Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802-1883)
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
6.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1738

Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều nguyễn (1802-1883)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

HOẠT ĐỘNG ĐÚC TIỀN VÀ QUẢN LÍ TIỀN TỆ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

(1802-1883)

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tú Duyên

Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Lớp : 17SLS

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ

trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt

thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ

dưới triều Nguyễn (1802-1883)” đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,

giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin

gửi đến quý thầy cô ở Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu trong

việc định hướng cách thức thực hiện một đề tài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Anh Thuận đã tận tâm hướng dẫn thông

qua những buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nếu không có những lời

hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài báo cáo này sẽ rất khó có thể hoàn thiện được.

Vì là lần đầu thực hiện việc nghiên cứu một đề tài khoa học vì vậy kiến thức của em

còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ. Cảm ơn thầy đã thấu hiểu cho những sai sót của em

và tận tình chỉ dẫn chúng em khắc phục nó. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm - Đại

học Đà Nẵng, Phòng Tổ chức - Hành chính, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em

tìm kiếm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu.

Mình cũng xin cảm ơn tập thể lớp 17SLS đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ, tiếp

thêm sức mạnh để mình có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô trong Khoa Lịch sử dồi dào sức khỏe để

tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai

sau.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6

3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................6

3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6

4.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................6

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................6

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................7

5.1. Nguồn tư liệu.................................................................................................7

5.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8

6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................9

7. Cấu trúc của đề tài ...............................................................................................9

NỘI DUNG ..............................................................................................................10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRIỀU NGUYỄN (1802-1883) VÀ HOẠT ĐỘNG

ĐÚC TIỀN, QUẢN LÍ TIỀN TỆ TRƯỚC THẾ KỈ XIX Ở VIỆT NAM ..........10

1.1. Tổng quan về triều Nguyễn (1802-1883) .......................................................10

1.1.1. Tình hình chính trị....................................................................................10

1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .........................................................................12

1.1.3. Tình hình văn hóa - tư tưởng....................................................................15

1.2. Vài nét về hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ trước thế kỉ XIX..................17

1.2.1. Quan niệm và ý nghĩa của tiền tệ .............................................................17

1.2.2. Vài nét về hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ trước thế kỉ XIX ...........19

Chương 2: HOẠT ĐỘNG ĐÚC TIỀN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-1883) .29

2.1. Nguồn nguyên liệu đúc tiền............................................................................29

2.2. Hình dạng bên ngoài và kĩ thuật đúc tiền .......................................................33

2.2.1. Hình dạng của đồng tiền...........................................................................33

2.2.2. Kĩ thuật đúc tiền .......................................................................................39

2.3. Hoạt động đúc tiền dưới triều vua Nguyễn (1802-1883) ...............................44

2.3.1. Cơ quan tổ chức đúc tiền triều Nguyễn (1802-1883)...............................44

2.3.2. Hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883)................................47

2.4. Các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đúc tiền và biện pháp xử lí của triều

Nguyễn (1802-1883)..............................................................................................51

2.5. Một số nhận định về hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn (1802-1883) .....56

Chương 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ TIỀN TỆ DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802-

1883)..........................................................................................................................59

3.1. Quản lí tiền tệ trong các kho nhà nước ở trung ương và địa phương.............59

3.2. Quản lí hoạt động lưu thông tiền tệ trong xã hội............................................64

3.3. Các hiện tượng tiêu cực trong vấn đề quản lí và lưu thông tiền tệ và biện pháp

xử lí của triều Nguyễn (1802-1883) ......................................................................66

3.4. Một số nhận định về hoạt động quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883)

...............................................................................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75

PHỤ LỤC.................................................................................................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đối với những tác giả cổ điển trong lĩnh vực khoa học xã hội như Karl Marx,

Max Weber hay Georg Simmel, đồng tiền được nhìn nhận như một trong những nhân

tố trong quá trình lý tính hóa và hiện đại hóa xã hội, đặc biệt là trong khuôn khổ phát

triển của chủ nghĩa tư bản.

Marx coi đồng tiền là nhân tố ràng buộc con người với xã hội, là “sợi dây của

mọi sợi dây”, nó là “phương tiện phổ biến để chia rẽ xã hội” nhưng đồng thời nó

cũng là “phương tiện liên hợp thật sự, là lực lượng hóa học phổ biến của xã hội” [35,

tr. 132-133]. Marx cho rằng tiền có thuộc tính “vạn năng”, nó “có thể mua được tất

cả, có thể chiếm hữu mọi vật, nó là vật coi như là sự chiếm hữu tối cao”. [35, tr. 130].

