, trong đó hệ dẫn động cơ khí đóng vai
trò quan trọng vì nó dẫn động cho máy làm việc. Để góp phần làm tăng năng
suất lao động, phục vụ tốt cho dây chuyền sản xuất ván ghép thanh, tôi xin thực
hiện đề tài:“Thiết kế, cải tiến hệ dẫn động cơ khí máy phay mộng ngón tại
2
trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và chuyển giao công nghệ rừng trƣờng
Đại học Lâm nghiệp”.
Mục tiêu của đề tài
Khảo sát đánh giá máy phay mộng ngón tại trung tâm nghiên cứu, thực
nghiệm và chuyển giao công nghệ rừng.
Thiết kế, cải tiến hệ dẫn động cơ khí máy phay mộng ngón, thiết bị được
thiết kế hệ thống dẫn động cho bàn gá phôi nhằm làm việc một cách hiệu quả
an toàn và năng suất lao động.
Nội dung chủ yếu của đề tài
Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương II: Lựa chọn phương án thiết kế
Chương III: Tính toán thiết kế
Chương IV: Sơ bộ hoạch toán giá thành và hướng dẫn sử dụng máy
Kết luận và kiến nghị
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp kế thừa kết hợp với khảo sát thực tế để làm cơ sở tính toán
thiết kế.
Dựa trên lý thuyết môn học cơ sở: Nguyên lý máy, chi tiết máy, cơ học
lý thuyết, sức bền vật liệu và các môn chuyên môn: Máy lâm nghiệp, sữa chữa
máy
Phạm vi của đề tài:
Vói giới hạn là đề tài tốt nghiệp của sinh viên, tôi chỉ đi tính toán thiết kế
hệ dẫn động cơ khí cho bàn gá phôi còn các thiết bị khác xem như kế thừa của
máy hiện có
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình công nghệ chế biến gỗ hiện nay.
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên rừng phong phú đa dạng,
với nhiều loại lâm sản có giá trị cao. Rừng ngoài tác dụng bảo vệ môi trường,
nó còn cung cấp nhiều loại gỗ quý. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống con người: Rừng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân và cung
cấp lâm sản cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Do hậu quả của chiến tranh tàn phá, nạn du canh du cư, đốt rừng làm rẫy,
khai thác bừa bãi làm cho rừng bị cạn kiệt, vốn rừng bị lạm dụng rừng tự
nhiên bị giảm nhanh.
Vì vậy ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta đã và đang đứng trước
những thách thức vô cùng to lớn: Nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên ngày
càng khan hiếm, không đáp ứng đủ được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của
ngành chế biến gỗ. Do đó nguyên liệu từ gỗ rừng trồng là giải pháp kịp thời
nhưng cũng chỉ giải quyết được vấn đề về số lượng, không đáp ứng được vấn
đề về chất lượng vì gỗ rừng trồng là những cây sinh trưởng nhanh nhưng độ
bền tư nhiên thấp. Một trong các giải pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, thì ngành chế biến lâm sản có thể đáp ứng có hiệu quả các mục tiêu
trên là ngành công nghệ sản xuất ván nhân tạo.
Ngành công nghệ sản xuất ván nhân tạo rất phù hợp với nguồn nguyên
liệu gỗ rừng trồng. Nó không đòi hỏi khắt khe về nguyên liệu (Ván dăm, ván
sợi,ván ghép thanh ), cải thiện được các tính chất của gỗ dùng làm nguyên liệu
(ván dán, ván ghép thanh ), đồng thời có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu
quả sử dụng của sản phẩm. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu tạo ván
nhân tạo từ các nguyên liệu khác nhau: Bồ đề, trám trắng, keo lá tràm, keo tai
tượng, cao su…
Ván nhân tạo gồm: Ván dăm, ván sợi, ván dán, ván ghép thanh. Mỗi loại
ván có công nghệ sản xuất khác nhau, có tính chất cơ lý cũng như công dụng
4
khác nhau. Ván dăm thì tận dụng tối đa gỗ rừng trồng vì gỗ được băm nhỏ
nhưng cơ tính kém và không chịu được nhiệt độ môi trường cao và độ ẩm cao.
Ván ghép thanh thì ngược lại, tuy nó không tận dụng tối đa gỗ nhưng lại chịu
được độ ẩm và đặc biệt là nó có thể tạo đa dạng các sản phẩm nội thất vì vậy
công nghệ sản xuất ván ghép thanh đã và đang ngày càng phát triển.
