Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN CÔNG THỨC
HOÀN THIỆN VHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN – 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN CÔNG THỨC
HOÀN THIỆN VHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Triệu Đức Hạnh
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tác giả. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2019
Tác giả luận văn
Văn Công Thức
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng
dẫn khoa học – TS Triệu Đức Hạnh, giảng viên hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành
bản luận văn này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thầy đã tận tình chỉ bảo, định
hướng xây dựng và hoàn thiện bài luận văn để tôi có được kết quả tốt nhất.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại
học Thái Nguyên, đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi
nhất để tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ nhân viên tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CN Lào Cai đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình tham khảo số liệu và tìm hiểu các thông tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài
luận văn. Hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của tôi sẽ góp phần vào việc nâng cao
hiệu quả trong phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát
triển Việt Nam CN Lào Cai trong thời gian tới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý
của quý thầy,cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày....tháng....năm 2019
Tác giả luận văn
Văn Công Thức
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
...............................................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp............................................................5
1.1.1. Nội dung và các mô hình văn hóa doanh nghiệp ..............................................5
1.1.2. Các công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp..................................................16
1.1.3. Nội dung về hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp...............................................19
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp.......................27
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp...................................32
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Honda ..............32
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam- chi nhánh Lào Cai ...................................................................................33
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Công thương
Việt Nam- chi nhánh Lào Cai ...................................................................................35
1.2.4. Một số bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Lào Cai ...........................................................................................................37
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................39
2.1. Khung nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu..........................................................39
2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................39
2.1.2. Khung nghiên cứu ...........................................................................................39
2.1.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................40
2.2. Các phương pháp nghiên cứu .........................................................................40
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................40
2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................44
iv
2.2.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha .........................................................................45
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................................46
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng ...................................................................................46
2.3.2. Các chỉ tiêu định tính ......................................................................................47
Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LÀO CAI..............49
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Lào Cai .....................................................................................................................49
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................49
3.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................50
3.1.3. Một số kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua ......................51
3.1.4. Nguồn nhân lực tại Chi nhánh ........................................................................54
3.2. Hiện trạng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Lào Cai...............................................................................59
3.2.1. Cơ sở hình thành văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai .........................................................................59
3.2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt
Nam – chi nhánh Lào Cai..........................................................................................60
3.2.3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai thông qua kết quả khảo sát .............................74
3.2.4. Đánh giá mô hình văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai .........................................................................77
3.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của BIDV Lào
Cai .............................................................................................................................82
3.3. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP
Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai................................................84
3.3.1. Những kết quả mà Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Lào Cai đã đạt được trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. ....................84
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại về văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu
tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai.............................................................86
v
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ...............................................................................87
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LÀO CAI...89
4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển
Việt Nam – chi nhánh Lào Cai trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tầm nhìn 2025
...................................................................................................................................89
4.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi
nhánh Lào Cai ...........................................................................................................89
4.1.2. Mục tiêu phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Lào Cai ......................................................................................................................91
4.1.3. Quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai .........................................................................92
