Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 thuộc Công ty
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực t iễn đời sống kinh tế – xã hội ở nước ta thời gian qua đã
cho thấy, trong điều kiện nên kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt
thì công tác quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức, đã có một vị trí rất
quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó.
Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm
chí cả giữa các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó
chuyển sang yếu tố công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hoá toàn cầu
hoá thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức,
giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người.
Ngày nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất,
là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý phải giải quyết tốt được các
vấn để đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có
trong các tổ chức. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã có
vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
Trong những giai đoạn xây dựng và phát triển Xí nghiệp Thoát nước số 3
luôn luôn chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ
chức mình, luôn coi đây là một yếu tố cơ bản dẫn dến sự thành công.
Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
trong những năm qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Do vậy, làm thế nào để
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Xí nghiệp Thoát nước số 3 thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
thoát nước Hà Nội. Đây chính là vấn đề sẽ được bàn tới trong đề tài này.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài này là:
1
Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao chất lượng công tácđào tạo và
phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3, tạo cho xí nghiệp có
một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn vững vàng.
* Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Lấy cơ sở thực tiễn quá trình hoạt độg sản xuất kinh doanh, hoạt động
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cùng các hoạt động bổ trợ khác để
nghiên cứu các mối quan hệ giữa chúng để đưa ra các hình thức và phương
pháp đào tạo phù hợp trong phạm vi toàn xi nghiệp.
* Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng một số các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, …
Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số phương pháp khác để phân tích mặt
mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của xí nghiệp, kết hợp với số liệu khảo sát ,
thống kê báo cáo của xí nghiệp .
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về đao tạo va phát triển nhân sự trong
doanh nghiệp
CHƯƠNG II: Phân tích và đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân
sự ở Xí nghiệp Thoát nước số 3.
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
đào tạo và phát triển nhân sự trong Xí nghiệp Thoát nước số 3.
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên trong quá trình nghiên
cứu vẫn còn những hạn chế, khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý của
thầy cô và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế Lao động và Dân số và toàn thể cán bộ công nhân viên
trong Xí nghiệp Thoát nước số 3 đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực
tập vừa qua. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Xuân Đốc.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CAM ĐOAN
- Tên tôi là: Phùng Thanh Hùng
- Sinh viên lớp Quản trị nhân lực - khoá 6
Tôi xin cam đoan là mọi số liệu và nội dung trong chuyên đề này do tôi
tự thu thập và viết ra.
Tôi không sao chép ở bất cứ chuyên đề nào, nếu có gì sai sót tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên: Phùng Thanh Hùng
Ký tên
3
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐAO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ
TRONG DOANH NGHIỆP
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Các khái niệm liên quan đến đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
người lao động
1.1. Khái niệm trình độ chuyên môn nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực là sự hiểu biết về lý thuyết, kĩ thuật
sản xuất và kĩ năng lao động để hoàn thành những công việc có trình độc
chuyên môn nhất định thuộc một nghề, một chuyên môn nào đó.
1.2. Khái niệm đào tạo trình độ chuyên môn nguồn nhân lực.
Đào tạo chuyên môn nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức vế
lý thuyết, kỹ năng lao động, kỹ thuật sản xuất để người lao động nắm vững
được một nghề, một chuyên môn bao gồm cả người đã có nghề, chuyên môn
nay học nghề chuyên môn khác.
1.3. Khái niệm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân
lực
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực là giáo dục bồi
dưỡng cho người lao động hiểu biết thêm những kiến thức, kinh nghiệm sản
xuất và khả năng thực hành trong giới hạn chuyên môn mà người lao động
đang đảm nhận.
1.4. Khái niệm đào tạo lại.
Đào tạo lại là quá trình đào tạo đối với những người lao động đã có
chuyên môn do yêu cầu của sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến thay
đổi kết cấu nghề nghiệp, trình độ chuyên môn do đó một số người phải đào
tạo lại cho phù hợp với kết cấu nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật.
1.5. Khái niệm đào tạo phát triển.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đào tạo phát triển là quá trình tiếp thu những kiến thức nhằm mở ra cho
cá nhân người lao động những công việc mới trong tương lai mà ở đó công
việc sẽ cao hơn, khó hơn và phức tạp hơn những công việc trước đây người
lao động đã đảm nhận thực hiện.
2. Mục đích của hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người
lao động trong tổ chức.
2.1. Lý do:
- Để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức, chuẩn bị và bù đắp vào
những chỗ bị thiếu, bị bỏ trống; sự bù đắp này diễn ra thường xuyên nhằm
làm cho hoạt động hoạt động được trôi chảy.
