Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả giảm đau của điện châm các huyệt giáp tích l1   s1 phối hợp với các huyệt bổ thận tam âm
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1184

Hiệu quả giảm đau của điện châm các huyệt giáp tích l1 s1 phối hợp với các huyệt bổ thận tam âm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

PHẠM THỊ THANH XUÂN

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM

CÁC HUYỆT GIÁP TÍCH L2 – S1 PHỐI HỢP

VỚI CÁC HUYỆT BỔ THẬN

TAM ÂM GIAO, PHỤC LƢU, THẬN DU

TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU LƢNG

DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƢNG

THỂ THẬN ÂM HƢ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

PHẠM THỊ THANH XUÂN

HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT

GIÁP TÍCH L2 – S1 PHỐI HỢP VỚI CÁC HUYỆT BỔ THẬN

TAM ÂM GIAO, PHỤC LƢU, THẬN DU TRÊN BỆNH NHÂN

ĐAU LƢNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƢNG

THỂ THẬN ÂM HƢ

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN

MÃ SỐ: CK 62 72 60 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BAY

.

.

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG................................................................................................... i

DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4

1.1. Thoái hóa cột sống thắt lƣng................................................................................4

1.2. Quan điểm của y học cổ truyền về thoái hóa cột sống thắt lƣng .........................7

1.3. Điện châm ..........................................................................................................13

1.4. Các thang điểm đo lƣờng cảm giác đau thƣờng gặp..........................................24

1.5. Các công trình nghiên cứu .................................................................................28

1.6. Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................................32

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................36

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................36

2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu .....................................................................................39

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................39

2.4. Vấn đề y đức ......................................................................................................49

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................51

3.1. Quá trình thu thập số liệu...................................................................................51

3.2. Đặc điểm đối tƣợng tham gia nghiên cứu ..........................................................53

3.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................57

3.4. Các biến số phụ thuộc phụ .................................................................................63

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................68

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................................68

4.2. Hiệu quả giảm đau theo các thang điểm ............................................................74

4.3. Các biến số phụ thuộc phụ .................................................................................81

4.4. Tính mới, tính ứng dụng ....................................................................................85

.

.

4.5. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

.

.

i

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bài thuốc Lục vị địa hoàng thang..............................................................12

Bảng 1.2 Công thức huyệt bổ thận âm......................................................................13

Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của 2 nhóm..............................................................53

Bảng 3.2. Đặc điểm theo thang điểm VAS ...............................................................55

Bảng 3.3. Đặc điểm theo thang điểm ODI................................................................55

Bảng 3.4 Đặc điểm mức độ giãn cột sống thắt lƣng theo chỉ số Schober.................56

Bảng 3.5. Mức độ giảm đau thang điểm VAS sau điều trị .......................................57

Bảng 3.6. Tỷ lệ giảm đau theo thang điểm VAS sau 2 tuần điều trị.........................58

Bảng 3.7. Sự thay đổi thang điểm ODI sau 2 tuần điều trị .......................................59

Bảng 3.8. Tỷ lệ phân nhóm theo thang điểm ODI sau 2 tuần điều trị ......................60

Bảng 3.9 Sự thay đổi chỉ số Schober sau 2 tuần điều trị...........................................61

Bảng 3.10 Tỷ lệ phân nhóm theo chi số Schober sau 2 tuần điều trị........................62

Bảng 3.11. Sự thay đổi chỉ số sinh hiệu sau 2 tuần điều trị ......................................63

Bảng 3.12. Sự thay đổi triệu chứng thận âm hƣ sau 2 tuần điều trị..........................64

Bảng 3.13 Tỷ lệ NB có sự thay đổi giảm triệu chứng thận hƣ sau 2 tuần điều trị....65

Bảng 4.1. Mức độ giảm đau theo thang điểm VAS của điện châm giáp tích ...........75

Bảng 4.2. Cải thiện ODI của các nghiên cứu điều trị đau thắt lƣng .........................77

.

.

ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ các bƣớc tiến hành.........................................................................42

Sơ đồ 3.1 Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.......................................................52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Sự thay đổi thang điểm VAS sau 2 tuần................................................58

Biểu đồ 3.2 Sự thay đổi thang điểm ODI sau 2 tuần ................................................60

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ phân nhóm theo thang điểm ODI sau 2 tuần điều trị ...................61

.

.

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 X- Quang thoái hóa cột sống thắt lƣng .......................................................6

Hình 1. 2 Cơ chế tác động của châm cứu tại chỗ......................................................17

Hình 1. 3 Nguyên lý giảm đau theo thuyết cổng kiểm soát......................................18

Hình 1. 4 Các tiết đoạn thần kinh..............................................................................20

Hình 1. 5 Cơ chế tác động của châm cứu lên hệ thống thần kinh trung ƣơng..........21

Hình 1. 6 Cơ chế tác động các tần số trong điện châm.............................................22

Hình 1. 7 Cơ chế giảm đau của điện châm bằng các chất nội sinh...........................23

.

.

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

BV Bệnh viện

BYT Bộ Y tế

CS Cộng sự

CSTL Cột sống thắt lƣng

HATThu Huyết áp tâm thu

HATTr Huyết áp tâm trƣơng

M Mạch

NB Ngƣời bệnh

NC Nghiên cứu

QĐ Quyết định

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

YHCT Y học cổ truyền

YHHĐ Y học hiện đại

CB2 Cannabinoid Receptor-2

COX-2 Cyclooxygenase-2

CRF Corticotropin releasing facto

.

.

v

EOP Peptide Opioid

GRS Graphic Rating Scale

MPQ McGill Pain Questionnaire

ODI Owestry Disability Index

PGE2 Prostaglandin E2

QDSA

Questionnaire Douleur Saint

Antoine

VAS Visual Analog Scale

YLD Years Lived with Disability

.

.

1

MỞ ĐẦU

Thoái hóa cột sống thắt lƣng là một bệnh cảnh thƣờng gặp trên toàn thế giới,

Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu 2013 gần đây đã báo cáo rằng đau thắt

lƣng là nguyên nhân hàng đầu trong nhiều năm sống với khuyết tật (YLD) trong

năm 1990 và 2013, với mức tăng 56,75% từ năm 1990 đến 2013[25]. Lão hóa có

thể là nguyên nhân chính của sự gia tăng ngƣời bệnh thoái hóa cột sống thắt lƣng,

và các phƣơng pháp điều trị hiện tại đã không chứng minh giảm YLD với các rối

loạn cột sống, khiến chúng trở thành một trong những nguyên nhân lớn nhất trong

chi tiêu chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, là bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 30%

trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Thoái hóa cột sống thắt lƣng gây đau thắt lƣng

cũng là nguyên nhân gây tàn phế phổ biến nhất ở ngƣời bệnh độ tuổi từ 45 – 65

tuổi[49].Các nghiên cứu cho thấy, hàng năm có khoảng thêm 266 triệu ngƣời bệnh

thoái hóa cột sống thắt lƣng trên thế giới[59]. Việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị

đúng hoặc tối ƣu nhất là rất khó khăn do các bệnh kèm theo và các điều kiện tâm lý

xã hội khác nhau. Việc lựa chọn phƣơng pháp điều trị không phẫu thuật thƣờng

đƣợc lựa chọn đầu tiên, đặc biệt là ở ngƣời già. Chính vì vậy các phƣơng pháp điều

trị không dùng thuốc vẫn đƣợc áp dụng nhiều trên ngƣời bệnh ở thực hành lâm

sàng.

Tại Việt Nam, ngƣời bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lƣng cũng chiếm tỷ lệ

khá cao, tỷ lệ thay đổi theo độ tuổi có thay đổi nhiều, từ 40- 49 tuổi tỷ lệ này là

18.8%, thì trên 60 tuổi có đến 83.4% ngƣời bệnh có thoái hóa cột sống với hình ảnh

thoái hóa đĩa đệm [38]. Và cũng trong một nghiên cứu khác, đƣợc thực hiện tại BV

YHCT TPHCM, tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lƣng trong tổng số bệnh

nhân nhập viện khoảng 30% [15] và tỷ lệ bệnh nhân thận âm hƣ chiếm tỷ lệ cao

trong số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Chính vì vậy, một phƣơng pháp điều trị

tối ƣu cho ngƣời bệnh đau lƣng thể thận âm hƣ đang đƣợc điều trị tại BV YHCT

TPHCM là một yêu cầu thiết thực cần đƣợc đặt ra và cần có các giải pháp chuyên

biệt và tích cực.

