Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hướng dẫn quản lý tổ chức lễ hội truyền thống ở cơ sở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
^ TÉSÉdi .
T ^ V
HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ, TỔ CHỨC
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
Ồ Cd s ể
- ì
HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ, TỔ CHỨC
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
ỏ CO Sỏ
Chủ tịch H ội đồn g
PGS. TS. NGUYỄN THẾ KỶ
P hó Chủ tich H ội đ ồn g
TS. HOÀNG PHONG HÀ
HỘI ĐỔNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
T hành v iên
TRẦN QỤỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO
Mã sô": -
3.39
CTQG-2015
PHẠM LAN OANH - NGUYỄN HOÀNG
HƯỚNG DẪN
QUẢN LÝ, TỔ CHỨC
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
ỗ C0 sể
NHÀ XUẤT BÀN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
Hà Nội-2015
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Lễ hội truyền thông là một loại hình sinh hoạt
cộng đồng đã và đang chiếm vỊ trí quan trọng trong đời
sông văn hóa - xã hội Việt Nam không chỉ bởi có sô"
lượng đông đảo người tham gia, mà còn đang bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thông của dân tộc.
Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của nưốc ta, văn hóa
truyền thông nói chung, trong đó có lễ hội truyền thõíng
đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đòi
sông văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực, có không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã
hội cần phải nhìn nhận lại và tìm cách khắc phục để
những khuôn diện tinh hoa của lễ hội truyền thống được
đẩy mạnh và phát huy, khắc phục dần các hạn chế, tiêu
cực của lễ hội trong đòi sõng xã hội đương đại.
Đe cung cấp thêm tư liệu giúp cho cán bộ làm
công tác văn hóa ở cơ sở trong công tác quản lý, tổ
chức lễ hội truyền thông, Nhà xuất bản Chính trị
quôh gia - Sự thật xuất bản cuô"n sách H ư ớng d ẫ n
q u ả n lý, tô ch ứ c lễ h ôi tru y ề n th ô n g ở cơ sở của
TS. Phạm Lan Oanh và TS. N guyễn Hoàng.
Nội dung cuô'n sách gồm hai chương, cung cấp tư
liệu, kiến thức chung về lễ hội truyền thông ỏ Việt
Nam từ loại hình, giá trị lễ hội và thực trạng quản lý,
tổ chức lễ hội hiện nay ở cơ sở; về nguyên tắc, quy trình
quản lý, tổ chức lễ hội truyền thông và một số văn bản
quản lý nhà nước về lễ hội truyền thông.
Xin giới thiệu cuô’n sách cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
NHÀ XUẤT BẦN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - sự THẬT
Chương I
N H Ữ N G VẤN Đ Ể C H UNG VỀ l Ễ h ộ i
1. Khái niệm lế hội
Lễ hội là một hiện tượng văn hoá dân gian tổng
thể, “là một hình thức diễn xướng tâm linh”. Tính
tổng thể của lễ hội không phải là thực thể “chia
đôi” như người ta quan niệm mà nó hình thành
trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó
(thường là tôn thò một vị thần linh - lịch sử hay
một thần linh nghề nghiệp nào đó) rồi từ đó nảy
sinh và tích hỢp các hiện tượng văn hoá phái sinh
để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội
phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần
phát sinh tích hợph
Lễ hội là sinh hoạt ván hóa gắn với đòi sống
tinh thần của cư dân sông trên dải đất Việt Nam
hàng ngàn năm nay. Trong một năm, thường vào
1. Xem Ngô Đức Thịnh: “Mấy nhận thức về lễ hội cổ
truyền”, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, sô 11-1999, tr.37.
