Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
928

hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận Văn

Đề Tài: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô

hấp

1

Mục lục

I. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH....................................................................................3

II. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH.........................................................................4

III. CĂN BỆNH...................................................................................................11

3.1. Hình thái.......................................................................................................12

3.2. Đặc tính của virus nhược độc dùng để chế vaccine.....................................13

3.4. Khả năng ngưng kết máu..............................................................................14

3.5. Cấu trúc của virus.........................................................................................14

3.6. Sự phát triển của virus trong môi trường tế bào...........................................19

3.7. Phản ứng chéo với các virus khác................................................................21

3.8. Những virus liên quan..................................................................................21

IV. TRUYỀN NHIỄM HỌC...............................................................................23

4.1. Loài mắc bệnh..............................................................................................23

4.2. Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây...............................................24

4.3. Điều kiện lây lan bệnh..................................................................................27

4.4.Cơ chế sinh bệnh...........................................................................................28

4.4.2. Bệnh liên cầu lợn.......................................................................................31

VI.BỆNH TÍCH...................................................................................................50

7.1. Chẩn đoán lâm sàng......................................................................................54

VIII. Phòng và trị bệnh........................................................................................63

2

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP

(Porcine Reproductive and Respiratory Syndome)

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (còn gọi là bệnh tai xanh) là

bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều lợn nhiễm bệnh.

Hiện nay, hội chứng này đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế

giới, kể cả các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển và có thể gây ra những

tổn thất rất lớn cho người chăn nuôi. Theo kết quả đánh giá tác động kinh tế của

PRRS với ngành chăn nuôi lợn của Mỹ, hàng năm nước này phải gánh chịu

những tổn thất và chi phí cho công tác phòng chống bệnh lên đến 560 triệu

USD. Mặc dù, Hội chứng này lần đầu tiên phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó

là ở Châu Âu (tại Đức vào cuối năm 1990 và tại Hà Lan vào năm 1991) và châu

Á dầu những năm 90, đến nay các biện pháp khống chế bệnh vẫn chưa khẳng

định là thành công. Do đó, chắc chắn những tổn thất liên quan đến PRRS vẫn

còn tiếp tục xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc nắm rõ về bệnh là

một trong những khâu quan trọng trong công tác phòng chống dịch nhằm giảm

thiểu những tổn thất không đáng có.

I. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS: Porcine Reproductive

and Respiratory Syndome) còn gọi là “ bệnh lợn tai xanh”, là một bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm đối với loài lợn (kể cả lợn rừng ), gây ra bởi virus Lelystad.

Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng về rối loạn sinh sản ở lợn nái :

sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu. Ở lợn con theo mẹ, lợn hậu bị thể

hiện viêm đường hô hấp rất nặng: sốt, ho, khó thở, chết với tỷ lệ cao. Theo FAO

xác định bệnh không lây truyền sang gia súc khác và con người.

Một số tên gọi khác của bệnh:

*Mỹ:

- Mystery disease syndrom (MDS).

3

- Swine Reproductive and Respiratory Syndrom (SRRS).

- Swine Infertility and Respiratory Syndrom (SIRS).

- Mistrey swine disease.

*Cộng đồng các nước châu Âu và tổ chức dịch tễ thế giới:

- Porcine Reproductive and Respiratory Syndrom (PRRS)

HA. Một số tên gọi khác của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản

II. LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BỆNH

Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Mỹ vào khoảng năm 1987, vào thời

điểm đó, do chưa xác định được căn nguyên bệnh nên được gọi là “bệnh bí hiểm

ở lợn” (MDS), một số người căn cứ theo triệu chứng gọi là “bệnh tai xanh ở

lợn”.Sau đó bệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và được gọi bằng nhiều tên: Hội

chứng hô hấp và sinh sản của lợn (SIRS), bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu

Mỹ hay Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS), hội chứng hô hấp và sinh

sản lợn (PRRS), bệnh tai xanh như ở châu Âu. Năm1992, Hội nghị quốc tế về

bệnh này được tổ chức tại St.Paul, Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS và được

tổ chức Thú y Thế giới công nhận .

*Tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở các nước trong khu vực:

4

Tính từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu

lục ( trừ châu ÚC và New Zealand) trên Thế giới đã báo cáo cho tổ chức Thú y

thế giới (OEI) khẳng định phát hiện có PRRS lưu hành. Con số thực tế sẽ còn

khác rất nhiều. Trong số các nước nêu trên có cả các nước có nghành chăn nuôi

phát triển mạnh như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức…tổn thất do

PRRS gây ra tại các nước này lên đến hàng trăm triệu đô la.

HA. Bản đồ lịch sử xuất hiện bệnh PRRS trên thế giới

Tại Trung Quốc, dịch bệnh PRRS đã xuất hiện trong những năm gần đây

và hiện đang còn tồn tại. Chủng virus đang lưu hành tại nước này là chủng thuộc

dòng Bắc Mỹ, chúng được chia thành hai dạng, gồm chủng cổ điển (gây chết ít

lợn mắc bệnh) và chủng độc lực cao (gây chết nhiều lợn nhiễm bệnh).Trong

vòng hơn 3 tháng của năm 2006, chủng virus PRRS độc lực cao đã gây ra đại

dịch lây lan ở hơn 10 tỉnh phía Nam, làm hơn 2 triệu con ốm, trong đó có hơn

400.000 lợn mắc bệnh đã chết. Tính từ đầu năm đến tháng 7/2007, dịch bệnh đã

xảy ra ở trên 25 tỉnh, với trên 180.000 lợn mắc bệnh và 45.000 con chết. Điều

đáng chú ý là virus gây ra đại dịch PRRS vào năm 2006 ở Trung Quốc đã cho

thấy những thay đổi, tăng tính cường độc mạnh hơn rất nhiều so với các chủng

virus PRRS cổ điển được phân lập ở nhiêu địa phương khác nhau tại nước này

từ năm 1996-2006.

