Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Trần Bá Thạnh
Trần Tiến
Châu Thị Ngọc Nữ
Người hướng dẫn: ThS. Phan Ngọc Thùy Như
TP. Hồ Chí Minh, 2013
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, sau cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 2008, tuy có nhiều biến chuyển, song vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức,
cụ thể cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu vẫn còn kéo dài, mới chỉ có một số biện
pháp nhằm hạn chế sự nhân rộng trong Eurozone. Bên cạnh đó là sự bất ổn ở khu vực
Trung Đông và Bắc Phi. Có thể nói, kinh tế thế giới nói chung có nhiều biến chuyển
thì nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng sẽ bị ảnh hưởng là đều tất yếu. Nền kinh tế
Việt Nam đã và đang từng bước có những cải cách nhằm đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 thì Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Là một thành phần của nền kinh tế, thị trường tài chính – ngân hàng
là một trong những mắc xích trong chuỗi tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường tài
chính phát triển là động lực thúc đẩy những ngành khác phát triển, tạo một nguồn vốn
trong kinh doanh.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài
chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong
hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài
chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc
gia. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam nói chung, và ngành ngân hàng nói riêng đang gặp
khó khăn và thách thức lớn, như tình hình nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm,
một số ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy
đòi hỏi phải hoạch định chính sách, cơ cấu lại, để góp phần khắc phục những hạn chế,
yếu kém của hệ thống trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới. Xuất
phát từ việc mong muốn tìm hiểu, phân tích thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
hiện nay và những vấn đề liên quan đến tiến trình tái cấu trúc từ đó nhằm đưa ra những
định hướng, đề xuất trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam thời
gian tới, nhóm quyết định chọn đề tài
“Hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay”
2. Mục tiêu chọn đề tài
Đề tài được chọn nhằm phân tích thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt
Nam hiện nay và tác động của quá trình tái cấu trúc ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt
Nam. Bên cạnh những hiệu quả đạt được thì vẫn tồn tại những mặt hạn chế, kém hiệu
quả, đòi hỏi những biện pháp, định hướng khắc phục trong thời gian tới góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, từ đó ổn định,
phát triển nền kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng chủ yếu là các phương pháp như thu thập
số liệu, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong việc trình bày tình
hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thực trạng, nguyên nhân, hiệu quả hạn chế của
quá trình tái cấu trúc, qua đó nêu ra các định hướng, đề xuất cho hoạt động tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng trong thới gian tới.
5. Giới thiệu kết cấu báo cáo
Báo cáo được kết cấu theo bố cục 4 chương, cụ thể:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Chương 2: Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Chương 3: Thực trạng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
- Chương 4: Định hướng, đề xuất cho hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Việt Nam trong thời gian tới
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. NHNN Ngân hàng nhà nước
2. NHTM Ngân hàng thương mại
3. NH Ngân hàng
4. UBND Ủy ban nhân dân
5. LNH Liên ngân hàng
6. DNNN Doanh nghiệp nhà nước
7. DPRR Dự phòng rủi ro
8. TCTD Tổ chức tín dụng
9. BĐS Bất động sản
10. CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu
11. FCS Ủy ban giám sát tài chính
12. ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
13. HBB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà Hà Nội
14. SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
15. FCB Ngân hàng thương mại cố phần Đệ nhất
16. TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín nghĩa
17. SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
18. ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
19. ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu
20. GDP Tổng sản phẩm quốc nội
21. FPI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
22. VPSC Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
23. MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
24. BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển
Việt Nam
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng Biểu Trang
Bảng 3.1 Lãi suất cơ bản bình quân và vốn huy động của hệ thống NH 31
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 35
Bảng 3.3 Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn từ 2008 – 2012 43
Bảng 3.4 Bảng phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 28
Hình vẽ, đồ thị
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện lãi suất cơ bản bình quân và vốn huy động tăng 32
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện lãi suất bình quân liên NH 34
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 – 2012 36
Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng VND và ngoại tệ 38
Hình 3.5 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ từ năm 2008 – 2012 41
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ tăng nợ xấu từ năm 2008 – 2012 41
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện Tổng tài sản có của hệ thống NH 45
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện Vốn tự có của hệ thống NH đến 31/10/2012 46
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện Vốn diều lệ của hệ thống NH đến ngày 31/10/2012 48
