Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6 ở các tỉnh phía Bắc
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
4.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
933

Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6 ở các tỉnh phía Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC TRỒNG TRỌT

TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM GIỐNG, SẢN PHẨM CÂY

LƯƠNG THỰC VÀ PHÂN BÓN QUỐC GIA

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN CẤP NHÀ NƯỚC

MÃ SỐ KC 06.DA 05/06-10

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

SẢN XUẤT GIỐNG VÀ THÂM CANH 2 GIỐNG LÚA

ĐB5 VÀ ĐB6 Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Chủ nhiệm đề tài: TS. PHẠM ĐỒNG QUẢNG

7404

10/6/2009

HÀ NỘI – 2/2009

1

Tóm tắt

Dự án “Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống lúa

ĐB5, ĐB6 ở các tỉnh phía Bắc” thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm

cấp nhà nước “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các

sản phẩm xuất khẩu chủ lực” mã số KC.06/06-10, được thực hiện trong thời gian tháng

1/2007-12/2008

Mục tiêu:

- Hoàn thiện được các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng,

nguyên chủng, xác nhận của 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6, đảm bảo sản xuất được hạt giống

chất lượng cung cấp cho sản xuất. Sản xuất được 10 tấn giống siêu nguyên chủng, 200-

300 tấn giống nguyên chủng, 400-500 tấn giống lúa xác nhận..

- Hoàn thiện quy trình thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 tại các tỉnh phía Bắc,

đảm bảo năng suất đạt 7-8 tấn/ha.

- Xây dựng mô hình thâm canh (100 ha) và chuyển giao quy trình công nghệ sản

xuất giống và thâm canh hai giống lúa ĐB5, ĐB6 đến các cơ sở sản xuất.

- Phối hợp với một số tỉnh phía Bắc để nhân rộng diện tích sản xuất 2 giống lúa.

Phương pháp: Để thực hiện được mục tiêu trên Cơ quan chủ trì và các cơ quan

tham gia phối hợp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng nhất để tiến hành

thực hiện các thí nghiệm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và hoàn thiện

quy trình thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6; xây dựng các mô hình thâm canh, kết hợp

với tập huấn, đào tạo cán bộ công nghệ và kỹ thuật viên sản xuất hạt giống. Đẩy mạnh

thông tin tuyên truyền, quảng cáo giống bằng cách tổ chức các hội nghị đầu bờ, xây dựng

tờ rơi quảng cáo giống để thúc đẩy công tác phát triển giống vào sản xuất.

Kết quả: Dự án đã hoàn thiện được Quy trình sản xuất giống siêu nguyên chủng,

nguyên chủng, xác nhận của hai giống lúa ĐB5 và ĐB6; sản xuất được 19.190 kg hạt

giống SNC, 397.3 tấn hạt giống NC, 540 tấn hạt giống XN của hai giống ĐB5 và ĐB6

và Quy trình thâm canh đạt năng suất 6-8 tấn/ha; đào tạo được 200 lượt cán bộ kỹ thuật,

300 lượt kỹ thuật viên sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật cho 1800 lượt nông dân. Ngoài

việc mở rộng diện tích vào các tỉnh phía Bắc, Dự án đã phát triển hai giống vào các tỉnh

miền Trung. Hai giống ĐB5 và ĐB6 được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp bằng bảo hộ

giống cây trồng mới và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

2

MỤC LỤC

Tóm tắt

Chú giải chữ viết tắt

Lời mở đầu

Thông tin chung về dự án

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu của dự án

2. Nội dung thực hiện dự án

3. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Quy mô triển khai dự án.

6. Dự kiến sản phẩm khoa học

Chương 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN.

