Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hứng thú nghề nghiệp của học viên trường Trung cấp Công nghệ Kỹ thuật Phước Lộc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Phúc Hòa
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP
CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT PHƯỚC LỘC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Phúc Hòa
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP
CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT PHƯỚC LỘC
Chuyên ngành:Tâm lí học
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình này do tôi thực hiện và chưa có ai nghiên
cứu. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố.
TP HCM ngày 01 tháng 10 năm 2018
ký tên
Bùi Phúc Hòa
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian theo học lớp cao học chuyên ngành Tâm lí học khóa
27 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được học và
nhận được nhiều điều bổ ích cũng như sự tận tình chỉ dạy của Quí Thầy
Cô và các bạn cùng khóa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Thị Tứ, cô
đã hết lòng chỉ dẫn cho tôi để hoàn thành bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu và Quí Thầy
Cô, các học viên Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện đề tài.
TP HCM ngày 01 tháng 10 năm 2018
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ........ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp.............................. 7
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp trên thế giới ... 7
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp ở Việt Nam.... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................... 14
1.2.1. Hứng thú ................................................................................. 14
1.2.2. Nghề nghiệp ............................................................................ 21
1.2.2.1. Khái niệm chung về nghề nghiệp....................................... 21
1.2.2.2. Phân loại nghề nghiệp ....................................................... 23
1.2.3. Hứng thú nghề nghiệp ............................................................. 26
1.3. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề ................................................................. 28
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học viên Trường Trung cấp nghề ............ 28
1.3.2. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề .......................................................... 33
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp nghề .................................................................. 39
Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 42
Chương 2. THỰC TRẠNG HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC
VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ KĨ
THUẬT PHƯỚC LỘC................................................. 43
2.1. Đặc điểm Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc ........ 43
2.1.1. Bối cảnh địa phương................................................................ 43
2.1.2. Mục tiêu và các nghành đào tạo............................................... 46
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu............................................. 49
2.2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu....................................................... 49
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 51
2.2.2.1. Mô tả công cụ đo lường..................................................... 51
2.2.2.2. Xử lí số liệu khảo sát ......................................................... 54
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc ....................... 55
2.3.1. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt nhận thức .................. 55
2.3.1.1. Nhận thức tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp ........ 55
2.3.1.2. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú nghề nghiệp 63
2.3.1.3. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp bạn chọn........................ 64
2.3.2. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt thái độ ....................... 67
2.3.3. Biểu hiện hứng thú nghề nghiệp về mặt hành vi ...................... 72
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghề nghiệp. ................... 77
2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú nghề nghiệp của học viên
Trường Trung cấp Kĩ thuật Công nghệ Phước Lộc ....................... 82
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .......................................................... 82
2.4.1.1. Cơ sở lí luận ...................................................................... 82
2.4.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................. 83
2.4.2. Một số biện pháp ..................................................................... 83
2.4.2.1. Tăng cường trang bị nhận thức của học viên về nghề
nghiệp 84
2.4.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác
tư vấn hướng nghiệp ......................................................... 84
2.4.2.3. Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp............................... 85
2.4.2.4. Tổ chức tham quan tại các cơ sở sản xuất.......................... 85
2.4.2.5. Làm trắc nghiệm nghề nghiệp cho học viên....................... 86
2.4.3. Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
nhằm phát triển hứng thú nghề nghiệp cho học viên............... 86
Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 96
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội
ĐTB : Điểm trung bình
ĐLC : Độ lệch chuẩn
HTNN : Hứng thú nghề nghiệp
PTTH : Phổ thông trung học
SL : Số lượng
T-Test : Trị số kiểm nghiệm T
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................... 50
Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm cho năm mức độ..................................... 54
Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm cho ba mức độ........................................ 54
Bảng 2.4. Nhận thức về tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp ...... 56
Bảng 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN giữa nam và nữ ... 57
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo khoa ............ 59
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo học lực ........ 61
Bảng 2.8. ĐTB nhận thức về tầm quan trọng của HTNN...................... 62
Bảng 2.9. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hứng thú nghề nghiệp... 63
Bảng 2.10. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp bạn chọn......................... 65
Bảng 2.11. ĐTB nhận thức HTNN ....................................................... 67
Bảng 2.12. Biểu hiện HTNN về mặt thái độ ......................................... 68
Bảng 2.13. Mức độ yêu thích và hài lòng của học viên đối với nghề
nghiệp................................................................................. 69
Bảng 2.14. Mức độ yêu thích nghề giữa các khoa ................................ 70
Bảng 2.15. So sánh mức độ yêu thích nghề theo giới tính .................... 71
Bảng 2.16. Mức độ yêu thích nghề theo học lực................................... 72
Bảng 2.17. Biểu hiện HTNN về mặt hành vi ........................................ 73
Bảng 2.18. Kết quả chung về ĐTB HTNN ........................................... 75
Bảng 2.19. So sánh mức độ HTNN giữa các khoa................................ 76
Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng thú nghề
nghiệp................................................................................. 77
Bảng 2.21. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp nhằm phát triển
HTNN cho học viên..................................................... 87
Bảng 2.22. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp nhằm phát triển
HTNN cho học viên..................................................... 89
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hứng thú nghề nghiệp .. 56
Biểu đồ 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN giữa nam và nữ 58
Biểu đồ 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo khoa ........ 60
Biểu đồ 2.4. Nhận thức về tầm quan trọng của HTNN theo học lực .... 62
Biểu đồ 2.5. Mức độ yêu thích nghề giữa các khoa .............................. 70
Biểu đồ 2.6. Mức độ yêu thích nghề theo giới tính ............................... 71
Biểu đồ 2.7. Mức độ yêu thích nghề theo học lực................................. 72
Biểu đồ 2.8. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nhằm
nâng cao HTNN cho học viên........................................... 91
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghề nghiệp là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Ai cũng mong ước mình có được một nghề ổn định, có thu nhập cao. Tuy nhiên
trong thực tế cuộc sống, có nhiều người thay đổi nghề liên tục, thậm chí rơi vào
tình trạng thất nghiệp.
