Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thị Minh Lý
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
934.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1555

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thị Minh Lý

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MINH LÝ

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việc phát triển hoạt động bảo lãnh sẽ góp phần cải thiện đáng kể nguồn thu

của ngân hàng, với ưu điểm là nguồn thu ổn định, mở rộng được thị trường, đa

dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nâng cao thương hiệu, năng lực cạnh tranh. Bất cứ

một nghiệp vụ ngân hàng nào dù đã hình thành và phát triển từ lâu nhưng bao giờ

cũng tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế này có thể xuất phát từ

nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng vậy.

Do vậy, nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank để hiểu rõ thực trạng,

đánh giá thuận lợi, khăn để từ đó có những giải pháp thiết thực và phù hợp với thực

trạng hiện tại, góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank là một vấn đề

cần thiết, mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, các giải pháp đề xuất hoàn toàn có thể

được xem xét, áp dụng cho các ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh. Những kiến

nghị đối với NHNN, cũng như các cơ quan có thẩm quyền là những phản ánh xuất

phát từ tình hình thực tế tại Vietinbank. Trước những yêu cầu thực tế khách quan

cùng với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu linh hoạt từ việc thu thập thông

tin và dữ liệu từ các nguồn khác nhau sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích, thống

kê, so sánh, diễn dịch, quy nạp, khảo sát điều tra…luận văn đã hoàn thành các mục

tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Thứ nhất: Khái quát các lý luận cơ bản về phát triển hoạt động bảo lãnh tại

ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân

hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Từ đó, chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và

nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác phát triển hoạt động bảo lãnh trong thời

gian qua.

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm phát triển hoạt

động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong thời gian tới.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: NGUYỄN THỊ MINH LÝ

Sinh ngày 03 tháng 12 năm 1986 – tại: Gia Lai

Quê quán: Tuy Phước, Bình Định

Hiện công tác tại: Phòng giao dịch Biển Hồ - Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam - Chi nhánh Gia Lai.

Là học viên cao học lớp : CH16C5 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí

Minh.

Cam đoan đề tài: “Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam”.

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính, Ngân hàng.

Mã số: 60340201

Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG.

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường

đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên

cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc

các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy

đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2016

Người cam đoan

Nguyễn Thị Minh Lý

LỜI CẢM ƠN

Trước khi đi vào nội dung luận văn, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn

chân thành đến TS. Hoàng Thị Thanh Hằng, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã

tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm

kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể

hoàn thành luận văn cao học của mình. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên

cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu

của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến: Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc

sỹ tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, quý thầy cô Khoa Sau đại học – trường

Đại học Ngân hàng TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong

suốt hai năm học vừa qua. Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

chi nhánh Gia Lai và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do khả năng, kiến

thức và thời gian có hạn nên không thể tránh được những sai sót trong lúc thực hiện

luận văn này, tôi kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, giúp đỡ tôi để ngày càng hoàn

thiện hơn vốn kiến của mình và có thể tự tin bước vào cuộc sống với vốn kiến thức

có được.

MỤC LỤC

TÓM TẮT

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................2

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................3

6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................3

7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN.......................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................................5

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH .............................................5

1.1.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng..................................................................5

1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của bảo lãnh ngân hàng .....................................6

1.1.2.1. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương.................................6

1.1.2.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập..............................................6

1.1.2.3. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng .............................8

1.1.2.4. Bảo lãnh ngân hàng được tiên hành trên cơ sở chứng từ..................8

1.1.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng ....................................................................9

1.1.3.1.Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh.......................................................9

1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh.....................................9

1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh ..................................................12

1.1.3.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán......................................................14

1.2. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.........................15

1.2.1. Khái niệm về phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng..........................15

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá về phát triển hoạt động bảo lãnh .........................16

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá về qui mô hoạt động bảo lãnh .............................16

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động bảo lãnh .......................18

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO

LÃNH....................................................................................................................20

1.3.1. Nhân tố môi trường vĩ mô.......................................................................20

1.3.2. Khách hàng..............................................................................................22

1.3.3. Các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng ..................................................23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM............................................28

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM..28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam ...........................................................................................................28

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.............29

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam...................................................................................................................30

2.1.4. Phân tích SWOT về Vietinbank..............................................................34

2.1.4.1. Điểm mạnh (Strengths) ....................................................................34

2.1.4.2. Điểm yếu (Weaknesses)...................................................................35

2.1.4.3. Cơ hội (Opportunities) .....................................................................36

2.1.4.4. Thách thức (Threats)........................................................................36

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................37

2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam từ năm 2012 – 2015 .............................................................37

2.2.1.1. Doanh số hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Công thương Việt Nam

.......................................................................................................................38

2.2.1.2. Doanh thu phí từ hoạt động bảo lãnh tại NH TMCP Công thương

Việt Nam .......................................................................................................39

2.2.1.3. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh...............................................................41

2.2.1.4. Cơ cấu bảo lãnh theo phạm vi bảo lãnh ...........................................44

2.2.1.5. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh ...............................................44

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG.............................................................47

2.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................53

2.4.1. Những kết quả đạt được ..........................................................................53

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân..................................................55

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế .....................................................................55

2.3.2.2. Nguyên nhân ....................................................................................58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ........................................................62

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................62

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam...................................................................................................................62

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam...............................................................................................64

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.................................................................65

3.2.1. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh.................................................................65

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng .............................66

3.2.3. Duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch với các Ngân hàng khác69

3.2.4. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh ........................................................69

3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing trong ngân hàng................................70

3.2.6. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực............................................74

3.2.7. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng............................................76

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ .....................................77

3.2.9. Xây dựng mức phí bảo lãnh linh hoạt, phù hợp......................................78

3.3. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................79

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước .............79

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .................................................81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................81

KẾT LUẬN...............................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLNH Bảo lãnh ngân hàng

BL Bảo lãnh

NHTM Ngân hàng thương mại

TSBĐ Tài sản bảo đảm

Vietinbank, NHCT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

TMCP Thương mại cổ phần

CBNV Cán bộ nhân viên

KHDN Khách hàng doanh nghiệp

KHCN Khách hàng cá nhân

BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển

VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNN Ngân hàng Nhà nước

TCTD Tổ chức tín dụng

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Mô hình tổ chức Vietinbank 30

Bảng 2.2: Doanh số hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank 38

Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh 39

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại Vietinbank 41

Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số bảo lãnh theo phạm vi bảo lãnh 44

Bảng 2.6: Phân tích kết quả hoạt động bảo lãnh theo hình thức bảo đảm 45

Bảng 2.7: Ý kiến của khách hàng về sự cần thiết mở rộng các loại hình bảo 50

lãnh tại Vietinbank

Bảng 2.8: Ý kiến của khách hàng về mức phí bảo lãnh của Vietinbank 52

được coi là hấp dẫn, hợp lý

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!