Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạch định chiến lược phát triển cho Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO
TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ
ĐẾN NĂM 2010
NGUYỄN THANH QUANG
Người hướng dẫn Luận văn: PHAN THỊ THUẬN
Hà Nội, 2010
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 1 -
LỜI LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được tập hợp từ nhiều
nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, các thông tin trong luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Hà nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thanh Quang
Khóa: Cao học 2008 - 2010
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 2 -
MỞ ĐẦU
---oAo--- Sau 35 năm xây dựng và phát triển, đến nay Ngành dầu khí đã có những bước
phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần
đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) được thành lập ngày
04/05/2007 dưới hình thức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước một thành
viên trên cơ sở tổ chức lại Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và Công ty Đầu
tư - Phát triển Dầu khí. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chủ sở hữu duy nhất nắm
giữ 100% vốn điều lệ của PVEP. Việc thành lập Tổng công ty Thăm dò Khai
thác Dầu khí là một bước phát triển quan trọng của ngành dầu khí nhằm thống
nhất hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở
Việt Nam và nước ngoài. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) là đơn vị chủ lực của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong lĩnh vực hoạt động trọng tâm của mình là
thăm dò khai thác dầu khí. Mục tiêu chiến lược của PVEP là trở thành công ty
dầu khí quốc tế hàng đầu trong nước và đến năm 2020 đứng trong hàng ngũ các
công ty dầu khí hàng đầu trong khu vực có tiềm lực về kinh tế, tài chính mạnh và
có sức cạnh tranh cao. Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của PVEP hiện tại
đang diễn ra sôi động ở cả trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, PVEP có
hoạt động thăm dò khai thác ở các bể trầm tích gồm Sông Hồng, Cửu Long, Nam
Côn Sơn, Malay Thổ chu, Trường Sa. Ở nước ngoài, PVEP đang có dự ở 13
nước thuộc các khu vực có tiềm năng dầu khí như Trung Đông, Bắc và Trung
Phi, Mỹ La tinh, Đông Nam Á. Với vai trò, tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược kinh doanh, tôi
đã chọn đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển cho Tổng Công ty Thăm dò
Khai thác Dầu khí đến năm 2020” để nghiên cứu, với hy vọng luận văn sẽ phần
nào đóng góp vào thực tế xây dựng và triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh
của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí nơi tôi đang làm việc.
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 3 -
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược. Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh để đưa ra các chiến lược
cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí và đề xuất các giải pháp thực hiện
chiến lược.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng : Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP)
- Phạm vi nghiến cứu : Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
Thăm dò Khai thác Dầu khí
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp diễn
giải, phương pháp phân tích để nghiên cứu. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chiến lược về hoạch định chiến lược kinh doanh;
Chương 2: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược;
Chương 3: Hình thành chiến lược kinh doanh cho PVEP đến năm 2020. Trong quá trình nghiên cứu và viết bài sẽ có một số thiếu sót ngoài mong
muốn, vì vậy, tôi rất mong được quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp góp ý để các
nghiên cứu trong luận văn này được áp dụng vào thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phan Thị Thuận và các Thầy, Cô
trong Khoa Kinh tế và Quản lý – Đại học bách khoa Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 4 -
CHƯƠNG I
---oAo---
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 5 -
1.1 - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1 - Khái niệm:
Thuật ngữ “chiến lược” đầu tiên được dùng trong lĩnh vực quân sự, với ý
nghĩa là sách lược, mưu lược dùng trong chiến tranh. Mà cụ thể là phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Theo thời gian, nhờ tính ưu việt
của nó, chiến lược đã được phát triển sang các lĩnh vực khoa học khác như:
chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội, công nghệ, môi trường…
Cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt và thương trường được ví
như chiến trường. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp ngày càng
chú trọng đến chiến lược kinh doanh của mình. Có nhiều trường phái nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinh doanh do đó cũng có nhiều khái niệm
khác nhau về chiến lược kinh doanh. Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Michael Porter cho rằng: “Chiến lược kinh
doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học
quản lý, Alfred Chandler viết: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục
tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình
hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”. Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B.Quinn cho rằng: “Chiến lược kinh
doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các
chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể thống nhất kết
dính lại với nhau”. Theo William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính
thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. Mặc dù có nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng chiến lược
kinh doanh luôn được gắn với môi trường, được cụ thể hóa thành nội dung chính
sau đây:
- Xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 6 -
- Đề ra và lựa chọn các giải pháp để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đó.
