Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua quá trình dạy học kiến thức về sinh trưởng, phát triển, sinh sản - sinh học 11 – thpt.
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1791

Hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua quá trình dạy học kiến thức về sinh trưởng, phát triển, sinh sản - sinh học 11 – thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NGỌC KHUYÊN

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH THÔNG QUA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

VÀ SINH SẢN – SINH HỌC 11 – THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

TRẦN THỊ NGỌC KHUYÊN

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC

CHO HỌC SINH THÔNG QUA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN

VÀ SINH SẢN – SINH HỌC 11 – THPT

NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG THỊ THANH MAI

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

TRẦN THỊ NGỌC KHUYÊN

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, với sự cố gắng của riêng bản thân em

là chưa đủ mà còn nhờ vào sự giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì vậy em xin

được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã đồng hành cùng em trong suốt thời

gian em thực hiện đề tài này.

Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trương Thị

Thanh Mai, người đã định hướng, tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành khóa

luận này.

Cảm ơn các thầy, cô giáo tổ bộ môn Sinh học tại trường THPT Thái Phiên, TP.

Đà Nẵng đã luôn tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực nghiệm tại trường.

Cảm ơn các em học sinh lớp 11/10 trường THTP Thái Phiên, TP. Đà Nẵng đã

nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm tại trường.

Cảm ơn các thầy cô giảng dạy tại khoa Sinh – Môi trường đã trang bị cho em

một nền tảng kiến thức vững chắc và hỗ trợ em về nhiều mặt trong quá trình em thực

hiện đề tài.

Không biết nói gì hơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi

người!

Tác giả

TRẦN THỊ NGỌC KHUYÊN

MỤC LỤC

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU ................................................................................ 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................... 1

1.1 Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển năng lực người học ............................................................................................1

1.2 Xuất phát từ sự cần thiết của năng lực hợp tác đối với học sinh Trung học phổ

thông ........................................................................................................................1

1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức chương trình Sinh học 11 –

THPT ........................................................................................................................2

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................. 3

4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 4

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 4

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới...................................................................4

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................5

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 7

1.2.1. Năng lực hợp tác ...............................................................................................7

1.2.2. Cấu trúc của năng lực hợp tác .........................................................................8

1.2.3. Vai trò của việc hình thành và phát triển NLHT cho học sinh THPT...........8

1.2.4. Các biểu hiện của NLHT ở học sinh THPT..................................................10

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển NLHT cho học sinh

THPT ......................................................................................................................10

1.2.6. Quy trình hình thành và phát triển năng lực cho học sinh ở trường

THPT ......................................................................................................................12

1.2.7. Các phương pháp tổ chức dạy học nhằm hình thành và phát triển NLHT cho

học sinh THPT. .........................................................................................................14

1.2.8. Đánh giá năng lực ..........................................................................................18

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 21

1.3.1. Đối với giáo viên..............................................................................................21

1.3.2. Đối với học sinh...............................................................................................23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU..................................................................................... 25

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 25

2.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25

2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................ 25

2.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 26

2.5.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm...............................................................27

2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................... 28

3.1. PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV SINH HỌC 11

– THPT. .............................................................................................. 28

3.2. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NLHT ....................................... 34

3.3. QUY TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NLHT CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG THPT............................................................................... 40

3.4. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM HÌNH

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NLHT CHO HỌC SINH THPT ...................... 45

3.5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 57

3.5.1. Mục đích thực nghiệm....................................................................................57

3.5.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ........................................................58

3.5.3. Kết quả thực nghiệm.......................................................................................58

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 65

1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 65

2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 67

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT........................................................................ 67

TÀI LIỆU TIẾNG ANH ........................................................................ 69

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV Giáo viên

HS Học sinh

THPT Trung học phổ thông

NL Năng lực

NLHT Năng lực hợp tác

DHHT Dạy học hợp tác

HTHT Học tập hợp tác

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu Nội dung Trang

1 Bảng 1.1.

Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để hình

thành NLHT cho học sinh THPT.

14

2 Bảng 1.2.

Mức độ sử dụng các kỹ thuật dạy trong trong dạy học hợp

tác.

22

3 Bảng 1.3.

Mức độ tổ chức các hoạt động học tập hợp tác ở các môn

học THPT.

23

4 Bảng 3.1.

Bảng phân tích nội dung chương III và chương IV sinh

học 11 – THPT.

28

5 Bảng 3.2. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác. 34

6 Bảng 3.3.

Bảng thống kê hoạt động học tập hợp tác chương III và

chương IV – Sinh học 11 - THPT

44

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT Số hiệu Nội dung Trang

1 Hình 1.1.

Quy trình rèn luyện năng lực trong dạy học theo hướng

phát triển năng lực

13

2 Hình 3.1.

Quy trình rèn luyện NLHT trong dạy học theo hướng phát

triển năng lực.

