Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1170

Hỏi cung bị can là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ NGỌC QUÂN

HỎI CUNG BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỎI CUNG BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự

Mã số : 60380104

Người Hướng Dẫn Khoa Học: TS. VÕ THỊ KIM OANH

Học viên: HỒ NGỌC QUÂN– Cao học Luật - K19

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số

liệu, trích dẫn và các ví dụ trình bày trong Luận văn là trung thực. Kết quả nêu

trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa

học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hồ Ngọc Quân

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CA TPHCM : Công an Thành Phố Hồ Chí Minh

CQCSĐT : Cơ quan Cảnh sát điều tra

CQĐT : Cơ quan điều tra

ĐTV : Điều tra viên

NCTN : Người chưa thành niên

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND TC : Viện kiểm sát Nhân dân tối cao

VKSND : Viện kiểm sát Nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỎI CUNG BỊ CAN LÀ

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN........................................................................................6

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về hỏi cung bị can là ngƣời chƣa thành niên...6

1.1.1. Khái niệm về hỏi cung bị can là người chưa thành niên ......................................6

1.1.2. Đặc điểm hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên..........................11

1.1.3.Ý nghĩa hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên..............................14

1.2. Cơ sở quy định thủ tục hỏi cung bị can là ngƣời chƣa thành niên...................16

1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự đối với người chưa

thành niên...............................................................................................................................16

1.2.2. Một số công ước liên quan mà Việt Nam là thành viên ........................................19

1.2.3. Quyền công dân, quyền con người được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam quy định......................................................................................................20

1.2.4. Nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam.........................................22

1.2.5. Xuất phát từ đặc điểm của người chưa thành niên................................................25

1.3 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về hỏi cung bi

can là ngƣời chƣa thành niên............................................................................................26

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi Bộ luật

tố tụng hình sự 1988 ra đời .................................................................................................26

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ban hành.28

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2003 VÀ BỘ

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 VỀ HỎI CUNG BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA

THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ................................................................30

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015

về triệu tập bị can và thực tiễn áp dụng .........................................................................30

2.1.1. Về triệu tập bị can ......................................................................................................30

2.1.2. Thực tiễn áp dụng triệu tập bị can ........................................................................... 35

2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015

về áp giải bị can và thực tiễn áp dụng .............................................................................38

2.2.1. Quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về áp

giải bị can ..............................................................................................................................38

2.2.2. Thực tiễn áp dụng áp giải bị can .............................................................................41

2.3. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015

về thủ tục hỏi cung bị can là ngƣời chƣa thành niên và thực tiễn áp dụng............43

2.3.1. Quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ

tục hỏi cung bị can là người chưa thành niên...................................................................43

2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục hỏi cung bị can là người chưa

thành niên...............................................................................................................................56

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỎI CUNG BỊ CAN LÀ

NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN........................................................................................70

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can là ngƣời chƣa thành niên...........70

3.2 Các giải pháp cụ thể .....................................................................................................73

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật...............................................................................73

3.2.2. Giải pháp khác............................................................................................................81

KẾT LUẬN............................................................................................................................91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam những năm qua cho thấy, kể từ khi thực

hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm

2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị ban hành “về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị quyết số 08-NQ TW ngày

02 01 2002 của ộ Ch nh trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới”, vấn đề bảo đảm quyền và lợi ch hợp pháp của bị can, bị cáo trong

TTHS nói chung và bị can, bị cáo là người chưa thành niên được mở rộng hơn và

được coi trọng rất nhiều so với trước đây và ngày một đảm bảo hơn. Ch nh sách của

Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm

pháp luật, nhất là những trường hợp người chưa thành niên phạm tội. Điều này càng

thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với trẻ em và

được cụ thể hóa bằng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Tuy nhiên, để có thể kết

luận người chưa thành niên là người phạm tội thì cần phải có bản án kết tội đã có

hiệu lực pháp luật của cơ quan Tòa án. ản án là kết quả của một quá trình TTHS

của các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử người

chưa thành niên. Tất cả những hoạt động này ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến các

quyền và lợi ch hợp pháp của người chưa thành niên khi họ tham gia tố tụng với tư

cách là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và đến t nh khách quan, t nh pháp lý của

bản án. ởi lẽ đó, ch nh sách hình sự còn có nội dung thứ hai là những nguyên tắc,

tư tưởng chỉ đạo, quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là người chưa

thành niên. Vấn đề này được quy định ở Chương XXXII LTTHS năm 2003 quy

định về thủ tục TTHS là người chưa thành niên và LTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung

quy định tại Chương XXVIII.

