Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội nhập quốc tế của nghiên cứu xã hội ở Việt Nam: một phân tích và tự sự
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
216.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1599

Hội nhập quốc tế của nghiên cứu xã hội ở Việt Nam: một phân tích và tự sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bùi Thế Cường 79

HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGHIÊN CỨU XÃ HỘI Ở VIỆT NAM:

MỘT PHÂN TÍCH VÀ TỰ SỰ

1

BÙI THẾ CƯỜNG*

Hội nhập khoa học quốc tế là vấn ñề ngoại ngữ hay phương pháp?

Năm 2005, tôi tiếp một ñoàn công tác của Japan Foundation do GS. Trần Văn Thọ

dẫn ñầu. Nhiệm vụ của ñoàn công tác là như sau: Trong nhiều năm, Japan Foundation ñã

tài trợ nhiều cho Việt Nam với tham vọng ñào tạo nên một thế hệ các nhà nghiên cứu về

Nhật Bản ở Việt Nam (Nhật Bản học, Nghiên cứu Nhật Bản, Japanese Studies), họ nhận

thấy ñã không ñạt mục tiêu, và họ muốn tìm hiểu nguyên nhân ñể có giải pháp. ðó là

nhiệm vụ ñặt ra cho ñoàn công tác trên.

Chắc trong chuyến khảo sát ñoàn công tác ñã thu thập ñược nhiều thông tin phục vụ

cho nhiệm vụ trên. Trả lời câu hỏi của ñoàn, tôi nêu lên nhận xét của mình như sau: ðể ñưa

sang Nhật ñào tạo thành nhà Nhật Bản học, người ta thường chọn người biết tiếng Nhật;

người Việt biết tiếng Nhật cũng thường tìm cách vào làm ở cơ quan nghiên cứu về Nhật Bản.

ðiều này hoàn toàn ñúng. Nhưng biết tiếng Nhật chỉ là ñiều kiện cần nhưng chưa ñủ ñể trở

thành nhà nghiên cứu về Nhật Bản. Như mọi bộ môn khác, họ phải ñược ñào tạo và tự rèn

luyện về “phương pháp nghiên cứu khoa học” (trong kinh tế học, nhân học, xã hội học, văn

học, v.v.). Nếu giỏi tiếng Nhật nhưng không biết “phương pháp nghiên cứu” thì không thể trở

thành nhà Nhật Bản học, chỉ có thể viết những bài lược thuật tổng thuật thông tin dựa trên

những bài nghiên cứu của các học giả Nhật Bản. Không rõ nhận xét của tôi có ñúng không,

nhưng tôi thấy GS. Thọ có vẻ chú ý ñến nhận xét ñó.

Xin phép so sánh các bài phân tích của các học giả phương Tây, và gần ñây, của các

học giả ở Trung Quốc lục ñịa, về quan hệ quốc tế, với những bài trong các tạp chí khoa

học về quan hệ quốc tế ở Việt Nam. Ta thấy gì? Rất nhiều bài của các nhà nghiên cứu

trong nước về chủ ñề này chỉ dừng lại ở mức lược thuật tổng thuật sơ sài và không sắc sảo

bằng những gì mà các học giả nước ngoài ñã viết ra. Bởi vì ñể hiểu và ñối thoại với cái

mà một nhà nghiên cứu “có phương pháp” ñã viết ra (sản xuất ra bằng “những phương

pháp nghiên cứu”), thì phải có nhà nghiên cứu “có phương pháp”.2

PGS.TS, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

1

Bài viết tham dự Hội thảo “ðẩy mạnh hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học xã hội giai ñoạn 2011-

2020” thuộc Chương trình hợp tác liên Bộ giữa Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Khoa học và

công nghệ, tổ chức tại Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, TP.HCM ngày 27/10/2011.

2

Vậy mà hơn bao giờ hết ñất nước ñang rất cần những chuyên gia tài giỏi về quan hệ quốc tế, có thể phân

tích thực sự sắc sảo những ñộng thái chính trị và kinh tế toàn cầu (chẳng hạn vấn ñề chủ quyền biển

ñảo), ñưa ra những khuyến nghị xuất chúng cho quốc gia. Về việc này, xin xem thêm những gợi ý của

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất Hội ñồng Lý luận Trung ương ngày

19/10/2011.

Trao ®æi nghiÖp vô Xã hội học số 4 (120), 2012

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!