Trong một công trình Triết học về đồng tiền (Philosophie des Geldes) (1900),

nhà xã hội học người Đức Georg Simmel đã phân tích ý nghĩa xã hội học của đồng

tiền và của các quan hệ tiền tệ. Ông cho rằng đồng tiền, ngoài giá trị khách quan của

nó là giá trị kinh tế thì còn có giá trị chủ quan xét về mặt xã hội. Theo Simmel, khi

hình thức giao dịch bằng tiền tệ thay thế dần những hình thức trao đổi bằng hiện vật

thì lúc đó cũng diễn ra những sự thay đổi trong các hình thức quan hệ tương tác giữa

các chủ thể trong xã hội. Vì tiền tệ là một vật có thể đo đếm được một cách chính xác

và sử dụng dễ dàng trong việc trao đổi những thứ hàng hóa hết sức khác biệt nhau,

nên nó trở thành một phương tiện trao đổi phi cá nhân (impersonal) mà những vật

trao đổi ngang giá trước nó như cái cồng hay vỏ sò không thể nào có được. Simmel

cho rằng khi tiền tệ trở thành sợi dây liên hệ chủ yếu giữa con người với nhau, thì nó

thay thế những mối quan hệ ràng buộc cá nhân vốn thường bao hàm tình cảm hay

cảm xúc, bằng những mối liên hệ phi cá nhân hướng đến một mục tiêu nhất định nào

đó. Hệ quả là sự tính toán trừu tượng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời

sống, kể cả lĩnh vực quan hệ gia đình thân tộc hay lĩnh vực thưởng ngoạn nghệ thuật

vốn trước đó là những lĩnh vực mà người ta chỉ có thể đánh giá chủ yếu một cách

định tính hơn là định lượng.

2

Vậy người Việt Nam có cái nhìn như thế nào về tiền tệ? Xã hội Việt Nam truyền

thống vỗn dĩ mang đặc trưng là trọng nhân trị hay đức trị hơn là pháp trị, cư xử theo tình

hơn là theo lý “hợp tình hợp lý”, đề cao các quan hệ tình nghĩa. Tuy nhiên, không vì vậy

mà chính quyền xem nhẹ tầm quan trọng của tiền tệ trong xã hội. Bởi lẽ đồng tiền là đơn

vị chính xác nhất để thay thế cho vỏ sò, cho cồng. Cùng với đó, sự thống nhất về hệ

thống tiền tệ trên cả nước sẽ giúp mọi người trao đổi buôn bán một cách dễ dàng hơn và

đem lại hiệu quả quản lí cao đối với các nhà quản lí.

Các giá trị được định hình trong lịch sử Việt Nam là kết tinh của một quá trình lâu

dài trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế - xã hội. Không nằm ngoài quá trình

vận động trên, tiền tệ Việt Nam cũng luôn luôn biến đổi qua các thời kì. Tiền tệ Việt

Nam đã có lịch sử hơn 1000 năm thăng trầm và thay đổi. Trải qua chiến tranh và thời

gian, các tài liệu, thư tịch liên quan hoặc các ghi chép về tiền tệ Việt Nam đến nay còn

khiêm tốn. Trong suốt chiều dài lịch sử, những ghi chép về tiền tệ của dân tộc cũng chỉ

là những nét đậm nhạt khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau trong nhận định.

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời nên tiền kim

loại đã xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Gần 1.000 năm bị các triều đại quân chủ

phương Bắc thống trị, Việt Nam đã tiếp nhận và sử dụng các loại tiền khác nhau của các

triều đại quân chủ phương Bắc. Nó được phát hiện thông qua các đợt khai quật khảo cổ

học với các loại tiền Bán Lạng, Ngũ Thù, Đại Tuyền Ngũ Thập…. Để thuận tiện trong

việc giao thương, buôn bán hàng hóa giữa các vùng miền cũng như để đưa ra một đơn

vị tiền tệ thống nhất trong cả nước, chính quyền quân chủ Việt Nam đã cho thay thế trao

đổi bằng hiện vật thành trao đổi bằng một đơn vị tiền tệ chung ngang giá giúp cho việc

lưu thông, buôn bán giữa các nơi trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Sau khi dẹp loạn “12 sứ quân”, thống nhất quốc gia, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng

đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Từ đây, mở ra thời kỳ xây dựng và phát triển nhà nước

quân chủ Việt Nam độc lập tự chủ, lịch sử tiền tệ cũng bước sang trang mới với các tiền

kim loại do nhà nước quân chủ Việt Nam tự đúc. Tiền kim loại đối với các triều đại quân

chủ Việt Nam ngày càng trở nên trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,

đặc biệt kinh tế hàng hóa.

