Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hình thái giải phẫu thực vật phần 10 ppsx
MIỄN PHÍ
Số trang
14
Kích thước
822.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1925

Hình thái giải phẫu thực vật phần 10 ppsx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

189

Ở cây Hai lá mầm cũng như ở cây Một lá mầm có sự khác nhau rất

lớn trong cách phát triển phôi của từng nhóm riêng. Hiện nay ít nhiều đã

xác định được một số kiểu phát triển và cấu tạo khác nhau của phôi.

Những kiểu đó phân biệt với nhau bởi cách phân chia đầu tiên của hợp tử

(phân cắt dọc, hay ngang hoặc xiên), bởi tính chất của tế bào tận cùng của

tiền phôi hai tế bào và bởi mức độ tham gia của tế bào gốc vào việc hình

thành phôi. Quan hệ qua lại của các kiểu này còn chưa thật rõ ràng. Nhưng

bởi vì mỗi họ được đặc trưng bởi một kiểu phát sinh phôi và cấu tạo phôi

đặc trưng, vì vậy nghiên cứu các kiểu cấu tạo phôi, có ý nghĩa lớn lao đối

với môn hệ thống sinh phân loại.

4.2. Hạt

Sự chuyển từ noãn đến hạt thể hiện

bởi sự tăng trưởng mạnh phù hợp với sự

phát triển của phôi, phôi nhũ và sự tạo thành

chất dự trữ của phôi nhũ, cũng như sự biến

đổi vỏ hạt (H.50)

4.2.1. Vỏ hạt

Sự biến đổi một vỏ noãn (hay hai vỏ

noãn) thành vỏ hạt được đặc trưng chủ yếu

bởi sự hoá cứng của các vách tế bào, trong

khi đó, các tế bào này mất hết các chất

nguyên sinh. Các thay đổi này có thể cảm

nhận được bởi vỏ ngoài hay chỉ một vỏ, bảo

đảm sự bảo vệ cơ học cho phôi. Về phần vỏ

trong thì luôn luôn tiêu giảm thành màng

mỏng. Ngoài ra, có lúc vỏ ngoài có đầy các

núm, các sọc, các chấm, các lông và các

móc [Cây Liễu (Salix), cây Dương

(Populus)/họ Salicaceae; cây Liễu diệp

(Epilobium angustifolium/họ Rau dừa

nước), Cây bông/họ Bông] hay mang các

cánh cây Long Đởm (Gentiana lutea) có

vai trò trong phát tán hạt (H.51).

Hình 50. Các hạt Hạt kín

A. Hạt có phôi nhũ của thầu dầu

(Euphorbicaceae) (ca = mồng hạt =

áo hạt giả lỗ noãn; r = rễ mầm; c =

các lá mầm; a = phôi nhũ); B = hạt

không có phôi nhũ của bộ Đậu; C và

D = hạt ngoại nhũ (pr) của loài

Acorus calamus (Araceae) và loài

Piper nigrum/Piperaceae (e = phôi;

a = phôi nhủ; t = vỏ). Trong bốn

hình trên, phôi được thể hiện màu

đen, phôi nhủ gạch chéo và ngoại

nhủ có các chấm.

Đôi khi, hạt được trang bị sự tăng

sinh vỏ đặc biệt: áo hạt trong vùng rốn hạt,

áo hạt giả trong vùng lỗ noãn (mồng hạt

của hạt thầu dầu). Áo giả của cây Phu danh

(Evonymus/họ Dây gối - Celastraceae)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!