Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả của chương trình tập huấn điều dưỡng về phòng ngừa chuẩn trong kiểm soát nhiễm khuẩn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
ĐIỀU DƯỠNG VỀ PHÒNG NGỪA CHUẨN
TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
ĐIỀU DƯỠNG VỀ PHÒNG NGỪA CHUẨN
TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.BS.CKII. NGUYỄN THỊ THANH HÀ
2. TS. ELIZABETH ESTERL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng “Hiệu quả của chương
trình tập huấn điều dưỡng về phòng ngừa chuẩn trong kiểm soát nhiễm khuẩn” là
công trình nghiên cứu của chính tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn là trung thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Minh Phương
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.....................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ............................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tổng quan về phòng ngừa chuẩn .........................................................................4
1.2. Tổng quan về tuân thủ phòng ngừa chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng.................23
1.3. Các chiến lược giáo dục và truyền thông để tăng cường tuân thủ phòng ngừa
chuẩn.................................................................................................................28
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.........................................................29
1.5. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................37
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................................41
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................43
2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................43
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................43
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................43
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................43
2.5. Bộ công cụ và phương pháp thu thập số liệu .....................................................45
2.6. Tiến trình nghiên cứu .........................................................................................48
.
.
2.7. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu ....................................................51
2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.....................................................................56
2.9. Kiểm soát sai lệch và cách khắc phục................................................................57
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................................58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................59
3.1. Thông tin chung của điều dưỡng........................................................................59
3.2. Mức độ tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng trong chăm sóc trước tập
huấn ..................................................................................................................63
3.3. Thực trạng của bảy yếu tố theo mô hình nghiên cứu trước tập huấn.................64
3.4. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng trước tập
huấn ..................................................................................................................74
3.5. Kết quả của can thiệp tập huấn về phòng ngừa chuẩn .......................................76
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................80
4.1. Thông tin chung của điều dưỡng........................................................................80
4.2. Mức độ tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng trong chăm sóc trước tập
huấn ..................................................................................................................82
4.3. Thực trạng của bảy yếu tố theo mô hình nghiên cứu trước tập huấn.................83
4.4. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng trước tập
huấn ..................................................................................................................96
4.5. Kết quả của can thiệp tập huấn về phòng ngừa chuẩn .....................................100
4.6. Điểm mạnh của nghiên cứu..............................................................................108
4.7. Khả năng ứng dụng của nghiên cứu.................................................................109
4.8. Điểm hạn chế của đề tài ...................................................................................109
KẾT LUẬN............................................................................................................111
.
.
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
Acquired immune deficiency syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
CDC
Center for diseases prevention and control
(Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật)
COVID-19 Corona virus disease in 2019
ĐD Điều dưỡng
HBV Hepatitis B virus (Virus viêm gan B)
HIV
Human inmunodeficiency virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)
HCV Hepatitis C virus (Virus viêm gan C)
KBCB Khám bệnh chữa bệnh
KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn
NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện
NB Người bệnh
NC Nghiên cứu
NVYT Nhân viên y tế
PNC Phòng ngừa chuẩn
PTPHCN Phương tiện phòng hộ cá nhân
SARS
Severe acute respiratory syndrom
(Hội chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp)
TAT Tiêm an toàn
TPB
The theory of planned behavior
(Học thuyết hành vi hoạch định)
VSV Vi sinh vật
VSN Vật sắc nhọn
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
.
.