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 49
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trên tổng tài sản 50
Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 50
Hình 3.13 Mối quan hệ qua lại giữa bất ổn kinh tế và bất ổn ngân hàng 73
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG .............1
1. Tổng quát về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ............................................................................1
2. Các hình thức tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...........................................................................2
2.1 Sáp nhập....................................................................................................................2
2.2 Hợp nhất ....................................................................................................................2
2.2 Mua lại (thương vụ M&A) .......................................................................................3
3. Mục đích của việc tái cấu trúc hệ thống NH...............................................................................4
4. Những khó khăn, thách thức trong quá trình tái cấu trúc ...........................................................7
5. Kinh nghiệm ở các nước trong tái cấu trúc NH........................................................................10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM............................15
1. Tổng quan về ngành NH Việt Nam...........................................................................................15
2. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................................16
3. Chức năng của NH....................................................................................................................18
3.1 NHNN Việt Nam ....................................................................................................18
3.2 NH thương mại .......................................................................................................20
3.2.1 Chức năng trung gian tín dụng .........................................................................20
3.2.2 Chức năng trung gian thanh toán......................................................................20
3.2.3 Chức năng tạo tiền............................................................................................20
3.2.4 Chức năng cung ứng dịch vụ NH.....................................................................21
4. Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động của NH.............................................................25
4.1 Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục dịch vụ, cạnh tranh...............................25
4.2 Sự gia tăng trong chi phí vốn..................................................................................25
4.3 Cách mạng trong công nghệ NH ............................................................................26
4.4 Sự củng cố và mở rộng về mặt đại lý ......................................................................26
4.5. Yêu cầu mới về quản trị NH...................................................................................27
4.6 Quá trình toàn cầu hóa NH......................................................................................29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................................31
1. Tình hình hoạt động của hệ thống NH......................................................................................31
1.1 Nguồn vốn kinh doanh ...........................................................................................31
1.1.1 Nguồn vốn huy động........................................................................................31
LỜI MỞ ĐẦU Trang
1.1.2 Nguồn vốn khác ...............................................................................................33
1.2 Tổng dư nợ tín dụng ...............................................................................................35
1.3 Tỉ lệ nợ xấu.............................................................................................................39
1.4 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................................................42
1.5 Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của một số NH yếu kém.............................43
1.6 Các chỉ số tài chính..................................................................................................45
1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................................51
1.7.1 Thu nhập...........................................................................................................51
1.7.2 Chi phí..............................................................................................................52
1.7.3 Lợi nhuận sau thuế ...........................................................................................54
2. Nguyên nhân dẫn đến việc cần tái cấu trúc lại hệ thống NH....................................................56
2.1 Nguyên nhân khách quan .......................................................................................56
2.2 Nguyên nhân chủ quan ...........................................................................................58
3. Điều kiện tái cấu trúc ................................................................................................................59
4. Thực trạng tái cấu trúc hệ thống NH đang diễn ra tại Việt Nam ..............................................60
4.1 Giai đoạn trước năm 2008 .......................................................................................60