I. Tổ chức triển khai và thực hiện

II. Kết quả sản xuất hạt giống (SNC, NC, XN) của 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6

III. Kết quả xây dựng mô hình thâm canh 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6

IV. Kết quả hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh

A. Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống SNC, NC, XN của 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6

B. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6

V. Kết quả thực hiện công tác đào tạo và tập huấn.

VI. Tổng hợp các kết quả của dự án đã thực hiện trong 2 năm 2007-2008

VII. Đánh giá hiệu quả dự án

1. Hiệu quả khoa học

2. Hiệu quả kinh tế xã hội

IIX. Kinh phí thực hiện dự án

IX. Đánh giá chung

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

PHẦN PHỤ LỤC

Trang

1

3

4

6

9

9

9

12

12

12

13

13

19

20

21

21

22

25

28

28

36

47

49

50

50

51

52

53

55

3

BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Nghĩa

CT Cây trồng

CLT& CTP Cây lương thực và cây thực phẩm

CGCN Chuyển giao công nghệ

ĐPHK Độ phân huỷ kiềm

GCT Giống cây trồng

KD18 Khang dân 18

KHCN Khoa học công nghệ

KKN GCT & KN PB Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng và khảo nghiêm phân bón

KKNG, SPCT & PB Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón

KTNN Kỹ thuật nông nghiệp

Khảo nghiệm & KN Khảo nghiệm và khuyến nông

NC Nguyên chủng

NĐHH Nhiệt độ hoá hồ

PC Phân chuồng

SNC Siêu nguyên chủng

XN Xác nhận

SPCT Sản phẩm cây trồng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

4

LỜI MỞ ĐẦU

Các giống lúa ngắn ngày ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu các giống lúa

đang trồng ở miền Bắc nước ta. Hiện nay hai giống lúa thuần Trung Quốc là Khang dân 18

và Q5 là các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, ổn định, dễ tính; đang chiếm vị trí chủ lực

trong cơ cấu các giống lúa ở nhiều tỉnh phía Bắc. Trong nhiều năm, chưa có giống lúa giống

lúa ngắn ngày nào trong nước đạt được các tiêu chí về tiềm năng năng suất và tính thích ứng

rộng của 2 giống lúa này.

Tuy nhiên hai giống này có một số nhược điểm: Giống Khang dân 18 chịu thâm

canh trung bình, dễ bị đổ ngã khi gặp mưa to gió lớn hoặc bón phân không cân đối. Thân

rạ hơi yếu nên không thể gieo cấy trên các chân đất vàn thấp và mức độ thâm canh cao.

Giống lúa Q5 có khả năng thâm canh cao nhưng dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông và rầy

nâu trong vụ đông xuân, nhiễm bệnh bạc lá trong vụ mùa, hạt gạo hơi bầu, hàm lượng

amilose cao nên cơm cứng, rời.

Nhóm nghiên cứu lúa thuộc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây

trồng và phân bón Quốc gia và Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã áp dụng

phương pháp gây đột biến nhân tạo (chiếu xạ hạt khô bằng tia gamma nguồn Co60

với liều

lượng 40 Krad dòng 28 R được nhập nội từ Trung Quốc) và phương pháp chọn lọc phả hệ

(pedigree) đã chọn tạo được 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 có nhiều đặc tính ưu việt, khắc phục được

một số nhược điểm của các giống lúa ngắn ngày đang phổ biến trong sản xuất đại trà ở

các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta.

ĐB5 và ĐB6 là hai giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng vụ mùa 105 - 110

ngày), có dạng hình đẹp; cây cao trung bình (100-105 cm); lá đứng, dày, kích thước lá

trung bình, màu xanh đậm; có một số yếu tố cấu thành năng suất cao: Số hạt/bông cao, tỷ

lệ hạt lép thấp. Các giống đều có năng suất cao, ổn định, năng suất trung bình đạt 58-70

tạ/ha, vượt giống đối chứng Khang dân 18 từ 5-10%. Nhiều điểm thâm canh tốt, năng

suất đạt 75-85 tạ/ha.

Chất lượng của giống ĐB5 tương tự giống Khang dân 18, giống ĐB6 chất lượng khá

hơn Q5.

5

Hai giống chống chịu khá với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, khả

năng thích ứng rộng. Giống lúa ĐB5 chịu thâm canh và chống đổ tốt hơn Khang dân 18, có

thể gieo cấy trên các chân đất vàn thấp. Giống ĐB6 chịu thâm canh cao như Q5, đặc biệt

chịu được chân ruộng chua mặn khá hơn Q5, Khang dân 18 và một số giống lúa ngắn ngày

khác.

