Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
19.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1466

Hoạt động bào chữa của trợ giúp viên pháp lý theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MỘNG CHI

HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA

CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA

CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hƣớng ứng dụng

Mã số: 60.38.01.04

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên: Nguyễn Mộng Chi

Lớp: Cao học luật Bạc Liêu, Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự giúp

đỡ, hướng dẫn của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Tác giả chịu trách nhiệm về tính xác

thực, khách quan của thông tin trích dẫn; các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả

nghiên cứu là trung thực. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu

và tính trung thực của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Mộng Chi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- BLHS : Bộ luật hình sự

- BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

- HĐXX : Hội đồng xét xử

- KSV : Kiểm sát viên

- TGPL : Trợ giúp pháp lý

- TGVPL : Trợ giúp viên pháp lý

- THTT : Tiến hành tố tụng

- TNHS : Trách nhiệm hình sự

- TTHS : Tố tụng hình sự

- VAHS : Vụ án hình sự

- VKS : Viện kiểm sát

- XXST : Xét xử sơ thẩm

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ..6

TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ.......................................................6

1.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa

của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn điều tra, truy tố.............................6

1.1.1. Nhận thức khái quát về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý

trong giai đoạn điều tra, truy tố.........................................................................6

1.1.2. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai

đoạn điều tra, truy tố..........................................................................................8

1.2. Thực tiễn hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn

điều tra, truy tố và nguyên nhân của hạn chế..................................................12

1.2.1. Thực tiễn hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai

đoạn điều tra, truy tố........................................................................................12

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động bào chữa của Trợ

giúp viên pháp lý trong giai đoạn điều tra, truy tố ..........................................19

1.3. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về

hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn điều tra,

truy tố ..................................................................................................................20

1.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa của

Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn điều tra, truy tố ...................................20

1.3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động bào

chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn điều tra, truy tố ...................21

Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................23

CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ24

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .........................24

2.1. Nhận thức khái quát và quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa

của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.....24

2.1.1. Nhận thức khái quát về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý

trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..................................................24

2.1.2. Quy định của pháp luật về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp

lý trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ..............................................27

2.2. Thực tiễn hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn

xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và nguyên nhân của hạn chế............................29

2.2.1. Thực tiễn hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai

đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...................................................................29

2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động bào chữa của Trợ

giúp viên pháp lý trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .....................38

2.3. Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về

hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn xét xử sơ

thẩm vụ án hình sự .............................................................................................40

2.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động bào chữa của

Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ............................40

2.3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động bào

chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

..........................................................................................................................41

Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................44

KẾT LUẬN..............................................................................................................45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc cải cách tư pháp với những định hướng được Đảng ta đặt

ra như: hoàn thiện thể chế hình sự, dân sự, thủ tục tư pháp mà trọng tâm là hoạt

động xét xử được tiến hành có hiệu quả để bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực

tư pháp. Và vấn đề trọng tâm là bảo đảm việc tranh tụng tại phiên tòa theo tinh

thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về “Một số nhiệm

vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày

02/6/2006 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Theo

đó, một hệ thống văn bản pháp luật đã cụ thể hóa, bổ sung đầy đủ, thể hiện rõ ràng

các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; hoạt động bổ trợ tư pháp cũng

từng bước được xã hội hóa mạnh mẽ với sự ra đời của Luật Luật sư, Luật Trợ giúp

pháp lý.

Hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong vụ án hình sự đối với

những đối tượng được trợ giúp pháp lý là một trong những quy định góp phần cụ

thể hóa những quan điểm nêu trên. Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ

quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự thông qua việc ghi nhận vai trò

quan trọng của Trợ giúp viên pháp lý trong việc thực hiện chức năng gỡ tội. Sự

tham gia của Trợ giúp viên pháp lý trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đã góp

phần bảo đảm có hiệu quả hơn các quyền tố tụng của người bị buộc tội, đặc biệt là

quyền bào chữa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự thì hoạt

động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cho bị can, bị cáo còn rất hạn chế. Có

nhiều vụ án có bị can, bị cáo là đối tượng được trợ giúp pháp lý nhưng từ giai đoạn

điều tra, truy tố, xét xử không có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý. Chỉ những

vụ án thuộc trường hợp phải có người bào chữa chỉ định thì có sự tham gia của Trợ

giúp viên pháp lý nhưng số lượng rất hạn chế. Bởi lẽ, hầu hết các vụ án hình sự có

bào chữa chỉ định chỉ có Luật sư cộng tác viên tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo

mà không có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý.

