Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG MAI QUYÊN
HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM THƠ THU CỦA
NGUYỄN KHUYẾN DƢỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG MAI QUYÊN
HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM THƠ THU CỦA
NGUYỄN KHUYẾN DƢỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Văn – Tiếng Việt
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng
Thái Nguyên – 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới GS.TS. Nguyễn
Thanh Hùng – ngƣời thầy đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn và khoa
Sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn
thành công trình khoa học này.
Tác giả luận văn cũng bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Mai Quyên
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ...................................................................................................................
Lời cam đoan ..................................................................................................................
MỤC LỤC ..................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................8
Chƣơng 1. THI PHÁP HỌC VÀ DẠY – HỌC.............................................................8
1.1. Khái niệm về thi pháp học ................................................................................. 8
1.2. Một vài đặc trƣng tiêu biểu của thi pháp văn học trung đại Việt Nam............ 10
1.2.1. Tính ƣớc lệ thẩm mĩ cổ điển ............................................................................ 11
1.2.2. Thời gian nghệ thuật và không gian trong văn học trung đại Việt Nam ......... 15
1.2.3. Thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam............................................... 21
1.2.4. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn chƣơng trung đại ................... 23
1.3. Nét đặc sắc về thi pháp trong thơ Nôm Đƣờng luật của Nguyễn Khuyến ...... 26
1.3.1. Quan niệm mới về con ngƣời trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến ...................... 26
1.3.2. Một không gian quê mộc mạc thanh bình. ...................................................... 30
1.3.3. Cảm thức thời gian tâm trạng đa chiều............................................................ 32
1.3.4. Nguyễn Khuyến sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình ....................... 33
1.4. Vận dụng thi pháp học để khám phá giá trị đích thực của tác phẩm văn
chƣơng. ....................................................................................................................... 36
Chƣơng 2. NHỮNG BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU CHÙM
THƠ THU DƢỚI GÓC ĐỘ THI PHÁP HỌC............................................................39
2.1. Những tri thức cơ bản về đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng ............................... 39
2.1.1. Quan niệm về đọc hiểu .................................................................................... 39
2.1.2. Nội dung đọc hiểu............................................................................................ 40
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ii
2.1.3. Tri thức đọc hiểu.............................................................................................. 41
2.1.4. Kĩ năng đọc hiểu .............................................................................................. 42
2.2. Thực trạng và những khuynh hƣớng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trƣờng
THPT hiện nay............................................................................................................ 45
2.2.1. Thực trạng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trƣờng THPT hiện nay ............ 45
2.2.2. Những khuynh hƣớng dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong trƣờng THPT hiện nay
46
2.3. Đọc hiểu Chùm thơ thu theo đặc trƣng thi pháp thể loại................................. 47
2.3.1. Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Khuyến trong Chùm thơ thu ........................ 47
2.3.2. Mĩ lệ hóa cảnh vật và ngôn ngữ bình dị trong Chùm thơ thu.......................... 48
2.3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong Chùm thơ thu ................................ 55
2.3.4. Biểu tƣợng cảm khái về đời và về bản thân tác giả trong Chùm thơ thu......... 60
2.3.5. Sự kết tình trong cấu trúc Chùm thơ thu.......................................................... 62
2.4. Đổi mới dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dƣới góc độ thi pháp.......................... 66
2.4.1. Lựa chọn tri thức cho bài Câu cá mùa thu ...................................................... 66
2.4.2. Vận dụng đọc hiểu Câu cá mùa thu để phân tích, bình giá tác phẩm. ............ 70
2.4.3. Phát hiện giá trị nhân văn của nội dung nghệ thuật và ý vị nhân sinh trong Câu
cá mùa thu................................................................................................................... 73
2.4.4. Xác định tiến trình đọc hiểu bài thơ Câu cá mùa thu...................................... 75
2.4.5. Học sinh phát triển và bổ sung tiến trình đọc hiểu bài thơ .............................. 76
2.4.6. Kiểm tra, đánh giá yêu cầu cần đạt.................................................................. 77
Chƣơng 3. Thực nghiệm dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dƣới góc nhìn thi pháp.........80
