Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du trong các đoạn trích truyện Kiều ở Sách giáo khoa Ngữ văn 10
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÀNH LONG
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA
NGUYỄN DU TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở SGK NGỮ VĂN 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÀNH LONG
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA
NGUYỄN DU TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở SGK NGỮ VĂN 10
Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CẢM ƠN !
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội -
Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học
tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn trường THPT Thái Hòa
và trường THPT Bố Lý - Tỉnh Vĩnh Phúc, bè bạn, đồng nghiệp cùng những
người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ..........................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................v
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................5
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT CỦA THIÊN TÀI NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU........5
1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................5
1.1.1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nhận định về Truyện Kiều. .................5
1.1.2. Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều ......................................................................................7
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................33
1.2.1. Kết quả khảo sát về kiến thức của HS về Nguyễn Du và Truyện
Kiều sau khi đã học xong chương trình Ngữ văn lớp 9 ...........................33
1.2.2. Giáo viên THPT với việc giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều .41
Chƣơng II. ĐỊNH HUỚNG DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN
KIỀU TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG KHÁM PHÁ
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU......................57
2.1. Định hướng dạy học đoạn trích “Trao duyên”......................................58
2.1.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trao duyên” (theo
ý kiến của một vài nhà nghiên cứu) ........................................................58
2.1.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản.....................62
2.1.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao ................63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
2.1.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo .....................65
2.1.5. Phương án dạy học do luận văn đề xuất ........................................69
2.2. Định hướng dạy học đoạn trích "Nỗi thương mình".............................70
2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Nỗi thương mình”
(theo ý kiến của các nhà nghiên cứu).......................................................70
2.2.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản.....................74
2.2.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao................76
2.2.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo .....................77
2.2.5. Phương án dạy do luận văn đề xuất ...............................................80
2.3. Định hướng dạy học đoạn trích "Chí khí anh hùng".............................81
2.3.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”
(theo ý kiến của các nhà nghiên cứu).......................................................81
2.3.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản.....................85
2.3.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao ................86
2.3.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo .....................88
2.3.5. Phương án dạy do luận văn đề xuất ...............................................90
Chƣơng III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................92
3.1. Thiết kế bài học.....................................................................................92
3.2. Thiết kế bài học...................................................................................100
3.3. Thiết kế bài học...................................................................................106
3.4. Dạy học thực nghiệm ..........................................................................111
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................111
3.4.2. Cách thức thực nghiệm ................................................................111
3.4.3. Kết quả dạy thực nghiệm .............................................................112
3.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm ...................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học sư phạm
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
TS : Tiến sĩ
GS : Giáo sư
NXB : Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác của văn học dân tộc Việt
Nam. Vậy làm thế nào để bạn đọc - học sinh ngày nay thừa nhận đó là một
kiệt tác? Mỗi một câu thơ Kiều, mỗi một đoạn thơ Kiều có nội dung phong
phú, sâu xa, được diễn đạt bằng nghệ thuật tài tình. Phải lựa chọn một hướng
dạy học như thế nào sao cho có hiệu quả?
1.2. Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc Việt Nam, nhưng nó ra
đời từ cuối thế kỷ XVIII. Nội dung Truyện Kiều với những bức tranh đời
sống, bức tranh thiên nhiên, những hình tượng nhân vật đã rất xa lạ với bạn
đọc - học sinh ngày nay. Không những thế, ngôn ngữ Truyện Kiều với những
điển tích, điển cố được lấy từ văn học Trung Hoa, kể cả những từ ngữ được
lấy từ ca dao cổ Việt Nam…vẫn rất khó hiểu với bạn đọc - học sinh ngày nay.
Vậy vấn đề đó phải giải quyết như thế nào? Điều đó cũng khiến chúng tôi
chọn đề tài: "Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Du trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK Ngữ văn 10",
với hi vọng có thể đóng góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào vấn đề dạy học
Truyện Kiều trong nhà trường. Từ đó với mong muốn tìm ra được những biện
pháp, khắc phục những khó khăn khi giảng dạy các văn bản đó. Trước hết
phục vụ cho chính mình, sau đó góp phần cùng bạn đồng nghiệp dạy tác phẩm
Truyện Kiều trong trường phổ thông đạt kết quả cao.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nói về những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của cụ Nguyễn
Du trong Kiệt tác " Truyện Kiều" thì từ xưa đến nay nhiều người đã bàn đến.
Cuốn sách "Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm" (NXB Giáo dục. Trịnh Bá
Đình, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu) đã thống kê và
tuyển chọn khá đầy đủ về điều đó. Trong các công trình nghiên cứu đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
chúng tôi đặc biệt chú ý và tâm đắc nhất là cuốn "Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều" của nhà nghiên cứu Phan Ngọc. Chúng tôi
đã vận dụng những khám phá tinh tế và tài ba của cụ Phan Ngọc vào việc tìm
hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du trong từng đoạn trích
vào sách giáo khoa văn học trong nhà trường.
