Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở Lợn (PRRS)
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
182.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1453

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở Lợn (PRRS)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nh×n ra thÕ giíi

44 T¹p chÝ ch¨n nu«i sè 7 - 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN (PRRS)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PRRS

1.1. Đặc điểm dịch tễ học (Porcine Respirative

and Reproductive Sig... )

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn

(PRRS), còn gọi là bệnh Tai xanh là bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, và có thể ghép

với các loại mầm bệnh khác, do đó làm ốm và

chết nhiều lợn nhiễm bệnh. Hội chứng lần đầu

tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó

ở Châu Âu và Châu Á vào những năm 90. Cho

đến nay chưa có nước nào trên thế giới khẳng

định là đã thanh toán được bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn,

nhưng tập trung chủ yếu ở lợn nái mang thai và

lợn con theo mẹ. Đặc trưng của PRRS là sảy

thai, thai chết lưu ở lợn nái chửa giai đoạn cuối;

lợn ốm có triệu chứng điển hình như sốt cao

trên 400

- 420C, viêm phổi nặng, đặc biệt là ở

lợn con cai sữa. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh,

trong vòng 3 - 5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm

bệnh, thời gian nung bệnh khoảng 5 - 20 ngày.

Lợn bệnh thường bị bội nhiễm bởi những bệnh

kế phát khác như: dịch tả lợn, phó thương hàn,

tụ huyết trùng, E.Coli, Streptococuss súi,

Mycoplasma spp., Salmonella, v.v...

1.2. Nguyên nhân gây ra PRRS

Nguyên nhân gây ra bệnh Tai xanh là do

loài vi rút PRRS thuộc giống Arterivirus, họ

Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc

dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa vào phân

tích cấu trúc gien, người ta xác định được 2

nhóm vi rút, nhóm I gồm các vi rút thuộc chủng

Châu Âu (tên gọi phổ thông là vi rút Lelystad)

gồm nhiều (4) phân nhóm (subtype) đã được

xác định. Nhóm II gồm các vi rút thuộc dòng

Bắc Mỹ (với tên gọi là VR - 2332). Sự khác

nhau về cấu trúc chuỗi nucleotide của vi rút

thuộc hai chủng là khoảng 40%, do đó ảnh

hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo

giữa hai chủng.

Qua nghiên cứu giải mã gen của vi rút tại

Mỹ, Trung Quốc cho thấy, các mẫu vi rút gây

bệnh Tai xanh tại Việt Nam có mức tương đồng

về amino acid từ 99 - 99,7% so với chủng vi rút

gây bệnh Tai xanh thể độc lực cao của Trung

Quốc và đều bị mất 30 axít amin. Điều này cho

thấy, chủng vi rút gây bệnh Tai xanh ở nước ta

hiện nay thuộc dòng Bắc Mỹ, có độc lực cao

giống Trung Quốc.

1.3. Nguồn bệnh và quá trình truyền lây của

PRRS

Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, phân,

nước tiểu của lợn mắc bệnh hoặc mang trùng

và phát tán ra môi trường. Ở các loại lợn mẫn

cảm, vi rút có thời gian tồn tại và được bài thải

ra môi trường tương đối dài: ở lợn mang trùng

và không có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể

được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở

phân khoảng 28 - 35 ngày, ở huyết thanh

khoảng 21 - 23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng

56 - 157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày; đặc biệt

ở lợn mắc bệnh sau khi hồi phục 210 ngày vẫn

có thể phát hiện vi rút trong máu.

Ở lợn bệnh hoặc lợn mang trùng, vi rút tập

trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, hạch

lympho, lách, tuyến ức và ở huyết thanh. Đây là

những bệnh phẩm cần được lấy để gửi đi chẩn

đoán, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Vi rút

có thể phát tán, lây lan thông qua các hình

thức: Trực tiếp: tiếp xúc với lợn mắc bệnh, lợn

mang trùng, phân, nước tiểu, bụi, bọt nước, thụ

tinh nhân tạo và có thể do lợn rừng hoặc thậm

chí là một số loài chim hoang (vịt trời); Gián

tiếp: dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận

chuyển và dụng cụ bảo hộ lao động mang

trùng. Hình thức phát tán qua không khí (từ

phân, chất thải mang vi rút), theo gió (có thể đi

xa tới 3 km) hoặc có thể do một số loài chim

hoang được xem là mối nguy hiểm ở trong các

vùng dịch.

II. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN THẾ GIỚI

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!