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................... 80
3.2. Địa bàn thực nghiệm........................................................................................ 80
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm.................................................................................... 80
3.4. Phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................... 80
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iii
3.5. Tiến trình thực nghiệm..................................................................................... 81
3.5.1. Thiết kế giờ dạy đọc hiểu Câu cá mùa thu dƣới góc nhìn thi pháp................. 81
3.5.2. Dạy thực nghiệm.............................................................................................. 98
3.5.3. Dạy đối chứng................................................................................................ 100
3.5.4. Đánh giá thực nghiệm.................................................................................... 106
3.5.5. Kết luận về quá trình thực nghiệm................................................................. 109
KẾT LUẬN................................................................................................................111
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ............................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................114
PHỤ LỤC ..................................................................................................................117
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. GS Giáo sƣ
2. GV Giáo viên
3. HS Học sinh
4. NXB Nhà xuất bản
5. SGK Sách giáo khoa
6. SGV Sách giáo viên
7 THPT Trung học phổ thông
8. TS Tiến sĩ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy - học là vấn đề đang thu hút đƣợc sự quan tâm,
chú ý của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Dạy học văn hƣớng tới
mục đích là HS lĩnh hội tri thức và giá trị văn chƣơng, yêu thích văn học và hình
thành một nhân cách sống tốt đẹp. Bao trùm lên quá trình tiếp nhận văn chƣơng là
hoạt động đọc hiểu. Tuy nhiên, nắm đƣợc lí thuyết đọc hiểu là một chuyện, áp dụng
nó một cách thành công lại là chuyện khác. Đọc hiểu là quá trình nắm vững ý nghĩa
của tác phẩm một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Muốn thế cần giúp HS tiếp
cận tác phẩm theo hƣớng thi pháp. Vì vậy, hƣớng tiếp cận này mang đặc trƣng nghệ
thuật và tính văn học của hình thức sáng tạo ngôn từ của tác phẩm.
1.2. Thi pháp học là bộ môn khoa học vừa cũ lại vừa mới, vừa xa mà lại gần. Cũ
vì nó xuất hiện ở Hi Lạp từ thời cổ đại với công trình Nghệ thuật thơ ca của Aristote.
Nhƣng nó mới và gần gũi vì thi pháp học đã trở thành hƣớng nghiên cứu chính của
văn học từ thế kỉ XX và vẫn đang tiếp tục ở thế kỉ XXI. Ở nƣớc ta, từ sau năm 1975,
thi pháp học đã có điều kiện phổ biến khắp cả nƣớc và nhanh chóng trở thành cơ sở
lí thuyết đƣợc nhiều ngƣời vận dụng. Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong
SGK, trong giờ dạy văn và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của giới học đƣờng.
1.3. Thơ trữ tình trung đại là một thể loại hay và sâu sắc, tuy nhiên trong quá
trình khai thác thể loại này ngƣời GV văn vẫn gặp nhiều lúng túng. Khó khăn là phải
làm sao truyền tải đƣợc tƣ tƣởng tải đạo, giáo lí của các nhà Nho xƣa trong một hình
thức chật hẹp và gò bó của câu chữ, hình ảnh khuôn sáo ƣớc lệ, niêm luật chặt chẽ
vốn rất xa lạ với HS ngày nay. Hƣớng dẫn HS đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình
trung đại dƣới góc nhìn thi pháp có thể coi là một hƣớng đi khả thi để khắc phục khó
khăn trên.
1.4. Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Khuyến có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Với hơn tám trăm tác phẩm thơ, câu đối, tác phẩm dịch viết bằng chữ
Hán và Nôm, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung lẫn hình thức đã
mang đến cho Nguyễn Khuyến một đời văn bền bỉ và vĩnh hằng. Sự xuất hiện của
ông đã tạo dựng một vị trí khó có thể thay thế trong làng thơ trung đại Việt Nam.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
2
1.5. Nói đến Nguyễn Khuyến là ngƣời ta nghĩ đến Chùm thơ thu, đây là ba bài
thơ đã làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến. Trong đó Câu cá mùa thu nằm trong
Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay và gần gũi với bạn đọc bởi tác phẩm
đã đƣợc tuyển chọn để giảng dạy trong chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 11 từ nhiều
năm nay. Chùm thơ thu vừa là sáng tác tiêu biểu cho một thể loại lớn trong nền văn
học Trung đại Việt Nam đó là thể thơ Nôm Đƣờng luật, lại vừa đƣợc Nguyễn Khuyến
vận dụng có nhiều sáng tạo trong phong cách và tài hoa thơ nên việc hƣớng dẫn HS
đọc hiểu bài thơ này là vấn đề cần thiết trong nhà trƣờng phổ thông.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh đọc
hiểu Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu đề tài: Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu Chùm thơ
thu của Nguyễn Khuyến dƣới góc độ thi pháp học
Từ giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học theo tinh
thần thi pháp học là xu hƣớng chung trên phạm vi toàn thế giới. Ở Việt Nam, với chủ
trƣơng hội nhập, từ sau Đổi mới đến nay chúng ta đã có nhiều điều kiện tốt để thực
hiện công việc ý nghĩa này. Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu, chúng ta đã nhiều công
trình có giá trị.