Khả năng chịu rét của hai giống tốt, mức độ nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu

nhẹ hơn giống Q5 và Khang dân 18.

ĐB5 và ĐB6 được sản xuất chấp nhận và phát triển rộng với quy mô hàng ngàn ha

ở các tỉnh phía Bắc và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời

năm 2004 (ĐB5) và 2005 (ĐB6)

Tuy nhiên hạn chế của 2 giống là chưa được đầu tư chọn lọc, duy trì và sản xuất

hạt giống theo đúng quy trình; nhiều địa phương bà con nông dân tự làm giống nên chất

lượng hạt giống giảm, ảnh hưởng tới độ thuần và năng suất.

Hai giống có tiềm năng năng suất cao, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về quy

trình canh tác như kỹ thuật gieo cấy, bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên các

điều kiện sinh thái khác nhau nên nhiều trường hợp không phát huy được hết tiềm năng

năng suất của giống. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên chưa xây dựng được nhiều mô

hình trình diễn để phát triển giống nhanh vào sản xuất, nhiều địa phương còn chưa tiếp cận

được tiến bộ kỹ thuật này.

Vì những lý do nêu trên việc thực hiện dự án: "Hoàn thiện quy trình công nghệ

sản xuất hạt giống và thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 ở các tỉnh phía Bắc" là rất cần

thiết nhằm phát triển nhanh chóng hai giống vào sản xuất.

6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

- Tên dự án: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh 2

giống lúa ĐB5 và ĐB6 ở các tỉnh phía Bắc”

Mã số: KC.06.DA05/06-10

- Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2008)

- Cấp quản lý : Nhà nước

Thuộc chương trình: KC.06/06-10

- Tổng vốn thực hiện dự án: 6.193,43 triệu đồng, trong đó:

Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 1.780,0 triệu đồng

Vốn từ nguồn khác (của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp): 4413,43 triệu đồng.

Kinh phí thu hồi: 1.068 triệu đồng (bằng 60 % giá trị hợp đồng)

- Chủ nhiệm dự án

Họ và tên: Phạm Đồng Quảng

Năm sinh: 1957 Nam/Nữ: Nam

Học vị: Tiến sĩ

Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính

Chức vụ: Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt

Điện thoại: Cơ quan: (043)7345831, nhà riêng: (043)8473450, Mobile: 0913586863

- Tổ chức chủ trì thực hiện dự án

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia

Điện thoại: (043) 9713521, Fax: (043) 8214250, E-mail: NCVESC- [email protected]

Địa chỉ: 6 - Nguyễn Công Trứ - Hà Nội

Họ và tên thủ trưởng cơ quan: Hà Quang Dũng

Số tài khoản: 301.01.070.3 Kho bạc nhà nước Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tên cơ quan chủ quản dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Xuất xứ: Hai giống lúa ĐB5 và ĐB6 là hai trong số các kết quả nghiên cứu của

đề tài:" Chọn tạo các giống lúa và biện pháp kỹ thuật canh tác cho vùng khó khăn thuộc

vùng Đồng bằng sông Hồng" thuộc Đề tài KHCN-08-01-01 do Viện Cây lương thực và

7

cây thực phẩm chủ trì, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân

bón Quốc gia là đơn vị phối hợp; hai giống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn công nhận tạm thời theo quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN năm 2004 (ĐB5) và

3277 QĐ/BNN-KHCN năm 2005 (ĐB6).

- Mục tiêu:

+ Hoàn thiện được các quy trình công nghệ sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

(SNC), nguyên chủng (NC), xác nhận (XN) của 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6, đảm bảo sản

xuất được hạt giống chất lượng cung cấp cho sản xuất. Sản xuất được 10 tấn giống SNC,

200-300 tấn giống NC, 400-500 tấn giống lúa XN.

+ Hoàn thiện quy trình thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 tại các tỉnh phía Bắc, đảm

bảo năng suất đạt 7-8 tấn/ha.