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Các định nghĩa về phòng ngừa chuẩn........................................................6
Bảng 1. 2. Các nội dung của phòng ngừa chuẩn.........................................................9
Bảng 1. 3. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa cải thiện tuân thủ vệ sinh tay với giảm
tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.............................................................................25
Bảng 1. 4. Một số can thiệp giáo dục nâng cao tuân thủ phòng ngừa chuẩn ……...29
Bảng 2. 1. Số lượng mẫu nghiên cứu tại 8 khoa lâm sàng........................................45
Bảng 2. 2. Định nghĩa biến số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................51
Bảng 2. 3. Định nghĩa biến số các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ phòng ngừa chuẩn
của điều dưỡng .................................................................................................52
Bảng 2. 4. Định nghĩa biến số tuân thủ phòng ngừa chuẩn ......................................55
Bảng 3. 1. Đặc điểm tình trạng biên chế và đơn vị làm việc của điều dưỡng ..........61
Bảng 3. 2. Đặc điểm về truyền thông tập huấn và kiểm tra định kỳ.........................62
Bảng 3. 3. Điểm trung bình tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng ................63
Bảng 3. 4. Kiến thức của điều dưỡng về phòng ngừa chuẩn ....................................64
Bảng 3. 5. Thái độ .....................................................................................................66
Bảng 3. 6. Ảnh hưởng của xã hội đối với việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều
dưỡng................................................................................................................68
Bảng 3. 7. Nhận thức về sự tạo thuận lợi từ hành vi gương mẫu trong áp dụng phòng
ngừa chuẩn của đồng nghiệp ............................................................................69
Bảng 3. 8. Mức độ tuân thủ phòng ngừa chuẩn của đồng nghiệp.............................70
Bảng 3. 9. Điểm trung bình ảnh hưởng từ hành vi gương mẫu của đồng nghiệp.....70
Bảng 3. 10. Mức độ tạo thuận lợi trong quản lý của tổ chức đối với tuân thủ phòng
ngừa chuẩn của điều dưỡng..............................................................................71
Bảng 3. 11. Mức độ nhận thức khó khăn trong quản lý của tổ chức gây cản trở tuân
thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng.............................................................72
Bảng 3. 12. Nhận thức về năng lực cá nhân đối với tuân thủ phòng ngừa chuẩn.....73
.
.
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa 7 yếu tố theo mô hình nghiên cứu với tuân thủ phòng
ngừa chuẩn của điều dưỡng..............................................................................74
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng với tuân thủ
phòng ngừa chuẩn.............................................................................................75
Bảng 3. 15. So sánh điểm trung bình của 7 yếu tố theo mô hình nghiên cứu đạt được
tại các thời điểm ...............................................................................................76
.
.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo giới tính ..............................................59
Biểu đồ 3. 2. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo nhóm tuổi............................................59
Biểu đồ 3. 3. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo trình độ chuyên môn...........................60
Biểu đồ 3. 4. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo thâm niên công tác..............................60
Biểu đồ 3. 5. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo mức độ tuân thủ phòng ngừa chuẩn ...63
Biểu đồ 3. 6. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo kiến thức về phòng ngừa chuẩn..........65
Biểu đồ 3. 7. Phân bố điểm trung bình tuân thủ phòng ngừa chuẩn đạt được tại các
thời điểm...........................................................................................................79
Biểu đồ 4.1. So sánh mức độ tuân thủ phòng ngừa chuẩn giữa các nghiên cứu…82
Biểu đồ 4.2. So sánh thái độ với tuân thủ phòng ngừa chuẩn giữa các nghiên cứu..89
.
.
i
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1. Chuỗi lây truyền bệnh ................................................................................7
Hình 1. 2. Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh ...............................10
Hình 1. 3. Quy trình vệ sinh tay thường quy ................................................................10
Hình 1. 4. Yêu cầu về thành phần bộ trang phục phòng chống dịch Covid-19 ........12
Hình 1. 5. Quy trình mang găng – tháo găng............................................................13
Hình 1. 6. Kỹ thuật mang, tháo kính và áo choàng trong phòng ngừa chuẩn...........15
Hình 1. 7. Poster hướng dẫn cách vệ sinh khi ho......................................................15
Sơ đồ 1. 1. Mô hình học thuyết hành vi hoạch định của Ajzen ................................38
Sơ đồ 1. 2. Khung nghiên cứu ứng dụng mô hình học thuyết hành vi hoạch định...41
Sơ đồ 2. 1. Các giai đoạn trong nghiên cứu ..............................................................49
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế hay còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh
viện (NKBV) luôn là một chủ đề được quan tâm đặc biệt vì đó là một nhiễm khuẩn
gây ra hậu quả nặng nề như tăng biến chứng, tử vong, tăng sự kháng thuốc, tăng thời
gian nằm viện và chi phí điều trị cho người bệnh [50]. Bên cạnh đó, đường lây của
tác nhân có thể lây nhiễm qua đường máu, dịch cơ thể, không khí bị ô nhiễm cũng
càng làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế (NVYT). Theo nhiều nghiên
cứu (NC) trên thế giới, NVYT có nguy cơ mắc lao và viêm gan B gấp 3-5 lần so với
dân số khác [40] [54]. Gần 10% AIDS trong số các NVYT là kết quả của phơi nhiễm
nghề nghiệp [70]. Năm 2003, sau khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng
(SARS), trên thế giới tổng số NVYT bị mắc SARS là 21% (n = 1.706) [67]. Tại Việt
Nam, tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã ghi nhận có tới 57% (n= 36) người bị
nhiễm là NVYT [67]. Hiện nay dịch bệnh COVID-19 có diễn biến hết sức phức tạp.
Tính đến ngày 24/4/2021, trên thế giới có 146 triệu ca nhiễm (14% trong số các ca
nhiễm được báo cáo cho WHO là NVYT và hơn 3 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam đã
có 2833 ca nhiễm COVID-19 (hơn 42 ca nhiễm là NVYT) và 35 ca tử vong [12]. Vì
vậy nguy cơ lây nhiễm chéo từ NB cho NVYT, từ NVYT cho NVYT trong quá trình
chăm sóc y tế là rất cao.
Phòng ngừa chuẩn (PNC) là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho
mọi NB không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm khuẩn, thời điểm khám,
điều trị, và chăm sóc mà dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của
NB đều có nguy cơ lây truyền bệnh. PNC là một trong những biện pháp cơ bản của
phòng ngừa và kiểm soát NKBV. Việc tuân thủ PNC đóng góp quan trọng vào việc
giảm NKBV, hạn chế cả sự lây truyền bệnh cho NB và NVYT, cũng như phát tán
mầm bệnh từ NB sang môi trường để bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng khám
bệnh chữa bệnh (KBCB) [5]. Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam có nhiều NC đánh
giá việc tuân thủ PNC của các NVYT. Sự tuân thủ không tối ưu và không nhất quán
của NVYT với các biện pháp PNC đã được ghi nhận. Trong một NC ở Hồng Kông
.
.
năm 2014 và Brazil năm 2015 cho thấy tỷ lệ tuân thủ PNC của các điều dưỡng (ĐD)
lần lượt là 57,4% và 69,4%; và mức độ tuân thủ cũng có sự khác biệt theo từng nội
dung của PNC như tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay (VST) là 19%, sử dụng kính mắt bảo hộ
là 52% và mang găng tay là 54% [59] [35]. Tại Việt Nam, theo NC của Trương Anh
Thư (2012), tỷ lệ thực hành PNC của NVYT còn thấp (chỉ có 46,1%) so với kiến thức
là 79,1% và thái độ là 70,0% [64]. Vì vậy các biện pháp hiệu quả để thay đổi thực
hành PNC của NVYT là rất cần thiết, giúp cải thiện sự an toàn, giảm nguy cơ phơi
nhiễm nghề nghiệp cho NB và NVYT với các vấn đề liên quan đến NKBV.
Trong số các NVYT thì ĐD là đội ngũ đông đảo nhất và dành phần lớn thời
gian trực tiếp chăm sóc cho NB, việc không tuân thủ các biện pháp PNC khiến họ dễ
bị tổn thương trước các rủi ro phơi nhiễm nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc và
có thể gây ra lây nhiễm cho NB [65]. Tuy nhiên, việc áp dụng thường xuyên các biện
pháp PNC có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như năng lực cá nhân (thiếu kiến thức
và kỹ năng, thói quen trong chăm sóc), môi trường làm việc (thời gian, cơ sở vật chất,
việc đào tạo không đầy đủ); yếu tố xã hội (cấp trên, đồng nghiệp, NB) và các chính
sách, quản lý của bệnh viện (BV) [55]. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm được đâu
là yếu tố tạo thuận lợi và cản trở tuân thủ PNC. Trên thế giới có một số NC sử dụng
các học thuyết về hành vi - xã hội học để xác định các yếu tố tác động đến tuân thủ
PNC [35] [55]. Đồng thời hiệu quả cải thiện việc tuân thủ PNC sau chương trình tập
huấn được thiết kế dựa trên các mô hình học thuyết cũng đã được ghi nhận [62]. Tuy
nhiên, đối với các tài liệu NC trong nước còn chưa nhiều. Do đó, chúng tôi thực hiện
đề tài NC này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ PNC của ĐD trong
chăm sóc NB và đánh giá hiệu quả của việc thiết kế chương trình tập huấn dựa trên
mô hình học thuyết hành vi hoạch định trong việc tăng cường mức độ tuân thủ PNC
của ĐD, từ đó góp phần cải tiến chất lượng KBCB, đảm bảo an toàn cho NB, NVYT
và cộng đồng.
