Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
11.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1069

Hoạt động bào chữa của trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH LỘC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy

Học viên: Trần Minh Lộc

Lớp: CHL Khóa 25

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS. Lê Huỳnh Tấn Duy. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả

nghiên cứu là trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và

tính trung thực của luận văn.

Tác giả

Trần Minh Lộc

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : BLHS

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX : Hội đồng xét xử

KSV : Kiểm sát viên

LHQ : Liên hợp quốc

NBC : Người bào chữa

TGPL : Trợ giúp pháp lý

TGVPL : Trợ giúp viên pháp lý

THTT : Tiến hành tố tụng

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA

CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI...........................................................................................6

1.1. Một số khái niệm liên quan đến hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi..........................6

1.1.1. Khái niệm bào chữa .................................................................................6

1.1.2. Khái niệm trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý ..................................9

1.1.3. Khái niệm bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi .....................................15

1.2. Đặc điểm, ý nghĩa hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với

vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ..................................................16

1.2.1. Đặc điểm hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án

mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ...........................................................16

1.2.2. Ý nghĩa hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án mà

bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.................................................................17

1.3. Cơ sở quy định hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ

án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi........................................................20

1.4. Khái quát những quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trước khi ban

hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015............................................................24

1.4.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật

Trợ giúp pháp lý năm 2006 ..............................................................................24

1.4.2. Giai đoạn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật Trợ giúp

pháp lý năm 2006 ..............................................................................................26

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................28

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA CỦA

TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI.........................................................................................29

2.1. Quy định về việc chỉ định, thay đổi hoặc từ chối Trợ giúp viên pháp lý

làm người bào chữa và đăng ký bào chữa cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

...............................................................................................................................30

2.2. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

can là người dưới 18 tuổi....................................................................................33

2.2.1. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn điều tra .........................................33

2.2.2. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn truy tố ...........................................39

2.2.3. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

can là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm................40

2.3. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

cáo là người dưới 18 tuổi....................................................................................42

2.3.1. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

cáo là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa sơ thẩm..............................................42

2.3.2. Quy định về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với bị

cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử phúc thẩm...........................46

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................48

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÀO CHỮA CỦA TRỢ GIÚP

VIÊN PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DƯỚI

18 TUỔI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...........................................................49

3.1. Thực trạng hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án

mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.............................................................49

3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối

với đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ...............................54

3.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ........................54

3.2.2. Hạn chế trong hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ

án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi và nguyên nhân............................59

3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động bào

chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới

18 tuổi...................................................................................................................65

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động bào chữa của Trợ

giúp viên pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ........65

3.3.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi ........................70

3.3.3. Một số kiến nghị khác.............................................................................72

Kết luận Chương 3 ..................................................................................................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được

trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu

biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật (Điều 2 Luật Trợ giúp pháp

lý năm 2017). Trợ giúp pháp lý còn góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật,

bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi

phạm pháp luật.

Trợ giúp pháp lý ở các nước trên thế giới rất phát triển, mang lại hiệu quả

tích cực cho những người yếu thế trong xã hội. Trợ giúp pháp lý là một loại trợ giúp

tư pháp được đại đa số các nước trên thế giới áp dụng (khoảng 150 nước).

Ở Việt Nam, ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 734/TTg về việc thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính

sách, người nghèo, người dưới 18 tuổi... Triển khai thực hiện Quyết định số

734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Trung

tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương lần lượt đã được thành lập, củng cố. Kết quả công tác trợ giúp pháp lý trong

khoảng thời gian này đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các khó khăn,

vướng mắc pháp luật và nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân.

Ngày 29/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Trợ

giúp pháp lý, nâng từ một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ lên thành Luật.

Trên cơ sở triển khai Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành,

công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả nhất định góp phần trong việc

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng yếu thế như: đối tượng chính

sách, người nghèo, người dưới 18 tuổi… nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận

pháp luật.