Triều Nguyễn được xem là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam, đã

cùng trải qua những thăng trầm, biến đổi của đất nước, nhất là trong bối cảnh lúc bấy

3

giờ khi mà trên thế giới đã diễn ra những sự thay đổi lớn và có những tác động nhất định

đến nhận thức, ứng xử của triều Nguyễn đối với các vấn đề bên ngoài. Trong lĩnh vực

tiền tệ, triều Nguyễn đã có sự kế thừa cũng như cải tiến, nâng cao giá trị của đồng tiền

trong xã hội. Tuy nhiên, so với các chuyên khảo khác về triều Nguyễn thì vấn đề đúc

tiền và quản lí tiền tệ lại chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến để khai thác các

khía cạnh của vấn đề. Nghiên cứu tiền tệ triều Nguyễn không chỉ để hiểu thêm về triều

đại này, mà còn để hiểu biết về lịch sử tiền tệ Việt Nam dưới thời quân chủ, và qua đó

rút ra những bài học kinh nghiệm, những gợi ý lịch sử cho công tác hoàn thiện hệ thống

lưu thông tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, đề tài “Hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-

1883)” nhằm mục đích khắc họa một phần bức tranh tổng thể về tiền tệ Việt Nam, góp

phần làm rõ một số vấn đề liên quan đề tài này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cùng với quá trình phát triển, sự nhìn nhận, đánh giá lại về vương triều Nguyễn -

triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử dân tộc, đã và đang thu hút được sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu. Từ những nghiên cứu chung về tổ chức bộ máy nhà nước,

tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội đến các nghiên cứu cụ thể về triều Nguyễn

đã liên tiếp được thực hiện nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức đầy đủ hơn và đánh

giá chính xác hơn về triều đại này. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có công trình

nào nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động đúc tiền và quản lí tiền tệ dưới triều

Nguyễn (1802-1883). Các công trình tìm hiểu về tiền tệ Việt Nam được xuất bản từ sau

năm 1990 đến nay gồm có:

Tiền tệ Việt Nam theo dòng lịch sử (1995) của Phạm Thăng, nội dung chủ yếu tập

trung việc khái quát tiến trình phát triển của đồng tiền Việt Nam từ thời cổ đại đến thời

kì hiện đại. Sách đề cập đến các loại tiền tệ dưới các triều đại lịch sử, trong đó tập trung

đề cập đến những loại tiền tệ được lưu thông trong xã hội. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu

tả khái lược về cấu tạo của những loại tiền cũng như đề cập đến các đơn vị tiền tệ ở các

thời kì lịch sử khác nhau. Tác giả đặc biệt chú trọng khắc họa tiền tệ Việt Nam thời kì

cổ đại và trung đại. Tuy nhiên, do hàm lượng rộng lớn của kiến thức nên tác giả chỉ tập

trung khái quát về các loại tiền tồn tại ở những thời điểm khác nhau, tác giả chưa đi sâu

vào phân tích sâu về các vấn đề của tiền tệ ở các triều đại. Tác phẩm chỉ dừng lại ở mức

4

giởi thiệu ban đầu về sự phát triển và tồn tại của tiền tệ ở Việt Nam theo diễn trình lịch

sử dân tộc.

The Historical Cash Coins of Việt Nam - Vietnam’s Imperial History as Seen

Through its Currency - Part I: Official and Semi - Official Coins (Singapore, 2004) của

Dr. R. Allan Barker, tác giả đã trình bày được quá trình phát triển của tiền tệ - đặc biệt

là tiền xu dưới thời kì quân chủ. Tiền xu được miêu tả thông qua tác phẩm nhằm khắc

họa sự phát triển của Việt Nam dưới các triều đại. Bài viết đã có những hướng tiếp cận

mới với sự tồn tại, phát triển của tiền xu và ảnh hưởng của tiền tệ trong sự phát triển của

đất nước. Mặc dù bài viết đã khai thác nhiều nguồn tư liệu khoa học, tuy nhiên, do điều

kiện hạn chế nên những nguồn tài liệu chính thống của triều Nguyễn vẫn chưa được tác

giả cập nhật trong bài viết. Một số vấn đề của tiền tệ đặc biệt là dưới triều Nguyễn vẫn

chưa được tác giả khai thác, triển khai. Tuy nhiên, công trình của tác giả đã có những

đóng góp quan trọng trong tiến trình nghiên cứu về các vấn đề của tiền tệ trên lãnh thổ

Việt Nam ở thời kì quân chủ.