những thòi khắc nhất định thuộc mùa Xuân và
mùa Thu, khắp nơi tưng bừng không khí lễ hội. Dù
ở miền núi cao, đồng bằng hay hải đảo xa xôi, mỗi
khi cộng đồng tổ chức lễ hội là dịp người người,
nhà nhà náo nức đón chờ và hưởng ứng. Đồng bào
các dân tộc thiểu sô" hay người Kinh, cũng đều có
chung tâm trạng hưng phấn cộng đồng này. Lễ hội
cũng có thể diễn ra ở những nơi cụ thể nào đó vào
mùa Hạ hoặc mùa Đông. Tuy nhiên, những thời
điểm đó không phổ biến bằng lễ hội mùa Xuân,
mùa Thu. cổ nhân đã tổng kết quy luật gắn với tứ
thời bát tiết trong năm; Xuân sinh, Hạ trưởng,
Thu liễm, Đông tàn, cũng cho ta những thông tin
gần gũi với vòng quay mùa màng, chu trình sinh
trưởng của cây trồng (và phần nào đúng với vật
nuôi, vạn vật... ỏ lớp nghĩa khác). Hiểu theo nghĩa
rộng, tổng kết trên cũng chẳng xa với vòng đòi của
mỗi người có sinh, trụ, dị, diệt hay sinh, lão, bệnh,
tử. Và, thời gian trôi đi, không gian thay đổi,
nhưng vòng tuần hoàn vũ trụ vẫn chuyển luân và
mùa đến, mùa đi, kế nối dài vô cùng vô tận. Bởi
thế, khát vọng trường sinh, sự tưng bừng náo
nhiệt sẽ mãi mãi xoay vòng cùng con người và đất
trời, để cho lễ hội cứ đến hẹn là gặp, cứ đến dịp là
vui mừng náo nức y như ngày xửa ngày xưa cho tối
tận bây giò và mai sau.
Thòi gian lễ hội là thời gian thư giãn nghỉ ngơi,
nhịp dừng thú vị để chu kỳ mới đưỢc hình thành.
8
Lễ hội, theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên là
mùa Ning Nơng, đưỢc Ăn năm uống tháng. Người
Việt cổ truyền cũng quan niệm rằng Tháng Giêng là
tháng ăn chơi, tháng hai trồng đậu, tháng ha trồng
cà... Lễ hội mùa Xuân tuy trời vẫn còn chút se lạnh
của mùa Đông, nhưng đã tràn đầy cái nồng nàn ấm
áp của một mùa mới, năm mới đầy hứa hẹn.
Tháng tám mùa Thu, gió heo may, cây trái cho
thu hoạch, quả ngọt trĩu cành, nắng vàng óng ả,
mùa cô"m mới, trẻ em trông trăng đón Trung Thu,
người già trông trăng nhìn thòi tiết đoán kết quả
thu hoạch mùa màng, trai gái vui đối đáp giao
duyên... tất cả đều hòa chung với đất trời mênh
mang rộng mở. Bởi thế chăng, mà mùa Thu lễ hội
cho ta không khí gần gũi, thấm đưỢm, hữu tình!
Lễ hội đưỢc đánh giá là hoạt động cộng đồng đa
màu sắc, hấp dẫn lâu bền nhất trong tất cả các
sinh hoạt chung của mọi người dân. Tính tổng
hỢp, đa diện, đa dạng của các sinh hoạt gồm chứa
trong hoạt động lễ hội đưỢc các nhà nghiên cứu
văn hóa gọi đó là tính nguyên hỢp của văn hóa
dân gian/văn hóa dân tộc Việt Nam. Ây là bởi
những tinh túy, tinh hoa của Đất và Người đều tụ
hội về dịp lễ hội. Ây là bởi vì lễ hội nào cũng chứa
trong nó hạt nhân thiêng liêng với nhiều ước vọng
con người muôn gửi gắm tới tầng trên cao xanh
đầy huyền bí và gắn với lịch sử mấy ngàn năm
dựng nước, giữ nưốc của các thế hệ con người
Việt Nam. Tính thiêng trong lễ hội trở thành hạt
nhân quan trọng gắn kết cộng đồng thành một
khối thông nhất cùng chung ước vọng.
Ngày địa phương mở hội là ngày quan trọng
của cộng đồng, được gọi là vào đám, đóng đám. về
cơ bản, lễ hội truyền thông bao gồm phần lễ và
phần hội. Phần lễ thường diễn ra ở những nơi
trang nghiêm như: trong hoặc trưốc cửa đình, đền,
miếu, chùa,... mục đích là để giao tiếp với thần
linh sông núi, các vị thần tổ nghề, anh linh các vỊ
anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự
hội vồi dân làng. Lễ hội làng hội tụ sức mạnh
thiêng liêng của cả tròi đất, non sông, tổ tiên và
con cháu. Bởi thế, trong dịp lễ hội, thông qua các
nghi thức tín ngưỡng tôn giáo để ước mong nối sỢi
dây giao cảm giữa Thần - Người - Cộng đồng và
thể hiện nguyện vọng của họ trong không gian và
thời gian thiêng liêng.
Phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn hóa của con
người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm
diễn ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng,
trên mặt nưốc ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,...
Lễ hội rất có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
Thông qua lễ hội, các giá trị truyền thống của làng
quê như ý thức về cội nguồn, tổ tiên dân tộc, tưởng
nhớ các anh hùng dân tộc,...; ý thức về đồng loại,
cố kết con người trong cộng đồng, ý thức giữ gìn
10
nét đẹp thuần phong mỹ tục của cộng đồng đưỢc
gia tăng, củng cố. Con người trong thời điểm diễn
ra lễ hội dường như hòa đồng, xích lại gần nhau
hơn, giao lưu cởi mở chân thành hơn. Lễ hội cũng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa
phương, là sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo thu
hút du khách gần xa.
Tóm lại, đối với người dân, tổ chức lễ hội hằng
năm là nhu cầu thiết yếu, một đòi hỏi tinh thần
nhằm đến đích:
- Tưởng nhố công đức các vỊ anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa, các liệt sĩ, các bậc tiền bốì đã
có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh
thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham
quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh
quan thiên nhiên và các nhu cầu đa dạng chính
đáng khác của nhân dân.
Tuy thế, lễ hội cũng có những hạn chế nhất
định, đó là những hệ lụy phái sinh do chúng ta
nhận thức chưa đúng về lễ hội khiến giá trị đích
thực của lễ hội bị mất đi hoặc giảm sút, sai lệch,
méo mó. Xu hướng thương mại hóa lễ hội, lãng
phí, thậm chí dung tục hóa lễ hội đi cùng với tệ
nạn bói toán, cờ bạc, hiện đại hóa lễ hội vô căn cứ,
lợi dụng lễ hội để trục lợi diễn ra khá thường
11
xuyên ỏ những mức độ khác nhau gây ra sự ô
nhiễm môi trường nhân văn và môi trường sinh
thái ở phạm vi rộng lớn.
2. Môt sô khái niệm liên quan đến lể hội
a) Tính thiêng
ơ các làng xã, việc thờ cúng thần linh đưỢc coi
là quan trọng và linh thiêng, luôn gắn với lễ hội
một cách chặt chẽ, nó đưỢc hòa quyện vào các
hành động của lễ hội, nhằm củng cố tâm linh, tín
ngưỡng của cộng đồng, là sỢi dây liên kết giữa
thần linh và con người ở làng xã^
Theo Từ điển tiếng Việt, thì thiêng-. “Có phép lạ
làm đưỢc những điều khiến người ta phải kính sỢ,
theo mê tín” và thiêng liêng-. “ĐưỢc coi là cao quý,
đáng trân trọng hơn hết”^.
Yếu tô" thiêng là hạt nhân cốt lõi của mỗi lễ hội.
Nhân dân tin tưởng những người/vật/đồ vật đó đã
trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ
cho họ trong những khía cạnh mà sinh thời ngưòiy
vật/đồ vật đó đã thực hành: chữa bệnh, làm nghề
1. Xem Đặng Nghiêm Vạn: “Lễ hội - Thái độ ứng xử xưa
và nay”, trong sách Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội
hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.275-282.
2. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà
Nắng - .Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng,
2009, tr.909.
12
sản xuất, đánh giặc... mà còn có thể giúp họ vượt
qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn
của đời sông. Chính tính "thiêng" ấy đã trở thành
chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời
điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy
vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến.
