Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn Măng Cụt và Chôm Chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ
Người hướng dẫn:
GS.TS Võ Thị Gương
Phản biện 1
Phản biện 2
Phản biện 3
Luận án sẽ bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại:
Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu tại thư viện:
1. Trung tâm học liệu – Đại học Cần Thơ
2. Thư viện quốc gia Việt Nam
1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre có 1.209 ha cây chôm chôm đang cho
trái 1.183 ha, năng suất bình quân thấp, 2,1 tấn/ha và 1.145 ha trồng cây măng
cụt, năng suất bình quân rất thấp, chỉ đạt 0,8 tấn/ha. Chôm chôm và măng cụt
là hai nhóm cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu lớn, nhưng hiện nay năng suất
trái thấp, phẩm chất trái kém đưa đến diện tích vườn chôm chôm và măng cụt
đang bị sụt giảm. Sự cháy lá trên cây chôm chôm và sự chảy nhựa trái măng
cụt là vấn đề đang phát triển rộng, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Với hiện
trạng này, nông dân phải phá bỏ vườn để thay cây trồng khác. Để các vùng sản
xuất chuyên canh cây măng cụt và chôm chôm đạt năng suất cao, chất lượng
tốt, hiệu quả kinh tế cao và bền vững, nghiên cứu cải thiện độ phì nhiêu đất,
tăng năng suất, khắc phục các vấn đề gây giảm phẩm chất trái, giúp tăng lợi
nhuận cho nông dân là rất cần thiết được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát, đánh giá độ phì nhiêu về hóa, lý đất vườn măng cụt có độ
tuổi liếp khác nhau.
- Đánh giá biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất và nâng cao năng suất,
phẩm chất trái chôm chôm và măng cụt.
- Đánh giá biện pháp giảm tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt và giảm tỷ lệ
cháy lá trên cây chôm chôm qua quản lý nước, bón phân vô cơ cân đối kết hợp
phân hữu cơ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp số liệu khoa học về sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp phân
vô cơ cân đối, trong thời gian tương đối dài hạn, giúp cải thiện được độ phì
nhiêu đất, gia tăng năng suất và phẩm chất trái măng cụt và chôm chôm.
- Biện pháp bón phân hữu và che bạt giúp giảm tỷ lệ chảy nhựa trên trái
măng cụt có ý nghĩa. Xác định được mối tương quan giữa tỷ lệ chảy nhựa trên
trái măng cụt và ẩm độ đất.
- Cung cấp số liệu khoa học về sự cải thiện cháy lá chôm chôm. Cung
cấp dinh dưỡng cân đối phân K và phân N, kết hợp với phân hữu cơ là biện
2
pháp giúp giảm tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm, so với nông dân bón K với tỉ
lệ K/N rất thấp.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp những thông tin khoa học về đất
liếp vườn măng cụt và chôm chôm với tuổi liếp trên 20 năm, đất bị bạc màu về
hóa, lý và sinh học đất. Kết quả giúp khẳng định vai trò của chất hữu cơ trong
cải thiện độ phì nhiêu đất, tăng năng suất, phẩm chất trái và hiệu quả kinh tế
trên vườn chôm chôm, măng cụt. Phân hữu cơ kết hợp quản lý nước hợp lý
giúp giảm sự chảy nhựa trái măng cụt. Phân hữu cơ kết hợp cung cấp phân K
và N cân đối giúp giảm đáng kể sự cháy lá chôm chôm. Qua đó giúp tăng năng
suất trái, tăng giá trị kinh tế, tăng thu nhập của nông dân có ý nghĩa. Kết quả
nghiên cứu của luận án giúp khuyến cáo đến nông dân áp dụng kỹ thuật canh
tác mới, hướng tới canh tác vườn măng cụt và chôm chôm đạt hiệu quả kinh tế
cao và bền vững.
4. Kết quả mới của đề tài
- Đánh giá được sự bạc màu đất liếp vườn măng cụt có tuổi liếp trên 20
năm có pH đất rất chua (khoảng 3,5), hàm lượng chất hữu cơ nghèo, lân dễ
tiêu thấp, kali trao đổi, Ca và Mg ở mức thấp. Họat động của vi sinh vật đất
kém. Khả năng giữ nước và tính bền cấu trúc đất thấp.
- Trên vườn măng cụt, bón phân hữu cơ 22,5 kg.cây-1
, kết hợp phân vô
cơ cân đối giúp cải thiện được độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất trái có ý
nghĩa. Biện pháp cải thiện sự chảy nhựa trái măng cụt đạt hiệu quả cao, giảm
45% tỉ lệ chảy nhựa trái qua bón phân hữu cơ, phân vô cơ cân đối, và che bạt
trong mùa mưa (tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt giảm từ 64% xuống còn 19%),
đồng thời giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa.
- Trên vườn chôm chôm, bón 18 kg/cây phân hữu cơ các dạng như phân
bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế giúp cải thiện độ phì nhiêu đất về lý
hóa và sinh học đất. Tăng có ý nghĩa pH đất, chất hữu cơ trong đất, phần trăm
base bảo hòa, chỉ số độ bền cấu trúc đất, khả năng giữ nước, hệ số thấm nước
của đất, tăng hoạt động của vi sinh vật qua gia tăng hàm lượng enzyme
Catalase trong đất. Năng suất trái chôm chôm tăng cao, có ý nghĩa so với chỉ
sử dụng phân vô cơ như nông dân. Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N từ 0,9 đến