Khái niệm “Thi pháp học” đã xuất hiện ở Hy Lạp từ thời cổ đại với tác
phẩm “Poetica” (Nghệ thuật thơ ca) của Aristote. Tuy nhiên, “Thi pháp học nghiên
cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của một
nhà văn, các khuynh hướng văn học, các thời đại văn học) thì mới hình thành vào
đầu thế kỷ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu - Mỹ và phổ biến khắp thế giới”
[www.Tamtay.vn]
Trên lộ trình du nhập vào Việt Nam, thi pháp học đã chứng kiến sự lao động cật
lực của một đội ngũ các nhà nghiên cứu tâm huyết nhƣ: GS. Đỗ Đức Hiểu, nhƣng
trƣớc hết thi pháp học gắn với tên tuổi của GS.TS Trần Đình Sử, ngƣời đã có công
giới thiệu thi pháp học vào Việt Nam và vận dụng nó một cách sáng tạo.
Trong cuốn Mấy vấn đề thi pháp văn học Trung đại, Trần Đình Sử đã nghiên
cứu thi pháp văn học truyền thống một cách nền tảng và sâu sắc trong thế đối sánh
với thi pháp học hiện đại. Bên cạnh đó, ông còn trình bày thi pháp văn học trung đại
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
3
ở một số phƣơng diện nhƣ: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ trữ tình
Trung đại” (40.195), “thời gian nghệ thuật trong thơ” (40.226), “không gian nghệ
thuật trong thơ” (40.253)…Từ đó, tác giả cuốn sách nhận định: “Việc nghiên cứu thi
pháp văn học trung đại cho đến nay vẫn chủ yếu tập trung vào việc miêu tả các đặc
điểm thi pháp thể loại thơ (vận, luật, ngôn ngữ). Về tính nội dung và tính quy luật
hình thức chỉ mới đƣợc xem xét bƣớc đầu ở một số phƣơng diện lẻ tẻ…[40.13]. Từ
nhận định này, chúng tôi nhận thấy cần phải khai thác thi pháp văn học trung đại ở
nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ thi pháp tác giả, thi pháp ngôn từ, không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật…qua đó ứng dụng thi pháp học một cách hiệu quả trong
dạy học tác phẩm văn chƣơng.
Trong những năm gần đây, đọc hiểu là một thuật ngữ khoa học đƣợc giới
nghiên cứu văn học và GV dạy văn đặc biệt quan tâm. Từ khi Bộ giáo dục tiến hành
cải cách chƣơng trình và SGK Ngữ văn thì giờ học văn đã trở thành giờ đọc hiểu văn
bản Ngữ văn. Ở Việt Nam, mặc dù lí thuyết đọc hiểu và việc áp dụng lí thuyết này
vào dạy học muộn hơn nhiều nƣớc trên thế giới, nhƣng đã có một số thành tựu đáng
kể của các nhà khoa học nhƣ GS.TS Nguyễn Thanh Hùng, GS. Trần Đình Sử, TS.
Nguyễn Trọng Hoàn…đó là một số nhà nghiên cứu tiêu biểu đã dành nhiều tâm huyết
cho việc nghiên cứu đọc hiểu ở nƣớc ta.
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng với một số bài báo và tiểu luận nhƣ: Rèn luyện
năng lực đọc hiểu, Dạy đọc hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc… đã khẳng
định vai trò của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn nói riêng và trong trƣờng phổ thông
nói chung. Bên cạnh đó, năm 201, GS. TS Nguyễn Thanh Hùng đã xuất bản cuốn
sách “Kĩ năng đọc hiểu văn”, cuốn sách đã nêu lên những cơ sở lí luận và thực tiễn
quan trọng của đọc hiểu, đặc biệt là cách thức dạy đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng
theo loại thể ở trƣờng trung học. Đó là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng trong
việc cụ thể hoá vấn đề dạy học văn.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã góp vào kho tàng văn
học Việt Nam một khối lƣợng thơ văn khá đồ sộ bao gồm thơ viết bằng chữ Hán, thơ
viết bằng chữ Nôm, câu đối và hát nói…Trong đó, phần thơ viết bằng chữ Nôm là
tiêu biểu hơn cả. Nguyễn Khuyến đƣợc mệnh danh là nhà thơ của quê hƣơng làng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
4
cảnh Việt Nam. Trong số những tuyệt bút viết về cảnh sắc thôn quê thì ba bài: Câu cá
mùa thu (Thu điếu), Ngâm vịnh mùa thu (Thu hứng), Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) đã
tạo nên một Chùm thơ thu nức danh nhất trong sự nghiệp thơ ca Nguyễn Khuyến.