41

3 Hình 3.2. Quy trình rèn luyện NLHT trong dạy học 43

4 Hình 3.3.

Quy trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm hình thành và

phát triển NLHT cho học sinh THPT

46

5 Hình 3.4.

Biểu đồ mô tả sự phân phối các mức phát triển các KN

thành phần trong NLHT của HS lớp 11/10 qua các bài

HTHT.

61

6 Hình 3.5.

Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLHT của HS lớp 11/10

qua 3 lần thực nghiệm.

63

1

PHẦN 1 - MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Xuất phát từ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng

phát triển năng lực người học

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,

nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển và sự phồn vinh của

đất nước. Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngành giáo dục

cần phải đổi mới toàn diện, triệt để cả về nội dung, chương trình, phương pháp và

hình thức giáo dục đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung

ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc

phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách

nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ

năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học

tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”a[5]. Để chuẩn bị

cho con người có được một hệ thống năng lực và giá trị, người thầy cần có những

biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức, tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới

quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa rất quan trọng.

1.2 Xuất phát từ sự cần thiết của năng lực hợp tác đối với học sinh Trung

học phổ thông

Trong thực tiễn cuộc sống có rất nhiều vấn đề gắn với thực tiễn cần giải quyết,

những vấn đề này cần huy động nguồn kiến thức, kỹ năng từ nhiều cá nhân để giải

quyết. Chính vì vậy, các cá nhân phải hợp tác với nhau để có thể giải quyết vấn đề

mà thực tiễn đặt ra. Sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Con người

không thể sống và hoạt động để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình nếu

không có sự hợp tác với mọi người xung quanh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

(tháng 7/2015), các nhà nghiên cứu đã xác định tám năng lực chung cơ bản cần hình

thành và phát triển cho học sinh, trong đó có năng lực hợp tác [27]. Tuy nhiên, thực

tế hiện nay cho thấy khả năng hợp tác của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, do đó

khi đứng trước những tình huống, những vấn đề cần có sự phối hợp hoạt động, làm

việc nhóm, HS tỏ ra lúng túng, không biết phải làm như thế nào. Thực tế đó xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ việc chưa chú trọng đến

việc hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong các hoạt động giáo dục.

Vì vậy, việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực nói chung và năng lực hợp

tác nói riêng là định hướng quan trọng của giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.

1.3. Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức chương trình Sinh học 11 –

THPT

Trong nội dung chương trình Sinh học 11, bao gồm nhiều kiến thức mang tính

ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với việc huy động nguồn thông tin từ nhiều cá nhân,

do đó rất phù hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình

thành và phát triển NLHT cho học sinh. Trong thực tế giáo dục phổ thông hiện nay,

giáo viên đã tổ chức các hoạt động hợp tác cho học sinh, tuy nhiên những hoạt động

này vẫn còn đơn thuần là ghép nhóm học sinh với nhau để tiến hành quá trình dạy

học. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động học tập nâng cao hiệu quả hình thành và phát

triển NLHT cho học sinh vẫn là vấn đề mới mẻ và cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hình thành

và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua quá trình dạy học kiến thức

về sinh trưởng, phát triển, sinh sản - Sinh học 11 – THPT” nhằm góp phần vào

việc hình thành và phát triển NLHT cho học sinh.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Thiết kế các hoạt động học tập theo hướng hình thành và phát triển NLHT

cho học sinh THPT thông qua dạy học kiến thức về sinh trưởng, phát triển, sinh sản

- Sinh học 11 – THPT.

- Xây dựng quy trình hình thành và phát triển NLHT cho HS THPT.

- Xây dựng thang năng lực đánh giá NLHT của học sinh thông qua bộ công cụ

đánh giá.

3

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu đánh giá tính hiệu quả của

việc sử dụng các hoạt động học tập theo hướng hình thành và phát triển NLHT cho

học sinh THPT thông qua dạy học kiến thức Sinh học 11, cụ thể là “Chương III: Sinh

trưởng và phát triển” và “Chương IV: Sinh sản”. Qua đó, bước đầu đánh giá NLHT

của học sinh dựa trên thang đánh giá năng lực.

3. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng hiệu quả các hoạt động học tập hợp tác trong quá

trình dạy học sẽ góp phần hình thành và phát triển NLHT cho học sinh, đồng thời

nâng cao chất lượng dạy học chương trình Sinh học 11 – THPT, cụ thể là ở Chương

III “Sinh trưởng và phát triển” và Chương IV “Sinh sản”.

4 Những đóng góp mới của đề tài

- Xây dựng được các hoạt động học tập theo hướng hình thành và phát triển

NLHT cho học sinh thông qua quá trình dạy học kiến thức Sinh học 11, cụ thể là

“Chương III: Sinh trưởng và phát triển” và “Chương IV: Sinh sản”.

- Xây dựng được thang đánh giá NLHT của học sinh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!