Xuất phát từ cở sở lý luận của ch nh sách hình sự được ghi nhận trong Công

ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em “Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ

em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý

trước cũng như sau khi ra đời”

1

. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm

2013 ghi nhận tại Điều 20 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,

1

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989.

2

được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo

lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,

sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Ch nh vì vậy hoạt động điều tra đối với người chưa thành niên phạm tội nói

chung và hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên nói riêng cần phải

tuân thủ theo các quy định của pháp luật TTHS. Hỏi cung bị can là một trong những

hoạt động điều tra do cơ quan điều tra thực hiện, được tiến hành theo trình tự, thủ

tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, nhằm để thu thập đầy đủ, ch nh xác,

khách quan lời khai của bị can về toàn bộ sự thật của vụ án, hành vi phạm tội của bị

can cũng như các tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa là công tác điều tra

và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên quá trình thực tiễn áp dụng pháp luật còn nhiều

hạn chế, vấn đề bảo đảm quyền con người nhất là quyền bào chữa của bị can, bị cáo

là người chưa thành niên, chưa bảo đảm các quyền và lợi ch hợp pháp của họ dẫn

đến việc giải quyết những vụ án này không đạt hiệu quả. ên cạnh đó, không t cơ

quan và người tiến hành tố tụng đã không tuân thủ theo những quy định của pháp

luật liên quan hỏi cung bị can là người chưa thành niên, dẫn đến quyền và lợi ch

hợp pháp của người chưa thành niên bị xâm hại, một số quy định của pháp luật tố

tụng còn vướng mắc, bất cập. Vẫn còn tình trạng bức cung, mớm cung, dùng nhục

hình đối với bị can là người chưa thành niên dẫn đến oan, sai, vi phạm nghiêm trọng

thủ tục tố tụng, xâm hại đến quyền và lợi ch hợp pháp của bị can là người chưa

thành niên, gây bức xúc trong dư luận nhân dân, chưa đáp ứng đòi hỏi của tiến trình

cải cách tư pháp ở Việt Nam. Hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên,

ngoài việc sử dụng chiến thuật, nghiệp vụ hỏi cung, người có thẩm quyền hỏi cung

cần phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới

t nh, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ, vừa bảo đảm thủ tục tố tụng

vừa bảo đảm quyền của người chưa thành niên không bị vi phạm, đây là vấn đề có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn nên việc nghiên cứu là cần thiết, vì vậy tác giả chọn vấn

đề “Hỏi cung bị can là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam”

làm đề tài luận văn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về vấn đề người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sự

trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu như:

3

- Luận văn thạc sỹ Luật “ ảo đảm quyền bảo chữa của bị can, bị cáo là

người chưa thành niên trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của Nguyễn

Hữu Thế Trạch, Trường Đại học Luật TP.HCM (năm 2009)

- Luận văn thạc sỹ Luật “ ảo đảm quyền con người của người chưa thành

niên phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Lê

Vũ Huy, Trường Đại học Luật TP.HCM (năm 2011)

- ắt, tạm giữ, tạm giam là người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng

hình sự Việt Nam” của Võ Thị Thanh Thúy, Trường ĐH Luật TP.HCM (năm 2011)

- Luận văn thạc sỹ Luật “Mở rộng và bảo đảm quyền của bị can, bị cáo chưa

thành niên trong ộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 trên cơ sở Việt Nam

gia nhập công ước về quyền trẻ em” của Phan Thị Than Tâm, Trường Đại học Luật

TP.HCM (năm 2009)