+ Xây dựng mô hình thâm canh (100 ha) và chuyển giao quy trình công nghệ sản

xuất giống và thâm canh hai giống lúa ĐB5, ĐB6 đến các cơ sở sản xuất.

+ Phối hợp với một số tỉnh phía Bắc để nhân rộng diện tích sản xuất 2 giống lúa này.

- Nội dung:

+ Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cấp SNC, NC và XN của 2 giống ĐB5 và

ĐB6.

+ Sản xuất được 10 tấn giống SNC, 200-300 tấn giống NC, 400-500 tấn giống XN.

+ Hoàn thiện quy trình thâm canh của 2 giống lúa ĐB5 và ĐB6 đạt năng suất 65-75

tạ/ha trên cơ sở các thí nghiệm xác định thời vụ, mật độ cấy và liều lượng phân bón,

phương thức và thời vụ gieo mạ.

+ Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh đạt năng suất cao.

+ Tập huấn quy trình sản xuất giống lúa, quy trình sản xuất thâm canh cho cán bộ

kỹ thuật và nông dân vùng tham gia dự án.

- Sản phẩm của dự án:

+ Quy trình sản xuất hạt giống ĐB5, ĐB6 cấp SNC, NC, XN đạt tiêu chuẩn chất

lượng.

8

+ Sản xuất được 10 tấn giống SNC, 200-300 tấn giống NC, 400-500 tấn giống XN

với chất lượng đạt tiêu chuẩn 10TCVN 1776-2004 để cung cấp cho sản xuất.

+ Quy trình thâm canh hai giống lúa ĐB5 và ĐB6 đạt năng suất cao, ổn định (65-75

tạ/ha/vụ) cho các vùng thâm canh lúa của các tỉnh phía Bắc.

- Xây dựng mô hình: Xây dựng các mô hình sản xuất lúa thương phẩm với quy mô

10 mô hình, với diện tích 5-15 ha/mô hình, năng suất đạt 65-80 tạ/ha/vụ.

- Đào tạo và tập huấn: Đào tạo, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất hạt giống

và quy trình thâm canh 2 giống lúa ĐB5, ĐB6 cho 200 lượt cán bộ, 300 lượt nhân viên

kỹ thuật, 1.800 lượt nông dân.

- Hai giống ĐB5 và ĐB6 được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới và công nhận

giống cây trồng nông nghiệp mới

9

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

An toàn lương thực cho cộng đồng ở mỗi Quốc gia và trên toàn thế giới luôn là

nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thực tế dân số hiện nay

ngày một tăng trong khi đó diện tích đất đai có hạn, ngày một thu hẹp do quá trình công

nghiệp hoá và đô thị hoá. Vì vậy để tăng sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu lương

thực ngày càng tăng của xã hội thì vấn đề tăng năng suất cây lương thực là hướng đi

quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của các quốc gia. Trong đó công tác

giống luôn được chú ý quan tâm hàng đầu.

Ở các nước cây lúa là cây lương thực chính, thì công tác cải tiến giống lúa càng

được đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh. Tầm quan trọng và sự đóng góp của giống

vào việc tăng năng suất và sản lượng lúa đã được khẳng định rõ rệt.

Trong cuộc cách mạng về cải tiến giống lúa, việc nâng cao tiềm năng năng suất

lúa là một mục tiêu chú ý hàng đầu.. Nhiều Quốc gia đã thành công trong việc phát triển

các giống lúa cải tiến, thấp cây chín sớm, có khả năng thâm canh cao, chống chịu tốt với

sâu bệnh và cải tiến phẩm chất.

Như vậy nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt chống

chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, phẩm chất tốt là một nhiệm vụ

quan trọng, được các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới hết sức quan tâm. Đây là

một hướng đi chiến lược quan trọng nhằm giữ vững an toàn lương thực các quốc gia trên

thế giới.