Hiện nay công nghệ chế biến gỗ rất phát triển, với những loại hình máy
móc được nhập từ những nước phát triển như: Đức, Thuỵ Điển, Italia. Do đó
năng suất lao động cao, đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng tối đa gỗ, mẫu mã đẹp
đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
1.2. Sự ra đời và phát triển công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
1.2.1. Trên thế giới
Ván ghép thanh là loại hình sản xuất ván nhân tạo nó xuất hiện từ năm
1950 của thế kỷ 20. Năm 1950 ván ghép thanh có tên chung là Laminated
board xuất hiện đầu tiên tại Mỹ nhưng nó chỉ được phát triển mạnh sau 1970.
Với những ưu điểm vượt trội của mình nó đã và đang phát triển mạnh trên toàn
thế giới. Hiện nay Châu Âu là nơi có tốc độ phát triển mạnh nhất về cả chất
lượng cũng như số lượng. Người Châu Âu luôn đi đầu về công nghệ sản xuất,
tiếp đó là đến Châu Mỹ, Tại Châu Á đi đầu là Nhật Bản đây là nước sản xuất
ván ghép thanh nhiều nhất.
1.2.2 Việt Nam
Còn ở Việt Nam, sau 1985 ván ghép thanh được sản xuất đầu tiên tại
công ty Satimex Thành phố Hồ Chí Minh. Dần dần các tỉnh phía Nam cũng đã
và đang phát triển mạnh mẽ do các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công
nghệ mới vào sản xuất. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm ngày càng tốt mẫu
mã đa dạng nên sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng được thị trường
trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, chủ yếu là nguyên liệu cho hàng
mộc xuất khẩu và là nguồn thu nhập ngoại tệ rất lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Các tỉnh phát triển mạnh như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
5
Nai, Bình Định… các doanh nghiệp của miền Nam chủ yếu sản xuất ván ghép
thanh dùng đồ mộc từ gỗ cao su và gỗ thông.
Còn ở miền Bắc, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ sản xuất ván
ghép thanh là công ty Lâm sản Yên Bái (sản xuất chủ yếu ở dạng Laminated
Board và dạng Diect Joint). Tuy các tỉnh miền Bắc ứng dụng công nghệ sau
nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Một số doanh nghiệp đã và đang được xây
dựng đều kinh doanh có hiệu quả như: Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định,
Công ty Cổ phần Lâm sản Quảng Ninh, nhà máy gỗ Vinafor Hà Nội… sản
phẩm của họ ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường trong nước
cũng như quốc tế. Trong khi các doanh nghiệp miền Nam chủ yếu sản xuất từ
gỗ cao su thì các doanh nghiệp miền Bắc sản xuất ván ghép thanh dùng cho đồ
mộc từ gỗ thông và gỗ keo là chủ yếu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ta
hiện nay đã có sự quan tâm nhiều tới cả hai mặt chất lượng sản phẩm cũng như
số lượng sản phẩm. Để đạt được điều đó việc cải tiến thiết bị để nâng cao sản
lượng là vấn đề được quan tâm.
Với trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và chuyển giao công nghệ rừng
trường Đại học Lâm nghiệp thì đã ứng dụng công nghệ dây chuyền ván ghép
thanh tiên tiến của các nước phát triển để phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa
học ở nhiều cấp độ khác nhau cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong trường.
1.3. Quy trình sản xuất ván ghép thanh
1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh tại một số cở sở sản
xuất
Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh nói chung gồm nhiều khâu
công nghệ từ nguyên liệu, cắt khúc,… Xử lý sản phẩm. Sơ đồ công nghệ sản
xuất ván ghép thanh được biểu diễn như hình 1:
6
Hình 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
Công nghệ sản xuất ván ghép thanh gồm rất nhiều công đoạn nhưng
công đoạn ép ván là quan trọng nhất vì nó quyết định đến chất lượng của ván,
cũng như tạo thành khuôn hình của ván.
Sau đây là một số hình ảnh và thiết bị sản xuất ván ghép thanh tại một số
nhà máy xí nghiệp chế biến gỗ hiện nay.
Ví dụ một số hình ảnh máy móc của quy trình công nghệ sản xuất ván ghép
thanh tại nhà máy Vinafor Hà Nội:
Hình 2: Máy xẻ thanh Hình 3: Máy bào hai mặt
Nguyên liệu Cắt khúc Xẻ ván
Xẻ thanh Sấy ván
Tráng Xếp
Xử lý sản phẩm Ép ván
Gia công thanh
Cắt ngang
7
Hình 4: Máy phay mộng ngón Hình 5: Máy tráng keo
Hình 6: Máy bào bốn mặt Hình 7: Máy ghép dọc
Hình 8: Máy ghép ngang Hình 9: Máy ép