Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn 10
MIỄN PHÍ
Số trang
126
Kích thước
630.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
742

Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn 10

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH

TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH TÂM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH

TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt

MÃ SỐ: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Hoàn

Thái Nguyên - 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực

và chưa từng được ai công bố ở bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận văn:

Bùi Thị Thanh Tâm

XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trọng Hoàn - người

thầy đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại

học trường ĐHSP Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong quá

trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Yên Lập

(huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), những người thân trong gia đình, bạn bè đã

giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, ngày…tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn:

Bùi Thị Thanh Tâm

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iii

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ...................................................................................................i

Lời cảm ơn......................................................................................................ii

Mục lục ..........................................................................................................iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt...........................................................iv

MỞ ĐẦU.........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................13

5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................13

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................14

7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................14

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................15

1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................15

1.1.1. Dạy học tự học...................................................................................15

1.1.2. Truyện Kiều và những điểm cần lưu ý khi dạy học Truyện Kiều ........34

1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................39

1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi hướng dẫn học sinh tự học các

đoạn trích Truyện Kiều ................................................................................39

1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong

chương trình Ngữ văn 10 ở trường trung học phổ thông ..............................41

Chương 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH

TRUYỆN KIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10....................60

2.1. Giới thiệu khái quát các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình

Ngữ văn 10 (hiện hành) ...............................................................................60

2.1.1. Đoạn trích Trao duyên .......................................................................60

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

v

2.1.2. Đoạn trích Nỗi thương mình...............................................................60

2.1.3. Đoạn trích Chí khí anh hùng ..............................................................60

2.1.4. Đoạn trích Thề nguyền .......................................................................61

2.2. Những căn cứ để xây dựng cách thức hướng dẫn học sinh tự học các

đoạn trích Truyện Kiều ................................................................................61

2.2.1. Đặc điểm nhận thức, tâm lí và khả năng tổ chức hoạt động học tập

của học sinh trung học phổ thông ................................................................61

2.2.2. Định hướng dạy học của lí luận dạy học hiện đại...............................63

2.2.3. Đặc điểm của bài học.........................................................................64

2.3. Một số cách thức hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều.....65

2.3.1. Hướng dẫn học sinh tự học thông qua hệ thống câu hỏi trong tiến

trình bài học.................................................................................................65

2.3.2. Xây dựng hình thức tổ chức hoạt động của học sinh ..........................76

2.3.3. Hướng dẫn học sinh tự học bằng việc đa dạng hóa các hình thức

luyện tập sáng tạo ........................................................................................86

2.4. Điều kiện để thực hiện các cách thức hướng dẫn tự học mà luận văn

đề xuất.........................................................................................................90

2.4.1. Về phía giáo viên...............................................................................90

2.4.2. Về phía học sinh ................................................................................90

Chương 3. THIẾT KẾ VÀ DẠY THỰC NGHIỆM ...................................92

3.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................92

3.2. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................92

3.3. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................92

3.4. Cách thức thực nghiệm .........................................................................92

3.5. Bài soạn thực nghiệm Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của

Nguyễn Du ..................................................................................................93

3.5.1. Nội dung bài soạn ..............................................................................93

3.5.2. Thuyết minh thiết kế........................................................................107

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

vi

3.6. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm............................................109

3.6.1. Biệp pháp đánh giá ..........................................................................109

3.6.2. Hướng đánh giá ...............................................................................109

3.6.3. Kết quả thực nghiệm và đối chứng...................................................110

3.6.4. Nhận xét, đánh giá ...........................................................................111

3.7. Kết luận chung về thực nghiệm...........................................................111

KẾT LUẬN.................................................................................................112

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................114

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ

THPT Trung học phổ thông

GV Giáo viên

HS Học sinh

SGK Sách giáo khoa

NXB Nhà xuất bản

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Con người tự học sáng tạo – vấn đề cốt lõi của chiến lược giáo dục

thời đại

Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa

học, kĩ thuật, hội nhập và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (tạo cơ hội để tiếp cận xu thế

mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ những nguồn

lực bên ngoài, tạo cơ hội để phát triển giáo dục) nhưng cũng đem lại không ít

những khó khăn, thách thức (nguy cơ tụt hậu xa hơn, những khoảng cách kinh

tế, tri thức, giáo dục ngày càng gia tăng). Đối với nước ta, những khó khăn

càng lớn hơn nữa. Việt Nam mới bước vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, nghĩa là phải thực hiện 2 cuộc cách mạng cùng một lúc để từ nền văn

minh nông nghiệp tiến lên văn minh công nghiệp và tiến thẳng đến nền văn

minh trí tuệ. Xuất phát điểm của ta về kinh tế, khoa học và công nghệ còn rất

thấp, vốn đầu tư cho sự nghiệp đổi mới còn hạn chế (đầu tư cho giáo dục bình

quân đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới

(2002)). Dân tộc ta phải giải quyết một bài toán cực kì khó khăn: “Làm thế nào

để tăng tốc độ phát triển nhanh và bền vững từ một đất nước nghèo?”.