2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc gieo trồng các giống lúa mới có tiềm năng năng suất cao và thay đổi cơ cấu

cây trồng là những nhân tố cơ bản dẫn đến mức tăng nhanh về năng suất và sản lượng

lúa. Trong những năm gần đây Chương trình chọn tạo giống lúa ở Việt Nam đã thu được

các thành tựu lớn. Hàng loạt các giống lúa thâm canh, năng suất cao, chống chịu sâu

10

bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng đã được đưa vào sản xuất, góp phần làm tăng nhanh

năng suất và sản lượng lúa trên toàn quốc.

Đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chúng ta cần một lượng lớn đất

đai cho công nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở, đường giao thông để phát triển kinh tế. Vì

vậy rất cần những giống lúa có tiềm năng năng suất cao, ngắn ngày, chất lượng khá,

chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận; tạo điều kiện thuận lợi

cho việc luân canh tăng vụ, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích và đảm bảo an

ninh lương thực.

Hai giống lúa Q5 và Khang dân 18 được nhập nội từ Trung Quốc có năng suất cao,

tính thích ứng rất rộng, đang là các giống lúa có diện tích gieo trồng lớn nhất ở các tỉnh

miền Bắc và miền Trung nước ta. Tuy nhiên hai giống lúa này đã có các biểu hiện thoái

hoá, chất lượng gạo kém, nhiễm rầy nâu, đạo ôn, giống Khang dân 18 khả năng chống đổ

kém.

Các nhà chọn giống lúa Việt Nam đã tập trung vào chọn tạo các giống lúa ngắn

ngày, năng suất cao, có nhiều ưu điểm về khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện

ngoại cảnh bất thuận, cải thiện được chất lượng gạo.

Một loạt các giống lúa mới ra đời đáp ứng được yêu cầu của sản xuất: Ngắn ngày,

năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tính thích

ứng rộng, chất lượng khá đang được các địa phương phát triển mở rộng vào sản xuất,

trong đó có hai giống ĐB5 và ĐB6 của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm

cây trồng và phân bón Quốc gia và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Hai giống lúa ĐB5 và ĐB6 được chọn lọc bằng phương pháp đột biến, nên giống dễ

quay lại các đặc tính của dòng gốc ban đầu. Trong quá trình sản xuất giống còn xuất hiện

một số dạng phân ly về kích thước và màu sắc hạt, giống ĐB6 chưa có độ đồng đều cổ

bông cao vì vậy có ảnh hưởng phần nào tới chất lượng hạt giống và năng suất sau này.

Tuy được sản xuất chấp nhận và phát triển mạnh, nhưng tại một số địa phương bà con

nông dân vẫn còn duy trì tập quán tự để giống nên chất lượng hạt giống suy giảm. Vì vậy

việc tiếp tục chọn lọc nâng cao độ thuần của giống, duy trì, sản xuất giống SNC và NC,

11

đảm bảo có hạt giống chất lượng cung cấp cho sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng để

mở rộng giống vào sản xuất.

Hiện tại các địa phương chưa có quy trình sản xuất hạt giống của hai giống lúa này

nên cần phải hoàn thiện các quy trình sản xuất hạt giống cho phù hợp để phục vụ quá

trình chọn lọc, duy trì và sản xuất hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam để cung

cấp cho sản xuất.

Hai giống lúa ĐB5 và ĐB6 là 2 giống lúa thâm canh có tiềm năng năng suất rất cao,

hiện nay các địa phương gieo trồng hai giống lúa này còn đang áp dụng quy trình canh

tác cũ, đặc biệt các quy trình kỹ thuật về thời vụ, mật độ cấy, phân bón, phòng trừ sâu

bệnh chưa phù hợp với các đặc điểm nông học, nên chưa phát huy được tiềm năng suất

của giống. Vì vậy rất cần phải xây dựng một quy trình kỹ thuật về thời vụ, phân bón, mật

độ cấy phù hợp để giống đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài ra, cần tiến hành các thử nghiệm xác định tính thích ứng của giống ĐB5 và

ĐB6 trong một số điều kiện ngoại cảnh khó khăn để có quy trình thích hợp cho các giống

trong các điều kiện canh tác này.

Công tác thông tin tuyên truyền về giống cũng chưa được thúc đẩy, nên cần phải

xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ, làm quảng cáo để phát triển

giống vào sản xuất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!