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 ra đời là một chủ trương chính sách, đúng

đắn của Đảng và nhà nước nhằm trợ giúp pháp lý cho những người yếu thế trong xã

hội như: người nghèo, người già neo đơn, người bị nhiễm HIV… trong đó có đối

tượng là người dưới 18 tuổi. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 (Điều 20) và Luật Trợ

giúp pháp lý năm 2017 (Điều 17) đều có quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý

là Trợ giúp viên pháp lý, đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực ngày

2

01/01/2018) khẳng định vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong việc bào chữa, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những đối tượng theo Luật Trợ giúp pháp lý trong

đó có người dưới 18 tuổi.

Tuy nhiên, học viên nhận thấy bên cạnh những hiệu quả tích cực mà hoạt

động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những khó

khăn, vướng mắc đặt ra cần phải được giải quyết trong thực tiễn. Cụ thể là khi Trợ

giúp viên pháp lý tham gia bào chữa trong các vụ án có đối tượng bị can, bị cáo là

người dưới 18 tuổi thì hoạt động này vẫn còn mang tính hình thức, việc phối hợp

giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với Trợ giúp viên pháp lý vẫn chưa đảm bảo theo

quy định, chế độ chính sách đối với đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý còn nhiều hạn

chế, một số quy định pháp luật có liên đến hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý còn chưa phù hợp…

Với những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài: “Hoạt động bào chữa của

Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo người dưới 18 tuổi theo

Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học. Qua đề tài

nghiên cứu này, học viên mong muốn đưa ra những kiến nghị để giúp cho hoạt

động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo người dưới

18 tuổi ngày càng tốt hơn, mang lại những hiệu quả thiết thực hơn trong thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới hình thức các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận cử nhân

luật, bài viết khoa học có một số công trình liên quan đến đề tài luận văn ở những

mức độ nhất định, điển hình bao gồm:

Về luận án tiến sĩ luật:

- Tạ Minh Lý (2008), Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

trong điều kiện đổi mới, Đại học Hà Nội;

- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người

chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

Về luận văn thạc sĩ luật:

- Đào Thanh Tuấn (2016), Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa

thành niên trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

- Lê Thị Mỹ Vân (2017), Thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi

trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

3

Về khóa luận cử nhân luật:

- Lê Thị Diệu (2007), Hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thành phố Hồ Chí

Minh, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh ;

- Ngô Thị Ánh Tuyết (2010), Địa vị pháp lý của người bào chữa cho bị can,

bị cáo là người chưa thành niên, Hà Nội.

Về bài viết trên các tạp chí khoa học:

- Đoàn Hữu Văn (2013), “Công tác trợ giúp pháp lý thực trạng và giải pháp”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 6;

- Nguyễn Thái Phúc, (2007), “Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong

tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4;

- Nguyễn Hữu Thế Trạch (2007), “Thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị can,

bị cáo là người chưa thành niên”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03;

- Lê Huỳnh Tấn Duy (2013), “Đánh giá quy định của Luật tố tụng hình sự

Việt Nam về quyền bào chữa của người chưa thành niên trên cơ sở tiêu chuẩn của

Liên Hợp Quốc”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4.

- Lê Huỳnh Tấn Duy (2018), “Pháp luật Việt Nam về trợ giúp pháp lý trong

tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, số 11.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ một số quy định

của Luật Trợ giúp pháp lý và vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong việc tham gia

bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên,

các công trình trên chưa nghiên cứu sâu về hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên

pháp lý đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo luật tố tụng hình

sự Việt Nam. Mặt khác, các công trình nghiên cứu nêu trên có một số nội dung

không còn mang tính thời sự vì dựa trên các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực.

Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa có

công trình nào đi sâu nghiên cứu hoạt động bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý

đối với với vụ án mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi theo trong tố tụng hình

sự Việt Nam, đặc biệt là theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Do

đó, đề tài luận văn của tác giả là không trùng lặp hoàn toàn với các công trình

nghiên cứu trước đây, đáp ứng tính mới trong nghiên cứu khoa học.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!