ơ mỗi một di tích, lễ hội, người dân bao giờ cũng
phải tìm ra đưỢc một lý do mang tính "thiêng" nào
đó của vị “Thần thánh”. Đó là người anh hùng đánh
giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức
được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người
anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng
có khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người
chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi
nữa; dân vớt lên, chôn cất, hiển linh, đưỢc dân thờ
phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm
ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng,
vối nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác (có người
chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương,
có người trị thủy, có người đánh giặc...).
b) Kiêng, kỵ, hèm
Để tính thiêng trong lễ hội luôn được giữ gìn,
củng cố, người xưa đã nhận ra hạt nhân quan
trọng này luôn luôn cần có chê độ bảo vệ lâu dài.
Một trong những phương cách bảo vệ hữu hiệu
đưỢc sự chấp thuận của cộng đồng trong lịch sử tới
ngày nay chính là những kiêng, kỵ, hèm.
13
Chính người nông dân với quan niệm có thờ có
thiêng, có kiêng có lành đã góp phần tồn lưu
những kiêng kỵ, hèm tục trong đòi sống của họ.
Họ bị những điều kiêng kỵ của thế hệ trước quy
định và điều chỉnh trong mọi hoạt động thường
ngày và cũng chính họ là lực lượng tiếp tục duy trì
và phổ biến những điều kiêng kỵ đó cho thế hệ nốì
tiếp. Hành trình này lâu dần trở thành tập quán.
- Kiêng
Kiêng là sự dè chừng, cảnh giác của mọi người
trong cộng đồng đôl với những sự vật, hiện tượng
diễn ra trong cuộc sống. Kiêng giúp người ta sốhg
an toàn hơn nhờ những lời cảnh báo/khuyên nhủ
của thế hệ tiền nhân.
-K ỵ
Kỵ cũng là sự tránh né, dè chừng nhưng
được diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Như vậy,
trong sự kỵ đã bao hàm cả những yếu tố kiêng.
Kỵ còn đưỢc hiểu là cấm kỵ - nghiêm cấm
không đưỢc vi phạm. Nếu cố làm trái đi, người
đó sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu. Thông
thường, những điều cần kiêng trong cuộc sông
diễn ra nhiều và phổ biến hơn những điều cần
kỵ. Người ta thường kiêng một số vật và đồ vật
nhất định, ví dụ như kiêng mang đồ vật sắc
nhọn, vũ khí theo mình. Bên cạnh đó, một số
đôl tưỢng là người và vật cũng thuộc loại phải
kiêng như người mới có tang, phụ nữ trong thời
14
gian mang thai, những người làm nghề giết mổ.
Một sô" hành động trong ăn uô"ng, sinh hoạt, lao
động sản xuất, vui chơi, tế tự cũng bị kiêng né
khá cụ thể. Việc kiêng gọi tên húy của các vị
thần, vua chúa, tổ tiên, người cao tuổi trong
dòng họ... cũng đưỢc thực hành với thái độ
nghiêm cẩn và đề phòng rất thận trọng.
Từ thực tế cuộc sông, những kiêng kỵ thường
gặp được người dân xử lý uyển chuyển bằng cách
nói lái, nói chệch hoặc tìm từ đồng nghĩa thay thế
cho những từ cần phải tránh là điều rất phổ biến.
Ví dụ: Con cháu kiêng không nói tên ông bà,
cha mẹ. Nếu trong cuộc sông thường ngày có
những tiếng trùng với tên của các bậc này, con
cháu sẽ gọi tránh đi, hoặc tìm một tiếng đồng
nghĩa để thay vào. Chẳng hạn Thanh Đàm đưỢc
gọi là Thanh Trì, thịt đông gọi là thịt đặc, hoàng
gọi là huỳnh, hoa gọi là huê, xuân gọi là xoan, quả
bưởi gọi là quả bòng, V.V..
Đối với tổ tiên là các vị đã khuất, sự kiêng tên
càng đưỢc giữ gìn hơn. Khi con cháu làm một điều
gì không phải, bị người khác gọi tên ông bà, cha
mẹ đã khuất ra mà réo chửi thì bị coi là một điều
tủi hổ, sỉ nhục cho gia đình và dòng họ, có thể gây
nên thù oán sâu đậm. Để tránh cho người khác
khỏi xúc phạm đến tổ tiên mình, mọi người đều
giữ gìn trong điều án nếp ở, cố làm sao không gây
bất cứ sự đụng chạm nào.
15