Trong chùm thơ đó, Câu cá mùa thu đã đƣợc giới thiệu và đƣa vào giảng dạy ở
chƣơng trình SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 và thu hút đƣợc đông đảo sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu.
TS. Chu Văn Sơn trong một chuyên đề nghiên cứu có viết: “Cõi riêng của
Nguyễn Khuyến, ta thấy không có ở người khác. Ông nhào nặn, tái tạo từ những
nguyên liệu, vật liệu quen thuộc của cảnh quê, nhưng lại khắc phục những cái thô
mộc, quê kệch để làm cho tình cảm trở nên thanh nhã, cao sang hơn.” [33.25]. Nhận
xét trên đã cụ thể hoá nét đặc sắc về Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến từ chất liệu
miêu tả trong thơ, qua đó khẳng định một chất thơ không lẫn với ai, đó là phong cách
quê kiểng mà lại rất thanh cao.
Lã Nhâm Thìn trong bài Câu cá mùa thu [ 46.22] đã nhận xét “Câu cá mùa thu
thể hiện tài năng bậc thầy về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, ông sành sỏi trong việc
sử dụng ngôn ngữ, phát huy được một cách kì lạ khả năng diễn đạt hết sức tinh tế,
chính xác của những từ ngữ rất đỗi nôm na, bình dị…” Dƣới cái nhìn của một nhà
nghiên cứu văn học trung đại, tác giả bài viết đã thông qua Câu cá mùa thu để cho
bạn đọc thấy tài năng ngôn ngữ thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.
Tác giả Trần Mạnh Hảo trong một bài nghiên cứu đã viết: “Tựa gối ôm cần lâu
chẳng được, như thể ông là tù binh của cần câu, của chính hồn mình đang ở đâu đâu
trong trời đất mang mang thiên cổ luỵ” [ 26.24]. Đó là nhận xét khái quát về nỗi
niềm đầy ẩn ức của Nguyễn Khuyến gửi gắm qua Câu cá mùa thu.
Tất cả những công trình trên đều là những tƣ liệu quý báu để tác giả luận văn
tham khảo. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây vẫn còn tản mạn, chƣa có một
công trình nào đi vào nghiên cứu giảng dạy bài Chùm thơ thu dƣới góc độ thi pháp.
Đề tài luận văn của chúng tôi sẽ nhìn Câu cá mùa thu dƣới cái nhìn liên văn bản, với
hi vọng sẽ giúp cho việc dạy học bài thơ Câu cá mùa thu đạt hiệu quả, đồng thời là tƣ
liệu tham khảo cho GV THPT.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Giúp HS tiếp cận Chùm thơ thu qua hệ thống thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả
nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Đƣa lí thuyết đọc – hiểu vào giảng dạy nhằm
góp phần bồi dƣỡng năng lực tiếp nhận văn học của HS.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ cho quá trình dạy học tác phẩm Câu
cá mùa thu và coi đó là tài liệu tham khảo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
nhƣ sau:
- Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới nội dung và phƣơng
pháp dạy học Ngữ văn.
- Tìm hiểu về thi pháp thơ Nôm Đƣờng luật để soi chiếu vào tác phẩm.
- Vận dụng lí thuyết đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng trong giờ dạy Chùm thơ
thu bằng cách đƣa ra nhiều hoạt động đọc phù hợp với sự phát hiện giá trị
của tác phẩm.
- Đề xuất những hành động đọc phù hợp với ba kĩ năng đọc hiểu tác phẩm
Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dƣới góc độ thi pháp.
- Thiết kế giáo án và thực nghiệm sƣ phạm
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: quá trình dạy đọc hiểu Chùm thơ thu trong
nhà trƣờng THPT dƣới góc độ thi pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn vận dụng lí thuyết đọc hiểu và lí luận về thi pháp vào dạy học tác
phẩm Chùm thơ thu
1. Giả thuyết khoa học
Nếu GV có những cách thức hƣớng dẫn HS đọc hiểu bài thơ Chùm thơ thu của
Nguyễn Khuyến dƣới góc độ thi pháp thì sẽ nâng cao kết quả tiếp nhận giá trị nghệ
thuật và nội dung của giờ đọc hiểu Câu cá mùa thu