Đứng trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra phương hướng

phát triển của đất nước. Đó là khơi dậy và phát huy nội lực, trên cơ sở đó thu

hút ngoại lực. Nội lực hàng đầu chính là nội lực ở con người Việt Nam. Định

hướng này đã đặt ra yêu cầu mới cho Giáo dục. Giáo dục không phải đào tạo

ra những con người “thừa hành và thừa hành sáng dạ” như thời kì xã hội

trước mà giáo dục phải hướng tới tạo ra những con người tự chủ, năng động,

sáng tạo, những con người mới của thế kỉ mới.

Luật Giáo dục 2005 đã đưa ra yêu cầu cụ thể cho giáo dục thời đại.

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

2

sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng

thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (điều 5 trang 13 - 14).

Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước lại vạch ra những

hướng đi sát thực.

Phân tích tình hình, nhận định những thuận lợi, khó khăn của đất nước,

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Quyết định số 711/QĐTTg ngày

13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đưa ra nhiệm vụ cụ thể sau:

“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn

luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng

lực tự học của người học”. Điều đó cho thấy rõ ràng Đảng và Nhà nước ta đã

coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong

chiến lược giáo dục đào tạo của đất nước. Như vậy, khi xã hội càng phát triển

yêu cầu đối với mỗi cá nhân càng cao. Vai trò của Giáo dục và Đào tạo nói

chung và Giáo dục phổ thông nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong

việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn đào tạo được con người tự

chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào khơi

dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách tự chủ, năng

động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường.

1.2. Dạy học hướng vào hoạt động tự học của HS là vấn đề mấu chốt, căn

bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Xã hội loài người đã có thời kì rất trì trệ, tri thức khoa học được coi như

những chân lí bất biến. Giáo dục khi đó bằng lòng với việc đào tạo những con

người “thừa hành”, những con người biết nghe theo lời dạy của cha ông.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ của khoa học kĩ thuật, công

nghệ thông tin, thế kỉ của bùng nổ tri thức khoa học. Nhiều thông tin nhanh

chóng trở nên lạc hậu và nhiều thông tin mới xuất hiện, phát triển theo cấp độ

nhân. Con người không thể lĩnh hội kịp nếu chỉ tiếp thu thụ động. Giáo dục

theo lối truyền thống trở thành lực cản cho xã hội. Đổi mới phương pháp dạy

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

3

học được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Như lời của GS. Phan Trọng Luận

đã kêu gọi: “Nhất thiết chúng ta phải đi tiếp, không phải chỉ vì đó là con

đường đã đi hoặc đang đi của các nước tiên tiến mà còn là đòi hỏi cấp thiết

mấy chục năm nay của đời sống sư phạm nước ta” [33, tr.277]. Phương pháp

dạy học mới phải có tác dụng phát huy vai trò chủ động của chủ thể học sinh,

tích cực hóa hoạt động học tập của người học, làm cho học sinh độc lập suy

nghĩ, kích thích tư duy sáng tạo. Để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của

người học, có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó cốt lõi là hướng dẫn tự

học. Tự học là con đường đúng đắn người HS cần thiết phải đi trong hành

trình tìm kiếm chân lí. Có hình thành và phát triển, bồi dưỡng cho HS năng

lực tự học thì mới đem lại hiệu quả cho Giáo dục Đào tạo. Dạy học hướng

vào việc phát triển năng lực tự học cho HS được coi là chìa khóa vàng để giải

quyết bài toán nghịch lí giữa sự vô hạn của lượng thông tin tri thức và giới

hạn của tuổi học đường.

Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu một cách đúng đắn, không

phải là tăng hoặc giảm một số thủ pháp, biện pháp đã coi là đổi mới. Thực

chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát triển năng lực tự học cho

HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Có như vậy HS

mới nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới. Nó

giúp HS hiểu rõ bản chất sự việc một cách sâu sắc nhất. Một người HS tuy có

đủ điều kiện để học tập (thầy giỏi, tài liệu hay, phương tiện hỗ trợ hiện đại…)

vẫn không thể thành công nếu không có nỗ lực tự học, tự giác, sáng tạo. Tự

học là con đường khẳng định, con đường sống, con đường thành đạt cho

những ai có ý chí và khát vọng vươn lên.

1.3. Dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học các đoạn trích Truyện Kiều nói

riêng chưa thoát khỏi guồng quay của lối dạy học truyền thống

Do nhiều nguyên nhân mà thực tiễn việc dạy học tự học ở phổ thông nói

chung còn gặp rất nhiều khó khăn. Đối với dạy học Văn lại càng khó khăn

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!