Lịch sử tiền tệ Việt Nam (Sơ truy và lược khảo) (2013) của Nguyễn Anh Huy, tác

giả đã trình bày về sự ra đời và phát triển của tiền tệ Việt Nam ngày từ khi Đinh Bộ Lĩnh

dẹp loạn 12 sứ quân lập ra nhà Đinh đến thời kì thực dân Pháp đô hộ đất nước ta. Tác

giả đưa đến một cái nhìn khách quan bao quát về sự phát triển của tiền tệ Việt Nam ngay

từ khi nó xuất hiện và xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả

cũng đưa ra những nhận định của mình về lịch sử tiền tệ qua các thời kì. Tuy vậy, với

một không gian nghiên cứu rộng lớn, khiến tác giả khó lòng đi sâu vào phân tích kỹ tiền

tệ của một thời điểm lịch sử nào. Do vậy, tác giả chỉ dừng ở mức khắc họa có hệ thống

về lịch sử tiền tệ để người đọc có cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của tiền tệ.

Qua đó, tác giả đã gợi ra những hướng nghiên cứu mới cho các nhà nghiên cứu về lịch

sử tiền tệ của từng thời kì, từng triều đại quân chủ ở Việt Nam.

Trong bài viết Khảo về tiền thông dụng triều Nguyễn (2013) của Nguyễn Anh Huy,

so với các chuyên khảo trên, tiền tệ Việt Nam triều Nguyễn được đề cập một cách chi

tiết, cụ thể hơn với những hướng tiếp cận mới. Tác giả đề cập đến tiền tệ triều Nguyễn

trên nhiều phương diện, cách thức khác nhau. Đặc biệt tác giả đề cập đến tiền tệ Việt

Nam thông qua diễn trình lịch sử, điều này đã giúp cho người đọc có cách nhìn khái

quát về tiền tệ của triều Nguyễn cũng như đi sâu vào từng giai đoạn cai trị của các hoàng

5

đế triều Nguyễn. Mặc dù vậy, bài viết vẫn chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sơ lược về

những loại tiền dưới triều Nguyễn, chưa đi vào phân tích sâu, cụ thể về từng loại tiền

cũng như chưa đề cập nhiều đến hoạt động đúc tiền và cách thức quản lí tiền tệ của triều

Nguyễn. Tác giả cũng đề cập đến những nhân tố tác động đến tiền tệ triều Nguyễn nhưng

vẫn chưa đi vào phân tích cụ thể cho nhận định của mình. Tuy vậy, công trình của tác

giả cũng đã góp phần định hình cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về các vấn đề liên

quan đến tiền tệ triều Nguyễn.

Dự án “Lịch sử đồng tiền Việt Nam - Quá trình hình thành và phát triển”

(13/11/2019) do Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TS. Đào

Minh Tú làm chủ nhiệm đã được công bố. Đây là một công trình mang tính hệ thống

bao quát toàn bộ tiền tệ Việt Nam trong lịch sử, có một cái nhìn toàn diện về đồng tiền

Việt Nam trong lịch sử và hệ thống hóa toàn bộ tư liệu về lịch sử hình thành, phát triển

của đồng tiền Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của dự án là các đồng tiền được phát

hành và lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam từ thời vua Đinh Tiên Hoàng đến năm 2016.

Do vậy, tiền tệ triều Nguyễn cũng chỉ là một trong nhiều nội dung thuộc công trình này.

Đề tài chưa đi vào nghiên cứu chi tiết về hoạt động đúc tiền cũng như việc quản lí tiền

tệ dưới triều Nguyễn mà chỉ dừng lại ở mức khái quát, tổng quát tiền tệ Việt Nam theo

tiến trình thời gian của lịch sử.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu về triều Nguyễn

luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong nước cũng như nước

ngoài. Ở một số lĩnh vực, các nhà khoa học đã có những nhận định, kết quả nghiên cứu

mới và được giới học thuật công nhận. Tuy vậy, bên cạnh những thành quả nghiên cứu

mới, vấn đề tiền tệ, đặc biệt là trong hoạt động đúc tiền dưới triều Nguyễn, vẫn chưa

được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu về tiền tệ

nói chung và về đúc tiền, quản lí tiền tệ nói riêng vẫn chỉ dừng lại ở bước giới thiệu ban

đầu, chưa khai thác sâu nội dung liên quan đến hoạt động đúc tiền cũng như hoạt động

quản lí lưu thông tiền tệ dưới triều Nguyễn (1802-1883). Do vậy, cần phải có một đề tài

nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến tiền tệ triều Nguyễn nói chung cũng như hoạt

động đúc tiền và quản lí tiền tệ trong thời gian cai trị của 4 vị hoàng đề đầu triều Nguyễn

(1802-1883) nói riêng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!