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện được
những mục tiêu. Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh. Không có
đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục tiêu của chiến lược là đảm bảo
thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh là tập hợp thống nhất
các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của các đơn vị kinh
doanh trong môi trường biến động mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.1.2 - Mục tiêu của chiến lược kinh doanh:
Từ những khái niệm trên có thể thấy mục tiêu của chiến lược kinh doanh là
xây dựng tiềm năng thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Tiềm năng của
doanh nghiệp có xu hướng giảm dần theo thời gian trước ảnh hưởng của tiến bộ
khoa học kỹ thuật, trước nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của người tiêu
dùng và trước thành công của đối thủ cạnh tranh. Duy trì và phát triển tiềm năng thành công trong tương lai là mục tiêu của
chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.3 - Những yêu cầu của chiến lược kinh doanh:
- Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt
được trong từng thời kỳ và phải được quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tối ưu các
nguồn lực của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ, đảm bảo an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải dự báo được xu thế phát triển và phải có tính linh
hoạt đáp ứng được sự thay đổi của môi trường để tạo ra ưu thế lâu dài.
- Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi, phù hợp thực tế của doanh nghiệp
và lợi ích của mọi người trong doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 7 -
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh như quá trình liên
tục từ việc xây dựng chiến lược đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều
chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh được lập ra cho một khoảng thời gian tương đối dài
thường là 5 năm, hay 10 năm. Chiến lược không đồng nghĩa với các giải pháp
tình thế nhằm ứng phó với các khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
- Chiến lược định rõ các lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, cho phép doanh
nghiệp năng động hơn, chủ động tạo ra những thay đổi (chứ không chỉ là
phản ứng lại) để cải thiện vị trí của mình trong tương lai.
1.1.4 - Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp:
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn thấy những cơ hội và thách
thức trong kinh doanh từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách phù
hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo được những rủi ro ở hiện
tại và trong tương lai từ đó doanh nghiệp chủ động đối phó với những tình
huống xấu.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị sử dụng nguồn lực hiện có của
doanh nghiệp một cách hiệu quả và phân bổ chúng một cách hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp với
nhau một cách nhịp nhàng, phát huy được tính năng động để đạt được mục
tiêu chung.
1.1.5 - Các tính chất của chiến lược:
1.1.5.1 - Chiến lược kinh doanh là sự tương hợp của 3 yếu tố đặc trưng: 3E
Chiến lược kinh doanh và sự tương hợp của 3 yếu tố (3E): Doanh nghiệp – Môi trường – Chủ Doanh nghiệp được mô tả ở hình 1.1.
- E1: Enterprise (doanh nghiệp):Là những điểm mạnh, điểm yếu so với đối
thủ cạnh tranh.
- E2: Enrironment (môi trường):Môi trường ngành, môi trường vĩ mô, môi
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 8 -
trường quốc tế. Đó là những cơ hội và đe dọa của môi trường đối với sự phát
triển của doanh nghiệp.
- E3: Entrepreneur (chủ doanh nghiệp) :Là sự mong muốn, giá trị, niềm tin
tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Thể hiện qua giá trị văn hóa, các nghi thức,
thể thức, các mối quan hệ trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, những phong tục tập quán, niềm tin và cả những điều cấm kỵ.
Ngoài ra còn có mối quan hệ với các bên hữu quan, những tác nhân có ảnh
hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời lợi ích của họ
cũng bị chi phối bởi chiến lược phát triển của doanh nghiệp như ngân hàng, cổ
đông và các đối tác kinh doanh.
1.1.5.2 - “5P” của chiến lược kinh doanh :
- Plan (kế hoạch): Chiến lược kinh doanh đó là các toan tính, các ý tưởng mà
doanh nghiệp đã dự định trong tương lai (có chủ định), vì vậy nó mang tính
kế hoạch.
- Ploy (Mưu lược) : Chiến lược kinh doanh là mưu lược, sự mềm mại trong
kinh doanh. Nghĩa xấu: là các thủ đoạn lừa đối thủ.
- Pattern (Hình mẫu) : Trong chiến lược kinh doanh mang tính khuôn mẫu,
tính chuẩn mực; trong điều kiện như nhau thì doanh nghiệp gần như nhau.
E2- Môi trường
(Cơ hội và đe dọa)
E1- Doanh nghiệp
(Điểm mạnh
Và điểm yếu)
E3- Lãnh đạo
(mong muốn, giá trị, Niềm tin)
E1- Enterprise
E2- Environnement
E3- Entrepreneur
Hình 1.1: Chiến lược doanh nghiệp là sự tương hợp của 3E
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 9 -
- Position (Vị thế): Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là việc xác định
vị trí của doanh nghiệp trong tương lai, xác định vị thế trong môi trường kinh
doanh và luôn phải được so sánh với đối thủ.
- Perspective (Triển vọng): Chiến lược kinh doanh vẽ ra viễn cảnh mà doanh
nghiệp đạt được trong tương lai. Đó là tiêu điểm, là “chân dung” của doanh
nghiệp trong tương lai mà doanh nghiệp hướng tới. Từ 5 P trên ta có thể thấy :
- Chiến lược có tính kế hoạch vì chiến lược là những dự định, những toan tính
mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai.
- Chiến lược có tính mưu lược vì chiến lược mang tính sáng tạo, nghệ thuật.
- Chiến lược mang tính sáng tạo nhưng đôi khi cũng có khuôn mẫu nhất định.