4.2 Giai đoạn từ năm 2008 đến hiện nay.......................................................................62
5. Kết quả của hoạt động tái cấu trúc............................................................................................68
5.1 Kết quả đạt được......................................................................................................68
5.2 Hạn chế của việc tái cấu trúc hệ thống NH ............................................................70
6. Ảnh hưởng của việc tái cấu trúc hệ thống NH đến nền kinh tế Việt Nam................................72
6.1 Tình hình kinh tế vĩ mô ..........................................................................................72
6.2 Tình hình kinh tế vi mô ..........................................................................................75
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI...........................................78
1. Hoàn thiện về hệ thống pháp lý chặt chẽ ..................................................................................78
2. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị NH và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực .........79
3. Phân khúc hệ thống NH để đáp ứng mục tiêu nội tại và mục tiêu cạnh tranh với khu vực và
thế giới...........................................................................................................................................81
4. Quá trình tái cấu trúc cần đảm bảo tính an toàn lành mạnh cho toàn hệ thống........................83
5. Triển khai dưới nhiều hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp ............................................85
6. Tái cấu trúc hệ thống NH gắn liền với tái cấu trúc nền kinh tế ................................................86
7. Thực hiện theo nguyên tắc thận trọng, tận dụng được nguồn lực kinh tế ................................87
-1-
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1. Tổng quát về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng (NH) nói riêng tồn tại và phát triển
qua nhiều giai đoạn khác nhau với những bước thăng trầm của lịch sử. Ở bất cứ giai
đoạn phát triển nào doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những nguy cơ từ môi trường
kinh doanh bên ngoài và sự yếu kém về nội bộ doanh nghiệp. Trước những khó khăn
đó, nếu doanh nghiệp không chủ động khắc phục những yếu kém để vượt qua những
thách thức thì nguy cơ tụt hậu sẽ là vấn đề sẽ xảy ra. Sự yếu kém ở đây không chỉ
dừng lại ở việc sai đâu sửa đấy, mà điều quan trọng là phải tạo ra một sự thay đổi có
tính lâu dài. Định hướng phải đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay để tạo lợi thế trong
cạnh tranh, liên quan đến sự thay đổi về tư duy, về nhận thức, về cách quản lý và điều
hành. Tái cấu trúc doanh nghiệp chính là việc tái cấu trúc và thiết kế lại để gọn nhẹ,
linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi.
Theo cách hiểu thông thường thì tái cấu trúc chính là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp, bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các
phòng ban chức năng với những tên gọi mới. Có thể đây chỉ là một phần của vấn đề,
và nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động tương đối ổn định và đang gặp
khó khăn về vấn đề tổ chức không hợp lý. Nếu hiểu rộng hơn, tái cấu trúc còn quan
tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối
hợp công việc và điều hành công việc. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, thì việc tái
cấu trúc đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách công tác quản
lý, tái cấu trúc lại các quá cá quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó định hình mô hình và
cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Tái cấu trúc là quá trình tổ chức lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn
cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra. Một chương trình tái cấu trúc
toàn diện sẽ diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực như tái cấu trúc tổ chức, nguồn nhân lực,
-2-
cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của
doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai một phần tại một hay nhiều
mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu
là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó.
Tái cấu trúc hệ thống NH tại Việt Nam được xác định là tái cấu trúc lại quản trị,
điều hành và cấu trúc lại tình hình tài chính của các NH. Đây được coi là nhiệm vụ rất
cấp bách không chỉ nhằm bảo vệ và lành mạnh hoá hệ thống tài chính mà còn để củng
cố uy tín và niềm tin với người dân vào hệ thống NH nói riêng và sự điều hành của
Nhà nước nói chung.
2. Các hình thức tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
2.1 Sáp nhập
Sáp nhập doanh nghiệp theo nghĩa hẹp là giao dịch trong đó một hoặc một số
doanh nghiệp từ bỏ pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và
nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Sau khi việc sáp nhập hoàn thành doanh
nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.
Bên cạnh đó, sáp nhập cũng có thể hiểu là việc hai công ty, thường là có cùng quy
mô, thống nhất sẽ cùng tham gia hợp nhất với nhau và trở thành một doanh nghiệp.
Một vụ sáp nhập với tính chất công bằng như thế cũng được gắn với cái tên là “sáp
nhập cân bằng”. Với một thương vụ sáp nhập như thế, cổ phiếu cũ của hai công ty sẽ
không còn tồn tại mà công ty mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu thay thế.
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp, điều 107 và 108 đã định nghĩa về khái niệm
sáp nhập như sau: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
2.2 Hợp nhất
Cũng theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, khái niệm hợp nhất được định nghĩa:
“Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản,