Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hinh anh nguoi cha trong bai cha toi trich dang dich trai ngon hanh luc (2)
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
165.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1294

Hinh anh nguoi cha trong bai cha toi trich dang dich trai ngon hanh luc (2)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Hình ảnh người cha trong bài Cha tôi trích Đặng Dịch Trai ngôn

hành lục

Bài Mẫu Số 1: "Tình cha ấm áp như vầng thái dương

Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn" Có lẽ, với mỗi người con trong cuộc đời, tình cha thật ấm áp và thiêng liêng, những lời dạy của cha, của mẹ luôn đi theo suốt trong cuộc hành trình. Đặng

Huy Trứ cũng có một người cha hết mực yêu thương con và luôn răn dạy cho

ông những điều hay, lẽ phải ở đời. Bởi vậy, qua bóng dáng người cha của mình, ông đã viết nên câu chuyện "Cha tôi" đầy sâu sắc và thấm thía. Dư âm vang lại

trong tâm khảm người đọc là hình ảnh người cha tuyệt vời, dạy bảo cho con

những tầng sâu triết lí về lẽ may, rủi, được, mất ở đời. Lẽ thường, với mỗi người sinh thành, họ luôn mong con cái mình thành công

trong sự nghiệp. Nhưng những thành công ấy không phải để ta huênh hoang, tự

mãn, tỏ vẻ kênh kiệu mà là động lực để ta cố gắng phấn đấu. Đặng Huy Trứ lần

đi thi với cha đầu tiên nhằm mục đích để quen trường thi thì đỗ cử nhân, điều

này khiến mọi người ai cũng vui vẻ, đó là một niềm vui không chỉ với riêng gia

đình mà cả dòng họ, xóm làng ai nấy cũng mừng ra mặt, vậy mà cha ông lại

không mảy may vui vẻ, chỉ dựa vào gốc cây xoài mà khóc, nước mắt rơi ướt áo

như là gia đình vừa gặp chuyện không may. Ông bày tỏ: "Có gì đáng vui đâu. Đỗ đạt cao là để dành cho người có phúc đức. Con tôi tính tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì... Cổ nhân đã nói "Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh

dã !". Một lời bày tỏ khiêm tốn mà rất chân thành của một người từng trải, hết

mực lo lắng cho con. Ông không cảm thấy vui vì con mau đỗ đạt mà lo sợ rằng

con mình sẽ lấy đó làm tự kiêu mà thối chí, không cố gắng. Với ông: "Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba. Đó là do triều đình nuôi

dưỡng, tổ tông tích đức, gia đình giáo dục mà được thế... Nhìn lên, tôi đội ơn

tác thành của thiên tử, lại cảm kích công vun trồng của tổ tiên, chỉ sợ con tôi

không báo đáp được nghĩa nặng ơn dày nên không cầm nổi nước mắt". Đó là

người cha biết nhìn xa trông rộng, điềm tĩnh trước mọi việc, lo lắng cho tương

lai của con cái mình. Vào năm 1947, nhà nước mở khoa thi tiếp theo, Đặng

Huy Trứ năm nay đã 23 tuổi, dù đề thi rất khó, ít kẻ làm được nhưng ông lại

tiếp tục thi đỗ. Người cha lại vô cùng lo lắng cho con mình, ông dù tin vào khả

năng của con trai nhưng sợ con tự mãn sẽ làm hại chính mình. "Bậc đỗ đại

khoa ắt phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng". Trước tin người anh làm quan trong triều vừa mất thì người cha vô cùng

thương xót, đau buồn. Nhưng khi nghe tin con bị đánh trượt trong kì thi đình

thì ông cho đó là lẽ thường và khuyên nhủ con trai. Người cha là một người rất

khiêm tốn và vô cùng tâm lí, chưa bao giờ tỏ ra hài lòng hay khoe khoang với

thành tích của con mình cũng không tỏ ra quá thất vọng khi còn bị đánh trượt. Ông luôn đưa ra những lời khuyên kịp thời, triết lí thể hiện sự chín chắn và

kinh nghiệm của một người hiểu lẽ đời dành cho con. "Đã vào thi Đình thì

không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế đã lâu mà nay con lại bị

đánh trượt". Ông đã dạy cho Nguyễn Công Trứ về lẽ được mất ở đời, đi thi

không nhất thiết phải đỗ đạt cao nhưng cần có những giá trị mà ta học được sau

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!