2.2. Từ khi bộ sách Ngữ văn mới của Trung học phổ thông được thực
thi đại trà trong nhà trường (từ năm học 2006 - 2007), sách giáo viên Ngữ
văn (Bộ chuẩn và bộ nâng cao) đã gợi ý cho giáo viên về những sáng tạo
nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du trong từng đoạn trích. Chúng tôi cũng vận
dụng những gợi ý đó vào việc giải quyết vấn đề ở luận văn này.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu về Truyện
Kiều Lê Xuân Lít trong cuốn "Dạy và học Truyện Kiều - Những vấn đề
cần bàn" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2007) để bổ sung thêm vào các
thiết kế dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
nhằm phục vụ cho đề tài của luận văn.
2.3. Các luận án, luận văn về dạy học Truyện Kiều trong nhà trường đã có.
- Luận văn Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thanh Sơn: “Con đƣờng
nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho học
sinh phổ thông miền núi hòa bình”. - Hà Nội 2002.
- Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của Hoàng Thị Thanh Mai: “Dạy
học một số đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ở THPT theo hƣớng
lịch sử phát sinh” – Hà Nội 2010.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tìm
hiểu thêm vấn đề ở một khía cạnh khác để mong góp thêm một tiếng nói vào
việc dạy học Truyện Kiều ở THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Tìm ra những phương án dạy học có hiệu quả cho các đoạn trích Truyện
Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, theo hướng khai thác những sáng tạo
nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phương thức hoạt động dạy và học của thầy và trò về các văn bản trích
từ Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo hướng tìm hiểu tài nghệ
của Nguyễn Du trong các đoạn trích đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Truyện
Kiều và các công trình bàn về dạy học Truyện Kiều ở trường phổ thông.
5.2. Khảo sát thực tế cảm thụ của học sinh đối với một số đoạn trích
trong Truyện Kiều và thực tiễn dạy học Truyện Kiều của giáo viên ở trường
THPT hiện tại.
5.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của những
phương án mà luận văn đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Vận dụng phương pháp tổng hợp lý luận để tìm hiểu các công trình
nghiên cứu về dạy học Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông.
6.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được
trong quá trình điều tra, khảo sát và quá trình thực nghiệm.
6.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu khả năng cảm thụ của học sinh
lớp 10 về tác phẩm Truyện Kiều. Từ việc nắm được thực trạng của việc dạy
học Truyện Kiều để nghiên cứu đề tài một cách sát thực, góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học Truyện Kiều cho học sinh lớp 10 THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm với tiền hành xây dựng
thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài (Cơ sở lý luận:
Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du ở Truyện Kiều. Cơ
sở thực tiễn: Tình hình dạy học Truyện Kiều ngày nay ở các trường phổ thông).
Chƣơng II: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Du trong từng đoạn trích ở sách giáo khoa Ngữ văn
10 (Gồm: định hướng dạy học cho từng bài, nội dung khai thác và phương
pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập ở từng bài).
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm (Gồm: thiết kế bài học và dạy
thực nghiệm đối chứng ở một số trường THPT tại Vĩnh Phúc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NHỮNG SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA THIÊN TÀI NGUYỄN DU TRONG
TRUYỆN KIỀU
Ở chương này luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
vấn đề dạy học Truyền Kiều theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
của thiên tài Nguyễn Du. Bởi vậy nội dung chính của chương này gồm 2 phần.
- Phần 1 là cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: cuộc đời, sự nghiệp văn học
của đại thi hào Nguyễn Du, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của kiệt tác
Truyện Kiều, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của ông ở Truyện
Kiều.
- Phần 2 là nói về cơ sở thực tiễn của đề tài bao gồm: Thực tế dạy học
Truyện Kiều ở trường THPT ngày nay và vốn hiểu biết ban đầu của học sinh
THCS khi bước vào học Truyện Kiều ở THPT (vì Truyện Kiều đã học ở lớp 9).
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nhận định về Truyện Kiều.
Theo SGK Ngữ Văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) thì cuộc đời của
Nguyễn Du có những nét riêng biệt sau đây có liên quan đến thành tựu sáng
tác văn học của ông.
1. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống của nhiều vùng quê
khác nhau (Ngữ văn 10 - chuẩn - Tr92). Bởi vì: Ông sinh ra ở Thăng Long,
cha ông quê ở Hà Tĩnh, mẹ ông quê ở Bắc Ninh, vợ ông quê ở Thái Bình. Đó
là tiền đề cho sự nghiệp sáng tạo văn học sau này của ông.
2. Ở tuổi ấu thơ và thiếu niên, Nguyễn Du được sống trong cảnh sống
giàu sang của gia đình quyền quý thời vua Lê, chúa Trịnh (cha ông giữ chức