- Chiến lược kinh doanh có mục đích xây dựng vị trí của doanh nghiệp trong
môi trường kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh nói lên triển vọng của doanh nghiệp vì chiến lược vẽ
ra viễn cảnh, tiêu điểm nhằm hướng sự hoạt động của doanh nghiệp và các bộ
phận của nó để đạt được mục đích.
1.1.5.3 - Tính thống nhất giữa 3 vấn đề chiến lược kinh doanh: kinh doanh, kỹ thuật và quản lý :
- Vấn đề kinh doanh: Là việc lựa chọn các lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp, các sản phẩm sẽ cung cấp, thị trường mà doanh nghiệp sẽ phục vụ.
- Vấn đề về kỹ thuật: Việc lựa chọn các phương án công nghệ sản xuất và
phân phối sản phẩm.
- Vấn đề quản lý: Là việc hình thành cơ cấu, bộ máy quản lý sao cho phù hợp
với chiến lược kinh doanh.
1.1.5.4 - Chiến lược kinh doanh là sự thống nhất 6 chiến lược chức năng:
- Chiến lược marketing: Là tập hợp các chính sách nhằm thuyết phục khách
hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp, được thể hiện qua 4P: Product, Price, Place, Promotion và chia thị trường thành phân khúc để phục vụ tốt hơn.
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 10 -
- Chiến lược tài chính: Nhằm xác định nhu cầu về nguồn vốn để phục vụ cho
sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai; xây dựng cơ cấu nguồn vốn, các chính sách tài chính hợp lý trước sự biến đổi của thị trường tài chính.
- Chiến lược sản xuất: Nhằm xác lập cơ cấu mặt hàng, sản phẩm đối với từng
loại thị trường, thiết lập hệ thống sản xuất nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
trên thị trường; để làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch sản xuất sau này.
- Chiến lược hậu cần: Nhằm thiết lập mạng cung cấp các yếu tố sản xuất, nguyên vật liệu… phân bổ hệ thống kho và tổ chức công tác vận chuyển, cung cấp sản phẩm cho khách hàng (2 nhiệm vụ: Dự trữ và vận chuyển).
- Chiến lược công nghệ: Nhằm nghiên cứu vòng đời công nghệ, sự tiến bộ của
khoa học công nghệ để đưa ra chính sách đổi mới phát triển sản phẩm hoặc
lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp.
- Chiến lược con người: Nhằm xác định nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ
cho sản xuất kinh doanh trong tương lai, từ đó đưa ra các chính sách đào tạo,
tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến…
1.1.5.5 - Tính thống nhất theo quá trình :
Tính thống nhất theo quá trình được thể hiện như hình 1.2. Hình 1.2: Tính thống nhất các giai đoạn của quá trình quản lý chiến lược
Chiến
lược
Lập kế
hoạch
Chính
sách
Thực hiện
Xem xét
điều chỉnh
Kiểm tra
thực hiện
Liên tục
cải tiến
Hoạch định chiến lược cho PVEP đến năm 2020
Nguyễn Thanh Quang - Trang 11 -
Qua sơ đồ trên ta thấy chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sự thống nhất
giữa các giai đoạn của quá trình quản lý chiến lược từ hình thành chiến lược, chính sách, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra khắc phục, xem xét điều chỉnh. Các quá trình phải thống nhất và phải liên tục được cải tiến.
1.1.6 - Các cấp chiến lược:
Để chiến lược đề ra thành công cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới và sự
phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng. Theo cấu trúc tổ chức của doanh
nghiệp, xét theo mức độ phạm vi bao quát của chiến lược, có thể chia ra 3 cấp:
1.1.6.1 - Chiến lược cấp Tổng Công ty:
Chiến lược chung thường đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm
nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết định những vấn đề sống còn
của doanh nghiệp như phân bổ nguồn tài nguyên, quyết định nên phát triển, duy
trì, tham gia hay loại bỏ lĩnh vực kinh doanh nào. Thường áp dụng ở những
doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.
1.1.6.2 - Chiến lược ở các đơn vị thành viên của Tổng Công ty:
- Chủ yếu là các chiến lược cạnh tranh, quyết định phòng thủ hay tấn công,
cạnh tranh bằng giá thấp, bằng khác biệt của sản phẩm và dịch vụ hoặc tạo ra
một khúc thị trường riêng.
- “Mục đích chiến lược cạnh tranh của một đơn vị kinh doanh trong một ngành
là tìm được một vị trí trong ngành, nơi công ty có thể chống chọi lại với các
lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc có thể tác động đến chúng theo
cách có lợi cho mình”.
1.1.6.3 - Chiến lược chức năng :
- Bao gồm chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển
nguồn nhân lực, chiến lược marketing, hệ thống thông tin, chiến lược nghiên
cứu và phát triển…
- Chiến lược của doanh nghiệp là tập hợp các quyết định ảnh hưởng lâu dài và
sâu sắc đến vị trí của nó trong môi trường và vai trò của doanh nghiệp trong
việc kiểm soát môi trường. Chiến lược của doanh nghiệp bao gồm nhiều