5

Bên cạnh đó một báo cáo khác cũng cho thấy tại nước này tỷ lệ lợn có

huyết thanh dương tính với PRRS tại tỉnh Quảng Đông là trên 57%, đặc biệt các

trại chăn nuôi tập trung với số lượng lớn có tỷ lệ lưu hành của virus cao hơn các

trại chăn nuôi nhỏ lẻ. Điều đáng chú ý là tại Hồng Kông, người ta đã xác định

được rằng lợn có thể nhiễm đồng thời cùng một lúc cả 2 chủng virus dòng Bắc

Mỹ và dòng Châu Âu.

Tại Thái Lan, một nghiên cứu quy mô rộng lớn từ năm 2000-2003 cho

thấy các virus PRRS được phân lập từ nhiều điạ phương thuộc nước này gồm cả

chủng dòng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ. Trong đó virus thuộc chủng dòng Bắc

Mỹ chiếm 33,58%, dòng Châu Âu chiếm 66,42%. Các nghiên cứu trước đó đã

khẳng định PRRS lần đầu tiên xuất hiện ở nước này vào năm 1989 và tỷ lệ lưu

hành huyết thanh của bệnh này cũng thay đổi khác nhau, từ 8,7% vào năm 1991

và trên 76% vào năm 2002. Nguồn gốc PRRS tại Thái Lan là do việc sử dụng

tinh lợn nhập nội đã bị nhiễm virus PRRS hoặc là do các đàn nhập nội mang

trùng.

* Diễn biến dịch PRRS tại Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử vào năm 1997, PRRS được phát hiện trên đàn

lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh miền Nam. Kết quả kiểm tra thấy 10/51 lợn giống

nhập khẩu có huyết thanh dương tính với PRRS. Toàn bộ số lợn này đã được xử

lý vào thời gian đó. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, các nghiên cứu về

bệnh trên những trại lợn giống tại các tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ lợn có huyết

thanh dương tính với bệnh rất khác nhau, từ 1,3% cho tới 68,29% (Báo cáo của

Cục Thú y, 2007).

Điều tra huyết thanh học của các tác giả Akemi Kamakawa và Hồ Thị

Viết Thu từ năm 1999-2003 cho thấy tỷ lệ lợn có kháng thể kháng virus PRRS

tại Cần Thơ là 7,7% (37/478 mẫu dương tính với virus PRRS).

Như vậy có thể thấy virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta

trong một thời gian dài. Tuy nhiên, kể từ khi xác định được lợn có kháng thể

6

kháng virus PRRS ở đàn lợn giống nhập từ Mỹ, tại Việt Nam chưa từng có vụ

dịch PRRS nào xảy ra.

+ Đợt dịch đầu tiên:

Dấu ấn quan trọng của dịch PRRS tại Việt Nam được bắt đầu từ ngày

12/3/2007, hàng loạt đàn lợn tại Hải Dương có những biểu hiện ốm khác

thường. Ngày 23/3/2007, lần đầu tiên cơ quan thú y tại tỉnh này đã báo cáo cho

Cục Thú y, ngay sau đó ngày 26/3/2007, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung

ương- Cục Thú y đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính

với virus PRRS (2007). Do lần đầu tiên dịch PRRS xuất hiện tại Việt Nam và do

không quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan

nhanh và phát triển mạnh tại 6 tỉnh thành khác nhau thuộc Đồng bằng Sông

Hồng, gồm: Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Giang và Hải Phòng làm

hàng ngàn con lợn mắc bệnh ( Bảng 1).

Bảng 1: Tổng hợp tình hình dịch bệnh tai xanh tại các tỉnh phía Bắc (từ 12/3- 5/5/2007)

T

T

Tỉnh Số

huyện

Số

Số lợn mắc bệnh Số lợn chết và xử lý

Tổng

số

Lợn

nái

Lợn

con

Lợn

thịt

Tổng

số

Lợn

nái

Lợn

con

Lợn

thịt

1 Hải Dương 5 33 11269 1356 5775 4138 3611 715 1788 1108

2 Hưng Yên 8 56 5427 1104 2181 4142 816 201 510 150

3 Bắc Ninh 3 22 4907 1555 2992 164 82 82

4 Bắc Giang 5 21 5045 1658 2246 1141 291 93 198

5 Thái Bình 2 4 1738 177 1338 223 1263 561 679 223

6 Hải Phòng 1 4 461 129 270 62 50 23 19 8

7 Quảng

Ninh

1 6 2903 376 1827 700 1101 137 873 91

Tổng số 25 146 31750 6355 16629 8406 7296 1812 4149 1580

Qua bảng 1 cho thấy, dịch PRRS tại Việt Nam đã xảy ra với lợn ở các lứa

tuổi khác nhau (lợn nái, lợn con, lợn thịt). Số liệu trên có thể có nhiều thay đổi

so với thực tế vì việc khai báo của người chăn nuôi còn chưa thực sự trung thực

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!