.

.

2

Điện châm là một phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc thƣờng dùng để

điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp này là dựa trên

Học thuyết kinh lạc thông qua việc kích thích những ―Huyệt vị‖, có mối liên hệ mật

thiết với các tạng phủ bên trong cơ thể, sẽ làm giải phóng những hóa chất nội sinh

có tác dụng nhất định giúp điều chỉnh những rối loạn của cơ thể. Theo lý luận y học

cổ truyền việc châm cứu theo thể bệnh và đƣờng kinh đóng vai trò quan trọng trong

việc điều trị bệnh cũng nhƣ khôi phục chức năng sinh lý cho cơ thể. Các phƣơng

pháp điều trị theo YHCT đều nhấn mạnh cần phải thông qua học thuyết âm dƣơng,

ngũ hành để bồi bổ các tạng phủ ngoài việc điều trị các triệu chứng lâm sàng cấp

tính cho bệnh nhân. Trong các phƣơng pháp điều trị châm cứu, ngoài điều trị ngọn

là giảm đau, còn cần phải châm các huyệt điều trị về gốc của bệnh. Tuy nhiên, trên

thực tế lâm sàng, chƣa có nghiên cứu nào chứng minh rõ tác dụng của việc phối hợp

các huyệt bổ thận âm vào việc điều trị ngƣời bệnh đau lƣng, thể thận âm hƣ. Các

nghiên cứu thƣờng dừng ở mức chứng minh các tác dụng của tần số điện đƣợc sử

dụng trong điện châm và hệ thống a thị huyệt tại chỗ của vùng thắt lƣng.

Nhằm mục đích chứng minh, lý luận của YHCT về phƣơng pháp điều trị ―gốc

của bệnh‖ cho cơ thể rất quan trọng, góp phần mau cải thiện các triệu chứng đau

lƣng trên lâm sàng và cả những triệu chứng liên quan đến thận âm hƣ trên ngƣời

bệnh. Do đó, nhóm nghiên cứu muốn tiến hành nghiên cứu tác dụng của việc điện

châm điều trị đau lƣng trên ngƣời bệnh thoái hóa cột sống thắt lƣng thể thận âm hƣ

sử dụng hệ thống huyệt Hoa Đà giáp tích vùng lƣng phối hợp với hệ thống huyệt bổ

thận là Phục lƣu, Thận du, Tam âm giao so với nhóm điều trị thông thƣờng chỉ dùng

hệ thống huyệt Hoa đà giáp tích tại vùng lƣng

.

.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Câu hỏi nghiên cứu

Hiệu quả điện châm điều trị đau lƣng trên ngƣời bệnh thoái hóa cột sống thắt

lƣng thể thận âm hƣ sử dụng hệ thống huyệt Hoa Đà Giáp tích vùng lƣng phối hợp

với hệ thống huyệt bổ thận là Phục lƣu, Thận du, Tam âm giao có tốt hơn so với

nhóm điều trị thông thƣờng chỉ dùng hệ thống huyệt Hoa đà giáp tích tại vùng lƣng.

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá hiệu quả điều trị của điệm châm các huyệt giáp tích L2 – S1 phối hợp

với các huyệt bổ thận Tam âm giao, Phục lƣu, Thận du trên ngƣời bệnh đau lƣng do

thoái hóa cột sống thắt lƣng - thể thận âm hƣ.

Mục tiêu cụ thể

1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân giảm đau lƣng ở mức độ tốt theo thang điểm VAS

sau 2 tuần điều trị của nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng.

2. Xác định mức độ và tỷ lệ ngƣời bệnh cải thiện thang điểm Owestry

Disability đạt mức khá và tốt của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng sau 2 tuần điều

trị.

3. Xác định mức độ sự thay đổi của chỉ số Schober của nhóm nghiên cứu và

nhóm chứng sau 2 tuần điều trị.

4. Xác định tỷ lệ ngƣời bệnh có sự thay đổi về triệu chứng lâm sàng thận âm hƣ

sau 2 tuần điều trị.

5. Xác định tỷ lệ xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn khác (nếu có

trong quá trình tham gia nghiên cứu).

.

.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!