Để khắc phục những vướng mắc trong áp dụng quy định của pháp luật về

hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cho bị can, bị cáo; nâng cao chất

lượng bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cũng như để các quyền tố tụng của bị

can, bị cáo thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được đảm bảo thực hiện một cách

2

tốt nhất, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới, thì vấn đề hoàn thiện

quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về hoạt động bào chữa của Trợ

giúp viên pháp lý là điều rất cần thiết. Vì những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề

tài: “Hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý theo luật tố tụng hình sự Việt

Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt

động bào chữa nói chung và hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý nói riêng.

Về luận án tiến sĩ:

- Lại Văn Trình (2011) “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;

- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014) “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là

người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật thành

phố Hồ Chí Minh;

- Nguyễn Huỳnh Huyện (2012) “Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”, Trường Đại học luật Hà Nội;

Về luận văn thạc sĩ:

- Phan Hòa Hiệp (2013) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp

lý”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

- Đào Thanh Tuấn (2016), Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người

chưa thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật thành

phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thanh Lâm (2018) “Bào chữa chỉ định theo luật tố tụng hình sự

Việt Nam”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

- Trần Minh Lộc (2019), Hoạt động bào chữa của trợ giúp viên pháp lý đối

với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt

Nam, Luận văn thạc sĩ luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

Về bài viết trên các tạp chí khoa học:

- Đoàn Hữu Văn (2013), “Công tác trợ giúp pháp lý thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Dân chủ và pháp luật, chuyên đề 6.

- Nguyễn Thái Phúc “Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng

hình sự”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 4/2007.

- Trần Huy Liệu (2005) “Một số vấn đề về trợ giúp pháp lý cho người nghèo

và đối tượng chính sách”, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý.

3

- Lê Huỳnh Tấn Duy (2018) “Pháp luật Việt Nam về trợ giúp pháp lý trong tố

tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số 11.

- Lê Huỳnh Tấn Duy (2018), “Trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự -

Những nội dung mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các pháp luật khác

có liên quan”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Kỷ yếu Hội thảo

Quốc tế.

Các công trình nghiên cứu trên chỉ đi sâu nghiên cứu về hoạt động bào chữa

nói chung; quyền được bào chữa của bị can, bị cáo; vấn đề trợ giúp pháp lý chỉ ở

góc độ là lý luận hay quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên - một đối

tượng thuộc trường hợp bào chữa chỉ định. Chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu

các quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về hoạt động bào chữa của Trợ giúp

viên pháp lý cho bị can, bị cáo thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý cũng như thực

tiễn áp dụng các quy định về bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý trong quá trình

giải quyết vụ án hình sự có bị can, bị cáo thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý

khác ngoài các bị can, bị cáo được bào chữa chỉ định. Tuy nhiên, kết quả nghiên

cứu đặc biệt là giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, về hoạt động bào

chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên của những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

và các bài viết nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực

hiện luận văn thạc sĩ của học viên.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của luận văn là tìm ra được những giải pháp nhằm góp phần

nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cho bị can, bị

cáo trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn cần thực hiện những

nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự;

- Phân tích, đánh giá quy định của luật tố tụng hình sự và luật trợ giúp pháp

lý về hoạt động bào chữa do trợ giúp viên thực hiện;

- Trình bày, phân tích những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động bào

chữa của trợ giúp viên trong thực tiễn;

- Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về hoạt động bào chữa

của Trợ giúp viên pháp lý cho bị can, bị cáo; đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu

4

quả áp dụng các quy định này, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,

bị cáo, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015, Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 (so sánh với Luật trợ giúp pháp lý năm 2006)

và những văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động bào chữa của trợ

giúp viên và thực tiễn áp dụng các quy định này.

4.2. hạm vi nghiên cứu

- hạm vi nghiên cứu về nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu pháp luật Việt

Nam, trong đó tập trung vào hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cho bị

can, bị cáo là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn và bị can, bị cáo dưới 18 tuổi trong các giai đoạn điều tra, truy tố và

xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Địa phương nghiên cứu: tập trung khảo sát tại ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và

Sóc Trăng.

- Thời gian nghiên cứu: khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định về bào chữa

của Trợ giúp viên pháp lý cho bị can, bị cáo từ năm 2015 đến năm 2019.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như:

- Phương pháp phân tích để giải thích, làm rõ quy định của pháp luật tố tụng

hình sự Việt Nam về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý cũng như đánh

giá, phát hiện những thiếu sót, bất cập.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, nghiên cứu án điển hình, tham khảo ý

kiến chuyên gia được sử dụng để nhận xét, đánh giá thực tiễn hoạt động bào chữa

của Trợ giúp viên pháp lý trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; xác định nguyên

nhân của những hạn chế.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn hệ thống những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật trợ

giúp pháp lý về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị can, bị cáo

là người dân tốc thiểu số cư trú ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và bị can, bị cáo là

người được bào chữa chỉ định thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó,

luận văn xác định những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!