Trong tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 điều 23 khẳng
định: Mọi người có quyền làm việc, tự do chọn lựa việc làm (Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc, 2009). Hiến pháp nước
Việt Nam năm 2013 điều 35 khoản 1 cũng ghi nhận: Công dân có quyền làm
việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Văn phòng Quốc hội,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, 2013). Nghề nghiệp
rất quan trọng với con người. Chọn đúng việc, đúng nghề sẽ giúp con người có
cuộc sống ổn định và chất lượng hơn. Thật khó tưởng tượng một người làm
công việc không ưa thích cả đời sẽ khốn khổ thế nào.
Nắm bắt được nguyện vọng nghề nghiệp của con người, Đảng và Nhà
nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để các Trường, các Trung tâm Dạy nghề hoạt
động và đào tạo nghề nhằm đáp ứng một phần nào nhu cầu sinh sống của con
người, đặc biệt chú tâm đến mảng đào tạo nghề cho người nghèo. Ngày
27/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP “Về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo”, trong đó có chính sách và dự án hỗ trợ dạy
nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập…. Theo Quyết định số 13/2007/QĐBLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
quy định nhiệm vụ cho các Trung tâm Dạy nghề trong điều 6 là: Tổ chức đào
tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề
nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng
2
lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề
nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho
họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao
hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động (Bộ lao động, 2007).
Trong việc đào tạo nghề, ngoài khía cạnh chuyên môn, người nghiên cứu
nghĩ rằng cũng cần giáo dục cho học viên sự hứng thú và tình yêu đối với nghề.
Hứng thú là một yếu tố trong xu hướng của nhân cách con người và có ý nghĩa
rất quan trọng. Hứng thú làm cho con người say mê, dễ dàng thành công và đạt
được mục đích của mình. Hứng thú kích thích sự sáng tạo cho con người, tăng
nghị lực vượt khó cho con người. Từ đó, con người yêu nghề và nỗ lực hơn
trong công việc của mình, hầu đạt được những hiệu quả cao nhất.
Hứng thú nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc.
Phạm Tất Dong trong sách Giúp bạn chọn nghề có phát biểu như sau:
“Hứng thú nghề nghiệp là động lực quan trọng để con người gắn bó với nghề. Hứng
thú nghề nghiệp là cơ sở tâm lí hình thành lòng yêu nghề. Trên đời này không có gì
đáng buồn đáng chán bằng khi người ta không thú vị làm những việc quanh năm suốt
tháng phải làm. Chỉ có hứng thú, công việc mới được nâng lên đỉnh cao sáng tạo.
Lòng yêu nghề thường bắt nguồn từ hứng thú với nghề đó. Nhiều khi gặp rất nhiều
khó khăn trở ngại trong lao động nghề nghiệp, nhưng hứng thú đã giúp con người vượt
qua” (Phạm Tất Dong, 1989).
Trường Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc được thành lập vào
ngày 21 tháng 09 năm 2000 theo quyết định số 549/QĐ.UB. Hiện nay, Trường
Trung cấp Công nghệ Kĩ thuật Phước Lộc đào tạo năm ngành nghề với con số
học viên hơn 900. Đó là các nghề: điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, công
nghệ ô tô, kế toán doanh nghiệp, quản gia. Học viên tại trường trung cấp nghề
này phần lớn là các em mất căn bản trong học tập, đã bỏ học và chưa có định