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai................................................95
4.2.1. Giải pháp điều chỉnh mô hình văn hóa ...........................................................95
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các giá trị hữu hình .......................................................97
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện các giá trị tuyên bố......................................................100
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện các giá trị ngầm định ..................................................102
4.3. Kiến nghị.........................................................................................................103
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan ...................................103
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................105
KẾT LUẬN .....................................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................108
PHỤ LỤC.........................................................................................................................110
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CBNV : Cán bộ nhân viên
CN : Chi nhánh
DN : Doanh nghiệp
KH : Khách hàng
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NNL : Nguồn nhân lực
TMCP : Thương mại cổ phần
SXKD : Sản xuất kinh doanh
VH : Văn hóa
VHDN : Văn hóa doanh nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm của mô hình văn hóa theo công cụ đánh giá VHDN OCAI.....16
Bảng 2.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát ....................................................42
Bảng 2.2. Thông tin chung về khách hàng điều tra...................................................44
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Lào Cai gia đoạn 2016-2018 ...........52
Bảng 3.2.Tình hình dư nợ của BIDV giai đoạn 2016-2018......................................52
Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh của BIDV Lào Cai giai đoạn 2016-2018 .................53
Bảng 3.4. Thực trạng về yêu cầu và số lượng thực tế nguồn nhân lực.....................54
Bảng 3.5. Tình hình phân bố nhân sự của BIDV Lào Cai ........................................55
Bảng 3.6. Cơ cấu nhân lực theo trình độ...................................................................56
Bảng 3.7. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo giới tính.........................................58
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát CBCNV và KH về hệ thống trụ sở ...............................63
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát CNCNV Và KH về Slogan BIDV ................................65
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát CNCNV Và KH về logo BIDV ..................................66
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát CNCNV Và KH về đồng phục BIDV.........................66
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của nhân viên về nội dung VHDN .............................74
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá của ban lãnh đạo về nội dung VHDN ........................76
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát nhận diện mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và
định hướng trong tương lai – Đối tượng Cán bộ nhân viên......................................78
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát nhận diện mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện tại và
định hướng trong tương lai – Đối tượng Ban lãnh đạo.............................................80
viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Daft ..................................................11
Hình 1.2. VHDN của Sethia và Klinow....................................................................14
Hình 1.3. Mô hình công cụ chẩn đoán văn hóa doanh nghiệp CHMA.....................18
Hình 1.4. Mô hình văn hóa doanh nghiệp đo lường bằng công cụ Denison.............19
Hình 1.5. Sơ đồ các cấp độ văn hóa doanh nghiệp ...................................................21
Hình 1.6. Nhân viên Techcombank Lào Cai chuẩn bị cho ngày hội ........................34
Hình 1.7. Đông đảo nhân viên tham gia vào ngày hội văn hóa ..............................35
Hình 1.8. Sự đoàn kết của cán bộ nhân viên Techcombank Lào Cai .......................35
Hình 3.1. Trụ sở của BIDV chi nhánh Lào Cai ........................................................61
Hình 3.2. Phòng họp BIDV chi nhánh Lào Cai ........................................................62
Hình 3.3. Phòng làm việc BIDV chi nhánh Lào Cai.................................................62
Hình 3.4. Phòng giao dịch BIDV chi nhánh Lào Cai ...............................................63
Sơ đồ 2.1: Khung nghiên cứu hoàn thiện VHDN tại chi nhánh NH thương mại .....39
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của BIDV Lào Cai.........................................................51
Biểu đồ 3.1. Đánh giá của nhân viên về mô hình văn hóa doanh nghiệp.................79
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của lãnh đạo mô hình văn hóa doanh nghiệp tại BIDV CN Lào
Cai .............................................................................................................................81
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực kinh tế,
chính trị, xã hội còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới
phong cách, thái độ làm việc của các doanh nhân và người lao động. Các giá trị văn
hóa truyền thống cũng như hiện tại của một tổ chức, một DN, một quốc gia ngày càng
trở thành một nguồn lực thực tế cho sự phát triển. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp ngày
càng được xem trọng, là giá trị cốt lõi và là nền tảng của sự phát triển bền vững của
mỗi DN. VHDN chính là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt, bền vững của
DN. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự chuyển đổi cơ chế kinh
doanh, các DN muốn đứng vững trong thị trường cạnh tranh gay gắt nhất thiết phải
tiến hành xây dựng VHDN.
Ở nước ta hiện nay, với nền kinh tế mở cửa và cạnh tranh ngày càng gay gắt,
VHDN càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. VHDN tạo môi trường làm việc hiệu
quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng
cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm …
hướng theo mục đích chung của DN. Nền tảng văn hoá mạnh giúp DN có tầm nhìn
dài hạn và sứ mệnh tốt đẹp, biết hài hoà, cân bằng các lợi ích giữa DN với người tiêu
dùng, giữa lợi nhuận có được với lợi ích của cộng đồng, giữa các mục tiêu ngắn hạn
với phương châm phát triển bền vững.
Ngày nay, dưới sự tác động của toàn cầu hóa, sự cạnh tranh trên lĩnh vực Tài
chính Ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn khi Việt Nam đã cam kết mở cửa
thị trường tài chính. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các Ngân hàng thương mại
trong nước mà còn từ các NH của nước ngoài. Để tồn tại và đứng vững trong môi
trường mới, các NH phải luôn luôn phát triển toàn diện các mảng hoạt động, hướng
tới phát triển thành NH thương mại hiện đại đủ sức cạnh tranh. Trong ngành NH,
cạnh tranh bằng công nghệ - kỹ thuật không còn chiếm địa vị độc tôn và quan trọng
nhất mà đồng thời với nó còn có vai trò then chốt của nguồn lực văn hóa nói chung
và sức mạnh VHDN nói riêng.
Tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Lào Cai (BIDV Lào
Cai), vấn đề hoàn thiện VHDN được chi nhánh NH rất quan tâm. Để có được thành
2
công như ngày hôm nay, ban lãnh đạo chi nhánh luôn xác định mục tiêu xây dựng
VHDN là yếu tố hàng đầu. Thời gian qua, BIDV Lào Cai đã không ngừng nâng cao
văn hóa ứng xử, giao tiếp, hướng đến xây dựng “Văn hóa trong DN” tại đơn vị. Mỗi
cá nhân khi tiếp xúc với KH luôn thể hiện sự tôn trọng, biết lắng nghe và giải quyết
những ý kiến, đề nghị của KH với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Việc duy trì phát
triển VHDN bền vững là một tất yếu khách quan, mang tính chiến lược giúp chi nhánh
đứng vững trên thị trường Lào Cai, khẳng định thương hiệu và tiếp tục vươn lên so
với các đối thủ.
Mặc dù có được nhiều thành công, tuy nhiên, VHDN tại BIDV Lào Cai vẫn còn
tồn tại. Quá trình xây dựng VHDN tại chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn, phải
đối mặt với không ít thách thức từ áp lực cạnh tranh và xu hướng toàn cầu hóa. VHDN
tại BIDV Lào Cai có xu hướng văn hóa thứ bậc, tính sáng tạo còn hạn chế. Điều này
gây ra sự căng thẳng trong không khí làm việc, giảm hiệu quả công việc. Hơn nữa,
VHDN tại chi nhánh còn có nhiều điểm chưa hợp lý về triết lý kinh doanh, về công tác
đào tạo cán bộ và nhân lực, … Chính vì thế, xuất phát từ tính cấp thiết cả về lý luận và
thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai” để thực hiện luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng VHDN tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Lào Cai. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
VHDN ở ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Lào Cai, góp
phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với các doanh
nghiệp khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đạt được mục tiêu phát
triển của chi nhánh đã đề ra.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về VHDN
- Đánh giá thực trạng VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam
– chi nhánh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2018.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai .
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai gắn với các chủ thể và khách thể liên quan.
Chủ thể quyết định VHDN là lãnh đạo của các NHTM tại Hội sở, cụ thể là Hội
đồng quản trị. Người chịu trách nhiệm thực hiện VHDN, tại chi nhánh là giám đốc
chi nhánh, phổ biến đến tất cả các phòng ban, cán bộ của chi nhánh. Các chính sách
về VHDN đưa ra không phải là ngẫu nhiên tuỳ tiện mà là những tính toán có kế hoạch
có khoa học chặt chẽ. Bộ máy lãnh đạo của các NHTM sẽ xây dựng các kế hoạch, tổ
chức bộ máy nhân sự, thực hiện hoạt động lãnh đạo, phối hợp và kiểm soát người
thực hiện.
Đối tượng của VHDN bao gồm: các phòng ban, cán bộ nhân viên của chi
nhánh NHTM như giám đốc chi nhánh, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng,các
cán bộ tín dụng, các bộ phận hỗ trợ.
Các nhà lãnh đạo, thông qua VHDN, tác động một cách có định hướng lên cán
bộ nhân viên chi nhánh, đảm bảo các quy định được thực hiện một cách đầy đủ, để
đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển nền VHDN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu về VHDN tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai
* Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp được thu thập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt
Nam – chi nhánh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018.
Số liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra và thu thập tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2018.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
4
Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về
VHDN. Luận văn cũng đã góp phần vào cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện VHDN,
đặc biệt là VHDN trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả đánh giá hiện trạng địa bàn
nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và xây dựng các giải pháp liên quan là
nguồn tư liệu, học liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên quan
tâm tới lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Về mặt thực tiễn:
Là công trình nghiên cứu có hệ thống và logic từ đánh giá thực trạng VHDN,
xác định mô hình VHDN hiện tại và mong muốn để hoàn thiện VHDN cho BIDV chi
nhánh Lào Cai. Giải pháp hướng tới nhằm giúp chi nhánh NH có cái nhìn tổng quan
và chính xác về tầm quan trọng của VHDN. Đồng thời có tác dụng như tài liệu tham
khảo giúp chi nhánh NH sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình để nâng cao chất lượng
xây dựng và phát triển VHDN, đóng góp và giúp cho NH phát triển bền vững trong
tương lai.
Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, lãnh đạo BIDV để
hoạch định chiến lược, chính sách trong công cuộc đổi mới và phát triển của chi
nhánh, giúp ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam – chi nhánh
Lào Cai nhìn nhận lại công tác xây dựng và phát triển VHDN. Từ đó, ban lãnh đạo
có thể cân nhắc tính khả thi của các giải pháp được đề xuất trong luận văn này để áp
dụng vào thực tế, nhằm hoàn thiện hơn VHDN tại chi nhánh NH.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm
4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về VHDN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt
Nam – chi nhánh Lào Cai
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện VHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát
triển Việt Nam – chi nhánh Lào Cai.