- Khóa luận cử nhân luật “Hỏi cung trong tố tụng hình sự Việt Nam” của

Nguyễn Minh Tuấn, trường ĐH Luật TP.HCM (năm 2012)

Ngoài ra còn một số bài viết của một số tác giả trên các báo, tạp ch chuyên

ngành liên quan người chưa thành niên phạm tội, tuy nhiên các công trình nghiên

cứu trên chỉ đi sâu nghiên cứu các kh a cạnh khác nhau về người chưa thành niên

phạm tội như bảo đảm quyền con người; bắt, tạm giữ, tạm giam là người chưa thành

niên phạm tội…hoặc nghiên cứu về chế định Hỏi cung trong tố tụng hình sự nhưng

với mức độ rộng hơn bao gồm nhiều đối tượng bị hỏi cung, mà chưa có một công

trình nghiên cứu khoa học độc lập nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về Hỏi

cung bị can là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu và phân t ch cả về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt

động hỏi cung bị can là người chưa thành niên, nhằm đánh giá về hoạt động này, chỉ

ra những bất cập, vướng mắc cũng như các nguyên nhân chủ quan, khách quan từ

đó đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng và đưa ra các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành

niên trước yêu cầu cải cách tư pháp.

Với mục đ ch trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Phân t ch và làm rõ về mặt lý luận về hỏi cung bị can là người chưa thành

niên như: Hỏi cung bị can, vai trò, ý nghĩa, đặc điểm hỏi cung bị can là người chưa

thành niên, nguyên tắc hỏi cung bị can là người chưa thành niên, lược sử hình thành

về các quy định của pháp luật TTHS về hỏi cung bị can là người chưa thành niên,

4

phân biệt hỏi cung với bức cung, mớm cung, dùng nhục hình…quyền của người

chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam và Quốc tế.

- Phân tích các quy định của pháp luật TTHS về hỏi cung bị can là người

chưa thành niên để phát hiện những điều hợp lý và hạn chế của pháp luật TTHS,

trong đó có sự so sánh giữa quy định về hỏi cung bị can là người chưa thành niên

trong LTTHS 2003 và LTTHS 2015, từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị

nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS về hỏi cung bị can là người chưa thành niên.

- Thu thập một số tài liệu liên quan quan quyền trẻ em, một số quy định của

pháp luật quốc tế, công ước quốc tế liên quan quyền của người chưa thành niên, qua

đó so sánh đánh giá việc pháp điển hóa vào luật tố tụng hình sự nước ta về bảo đảm

quyền của người chưa thành niên thông qua các thủ tục tố tụng, trong đó có hoạt

động hỏi cung bị can là người chưa thành niên.

- Nghiên cứu, đánh giá về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự

liên quan hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự

Việt Nam, chỉ ra những vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn

thiện quy định của pháp luật và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động hỏi cung bị can là người chưa thành niên trước yêu cầu cải cách tư pháp.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Hỏi cung bị can là người chưa thành niên

trong Tố tụng Hình sự Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, ngoài Điều tra viên,

chủ thể ch nh tiến hành hoạt động hỏi cung bị can thì một số chủ thể khác được

pháp luật TTHS quy định được tiến hành hỏi cung bị can trong những trường hợp

cần thiết. Tuy nhiên đây là một hoạt động khá nhạy cảm và phức tạp, ch nh vì vậy

trong phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn chủ yếu đề cập tới những số liệu, vụ án

thực tiễn trong lực lượng công an làm luận cứ nhằm chứng minh cho các luận điểm

mà tác giả đưa ra. Mặt khác, do yêu cầu đảm bảo b mật về công tác nghiệp vụ cũng

như một số tài liệu nằm trong danh mục tài liệu mật nên một số vụ án, số liệu tác

giả không tr ch dẫn nguồn và cơ quan cung cấp.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện chứng duy

vật của triết học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Ch Minh, các quan điểm, chủ trương

của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về thủ tục tố tụng là người chưa thành niên

trong đó có hoạt động hỏi cung bị can là người chưa thành niên nhằm tiếp cận, lý

giải và đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!