.
.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ phòng ngừa chuẩn
của điều dưỡng trong chăm sóc và đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn về
phòng ngừa chuẩn cho điều dưỡng.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng trong chăm sóc trước
tập huấn.
2. Xác định thực trạng của 7 yếu tố trong mô hình nghiên cứu (kiến thức, thái độ,
ảnh hưởng của xã hội, ảnh hưởng từ hành vi gương mẫu của đồng nghiệp, nhận
thức về sự tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý của tổ chức, nhận thức về khó
khăn trong quản lý của tổ chức, nhận thức về năng lực cá nhân) trước tập huấn.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến tuân thủ phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng
trong chăm sóc trước tập huấn.
4. So sánh sự thay đổi 7 yếu tố trong mô hình nghiên cứu và việc tuân thủ phòng
ngừa chuẩn của điều dưỡng tại 3 thời điểm trước tập huấn, ngay sau tập huấn
và sau tập huấn 1 tháng.
.
.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về phòng ngừa chuẩn
1.1.1. Lịch sử phát triển của phòng ngừa chuẩn
Năm 1970, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đưa
ra hướng dẫn về cách ly phòng ngừa đầu tiên với 7 biện pháp cách ly khác nhau bao
gồm: phòng ngừa tuyệt đối, phòng ngừa bảo vệ, phòng ngừa lây truyền qua đường hô
hấp, đường tiêu hóa, vết thương, chất bài tiết và máu [5].
Từ năm 1985 đến năm 1988, do sự bùng phát của dịch HIV/AIDS, CDC đã
đưa ra thuật ngữ phòng ngừa phổ cập (Universal Precautions) và các hướng dẫn cụ
thể với mục đích ngăn chặn sự phơi nhiễm nghề nghiệp cho NVYT với các virus lây
truyền qua đường máu (BBV). Phòng ngừa phổ cập áp dụng cho máu và chỉ một số
chất lỏng trong cơ thể chứ không phải là tất cả; các biện pháp phòng ngừa này được
sử dụng cho tất cả các NB với bất kể tình trạng nhiễm khuẩn của họ.
Năm 1996, CDC đã thay thế thuật ngữ phòng ngừa phổ cập thành phòng ngừa
chuẩn. PNC nhằm ngăn ngừa NKBV ở NB cũng như NVYT với cả các VSV từ chất
tiết, bài tiết của cơ thể chứ không chỉ các BBV từ máu. Trong năm 2007, CDC đã cập
nhật định nghĩa về PNC và bổ sung nội dung mới về vệ sinh hô hấp sau hậu quả của
bài học kinh nghiệm rút ra từ sự bùng phát của SARS và dịch cúm H5N1. Đồng thời
cũng bổ sung nội dung về tiêm an toàn do nhiều đợt bùng phát liên quan đến BBV và
các VSV khác do nguyên nhân chủ yếu từ việc tái sử dụng kim tiêm và các lọ thuốc
với liều lượng lớn không đảm bảo vô trùng [5] [42].
Việc áp dụng PNC chỉ ngăn ngừa các tác nhân thông thường chủ yếu là lây
qua đường tiếp xúc (phổ biến là tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với máu). Tuy nhiên
nhiều mầm bệnh mới xuất hiện không theo các quy luật trước đây. Vì vậy trên thế
giới cũng như Việt Nam đã xây dựng và cập nhật thêm phòng ngừa bổ sung (phòng
ngừa dựa trên đường lây truyền) kết hợp với PNC để áp dụng cho những NB nghi
ngờ nhiễm những bệnh lý có nguy cơ lây nhiễm cao qua tiếp xúc, qua không khí hoặc
qua giọt bắn liti. Phòng ngừa bổ sung cập nhật thêm 3 nội dung là cách ly phòng ngừa
qua tiếp xúc, cách ly phòng ngừa qua giọt bắn và cách ly qua đường khí. Ba phòng
.
.