- Để đáp ứng yêu cầu học tập, phát triển của người lao động. Con người
luôn có năng lực và nhu cầu phát triển, mọi người trong tổ chức đều có khả
năng phát triển để giữ vững sự tồn tại của tổ chức nói chung và bản thân cá
nhân nói riêng.
- Để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn, lợi ích cá nhân và tổ chức đều
có thể kết hợp với nhau hơn nữa, đào tạo phát triển là một đầu tư sinh lợi
đáng kể là phương tiện để đạt được sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu của hoạt động đào tạo
Sử dụng tối đa nguồn nhân lực có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức
là mục tiêu của đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. Thông qua đào tạo giúp
cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc nắm vững hơn về nghề nghiệp
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giáo dục với thái độ tốt
hơn cũng như khả năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức là vấn đề phức
tạp về các tổ chức có các hình thức hoạt động đào tạo phát triển khác nhau.
Nhưng nhìn chung, các chương trình đào tạo, phát triển đều có những định
hướng về mục tiêu chung.
- Định hướng cho người được đào tạo: nhằm cung cấp và chỉ dẫn về
những kiến thức mới.
5
- Phát triển kỹ năng: có rất nhiều công việc cần sử dụng những kỹ năng
mới do đó những người lao động cần đạt đựoc kỹ năng mới khi công nghệ
thay đổi hay công việc phức tạp hơn.
- Lựa chọn mô hình đào tạo an toàn nhất tranh các tai nạn lao động xảy
ra và tuân thủ một số nội quy đề ra.
- Trang bị về chuyên môn kỹ thuật: tránh sự lỗi thời trong chuyên môn
nghề nghiệp. Vì cùng với sự tiến bộcủa khoa học kỹ thuật, người lao động có
chuyên môn kỹ thuật cần được đào tạo lại theo từng thời kỳ.
2.3. Tác dụng của đào tạo – phát triển nguồn nhân lực.
Hoạt động đào tạo – phát triển nguồn nhân lực có vai trò, tác dụng rất to
lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp,
tổ chức và người lao động nói riêng.
+ Đối với doanh nghiệp:
Đào tạo được xem như một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu
chiến lược của tổ chức – giờ đây, chất lượng nhân viên đã trở thành một trong
những lợi thế cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp. Nó giúp các doanh
nghiệp giải quyết được các vấn đề tổ chức, chuẩn bị về đội ngũ cán bộ quản
lý, chuyên môn kề cận và giúp cho doanh nghiệp phát triển thích ứng kịp thời
với sự thay đổi của xã hội. Quá trình đào tạo – phát triển nguồn nhân lực
thành công sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
- Nâng cao chất lượng thực hiện công việc
- Giảm bớt được sự giám sát vì khi người lao động được đào tạo họ có
thể tự giám sát được.
- Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động.
- Giảm bớt được tai nạn lao động vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn
chế của con người hơn là do những hạn chế của trang thiết bị, máy móc
hay những hạn chế về điều kiện làm việc.
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nâng cao tính năng động, ổn định của tổ chức và đảm bảo giữ vững
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người
quan trọng do có nguồn nhân lực đào tạo dự trữ.
+ Đối với người lao động.
Giúp cho người lao động cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới, áp dụng
thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật. Nhờ có đào tạo và phát triển
mà người lao động tránh được sự đào thải quá trình phát triển của tổ chức và
xã hội. Và nó còn góp phần thoả mãn nhu cầu phát cho người lao động.
+ Đối với nền kinh tế xã hội.
Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Sự phát triển nguồn
nhân lực trong các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn người lao động trong tổ chức.
Mọi sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển
đều gắn với một môi trường cụ thể và chịu sự tác động từ các yếu tố của môi
trường đó. Con người là một cơ thể sống và vì vậy luôn có sự trao đổi chất và
chịu sự chi phối từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong khi đó
doanh nghiệp được coi là tế bào kinh tế của xã hội thì chịu sự chi phối của các
tác nhân cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp như: những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, bối cảnh kinh tế, thị trường sức lao động, khách hàng, các đối thủ
cạnh tranh; mục tiêu sứ mạng, văn hóa và nguồn Nhân lực trong doanh
nghiệp. Những tác nhân này, vì vậy, cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong doanh nghiệp.
3.1. Môi trường bên ngoài:
Môi trường bên ngoài là những nhân tố chi phối mọi hoạt động của
doanh nghiệp nói chung đồng thời chi phối cách thức và nội dung của hoạt
7