Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng pháp luật và thực tiễn
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
973.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1130

Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng pháp luật và thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THÀNH LONG

HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THÀNH LONG

HIỆU LỰC CỦA THỎA THUẬN TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số chuyên ngành: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Vân Long

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Luận

văn được viết trên cơ sở những hiểu biết của cá nhân, đồng thời cũng là kết quả của

quá trình nghiên cứu, tham khảo các nguồn tài liệu như sách báo, ấn phẩm, tư liệu,

công trình nghiên cứu có liên quan của các tổ chức, chuyên gia, các nhà nghiên cứu

ở trong và ngoài nước cùng với sự định hướng và hỗ trợ của Tiến sĩ Trần Vân Long.

Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung

thực. Các kết quả nêu trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Thành Long

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và được sự hướng dẫn, giảng

dạy của Thầy, Cô và sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan cùng với sự đóng góp của

bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luật văn thạc sĩ Luật kinh tế. Qua đây tôi

xin chân thành gửi lời cảm cảm ơn đến:

Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học và thư viện Trường Mở Thành phố Hồ Chí

Minh đã tạo điều kiện giúp cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm Luận văn.

Các Thầy, Cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những tri thức,

kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.

Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong

suốt thời gian học tập và hoàn thiện Luận văn này. Đặc biệt, tôi xin dành sự kính

trọng và cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Vân Long, người đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn !

iii

TÓM TẮT

Thỏa thuận trọng tài là là yếu tố cốt lõi và có vai trò quan trọng trong toàn bộ

hoạt động tố tụng Trọng tài kể từ lúc bắt đầu Trọng tài cho đến khi công nhận và thi

hành phán quyết của Trọng tài. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về thỏa

thuận trọng tài trong Luật Trọng tài thương mại 2010 vẫn tồn tại những hạn chế và

bất cập nhất định nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải

quyết tại Trọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải

quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Qua một thời gian nghiên cứu lý luận

và được sự hướng dẫn Tiến sĩ Trần Vân Long, trong phạm vi Luận văn “Hiệu lực

của thỏa thuận trọng tài theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng pháp luật và thực

tiễn”, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề sau:

Chương 1 của Luận văn, tác giả đã nêu được những vấn đề lý luận về Trọng

tài thương mại và thỏa thuận trọng tài. Trong phần lý luận về Trọng tài thương mại,

tác giả trình bày sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của chế định Trọng tài thương

mại trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nêu một số đặc điểm nổi bật của Trọng tài

thương mại. Sau đó, tác giả tìm hiểu những vấn đề lý luận về thỏa thuận trọng tài

bao gồm: khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận trọng tài, ý nghĩa của thỏa thuận

trọng tài. Qua đó, có thể khẳng định, nếu không tồn tại thỏa thuận trọng tài thì sẽ

không có việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tài.

Chương 2 của Luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu về các quy định trong

văn bản hiện hành về Trọng tài thương mại là Luật Trọng tài thương mại 2010, bên

cạnh đó cũng đó dẫn chiếu, đối chiếu sang các văn bản pháp luật có liên quan như

Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Bộ Luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại

năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014… Sau khi tìm hiểu về các quy định trong

văn bản luật hiện hành của Việt Nam, tác giả tiếp tục nghiên cứu thực tiễn áp dụng

pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận Trọng tài tại Việt Nam thông qua một số vụ

việc cụ thể và đưa ra bình luận trong mỗi vụ việc. Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm

hiểu thực trạng hiệu lực của thỏa thuận trọng tài của một số quốc gia tiêu biểu trên

iv

thế giới như Anh, Mỹ và Luật Mẫu của UNCITRAL để rút ra bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam. Từ đó, tác giải đề xuất một giải pháp đề xuất hoàn thiện các quy

định pháp luật về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như: đề xuất sửa đổi, bổ sung

những điều khoản quy định về tính hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, về tính độc lập

của thỏa thuận trọng tài; bổ sung các điều khoản quy định về nội dung của thỏa

thuận trọng tài, về thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi một

trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cũng như thời hiệu bắt đầu có hiệu lực

của thỏa thuận trọng tài khi thỏa thuận này là một thỏa thuận riêng biệt không nằm

trong hợp đồng chính... Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về Trọng tài nói chung và hiệu lực của thỏa

thuận trọng tài nói riêng, bao gồm: các nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý

nhà nước, nhóm giải pháp đối với các Trung tâm Trọng tài và Trọng tài viên, nhóm

giải pháp đối với các doanh nghiệp.

Sau khi nghiên cứu đề tài này, tác giả rút ra được kết luận sau: Luật Trọng tài

thương mại 2010 dù đã có những quy phạm pháp luật về vấn đề hiệu lực của thỏa

thuận trọng tài, nhưng vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, tình trạng thỏa thuận

trọng tài vô hiệu vẫn còn diễn ra dẫn đến phán quyết Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy

hoặc quá trình tố tụng Trọng tài bị đình chỉ; vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng tài

chưa thực sự phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay và chưa bám

sát thực tế hoạt động thương mại.

v

ABSTRACT

Arbitration agreement is a core element and plays an important role in all

arbitration proceedings from the commencement of the arbitration until the

recognition and enforcement of arbitral awards. However, the current legal

provisions on arbitration agreements in the 2010 Commercial Arbitration Law still

have certain limitations and shortcomings, which have caused many obstacles to the

activities of referring dispute to the commercial arbitration and reduced the

attractiveness of the method of dispute resolution by Commercial Arbitration. After

a period of theoretical research and the guidance of Ph.D Tran Van Long, within the

scope of the thesis “The validity of arbitration agreement under the law of

Vietnam - The reality regarding law and practice”, the author has clarify the

following aspects:

In Chapter 1 of the thesis, the author has raised the theoretical issues of

commercial arbitration and arbitration agreement. In the theoretical part on

Commercial Arbitration, the author presents in brief the history of the establishment

and development of the Commercial Arbitration institution in the world as well as

in Vietnam, highlighting some outstanding features of the Commercial Arbitration.

After that, the author explores the theoretical issues about the arbitration agreement,

including: the concept and characteristics of the arbitration agreement, the

significance of the arbitration agreement. Thereby, it can be confirmed that, if no

arbitration agreement exists, there will be no dispute resolution by arbitration.

In Chapter 2 of the thesis, the author mainly studies the provisions in the

current documents of the Commercial Arbitration, which is the Commercial

Arbitration Law 2010. In addition, the author also makes reference and comparison

to relevant legal documents, such as the Ordinance on Commercial Arbitration

2003, Civil Code 2015, Commercial Law 2005, Enterprise Law 2014 ... After

learning about the provisions of Vietnam's current legal documents, the author

further studies on the practice of applying the law on the validity of the Arbitration

vi

agreement in Vietnam through a number of specific cases and gives comments on

each case. In addition, the author also explores the validity reality of arbitration

agreements of some typical countries in the world such as the United Kingdom, the

United States and the Model Law of UNCITRAL to draw lessons for Vietnam.

From that, the author proposes a solution for the completion of the legal provisions

on the validity of the arbitration agreement such as: proposing amendments and

supplements to the provisions on the validity of the arbitration agreement, the

independence of the arbitration agreement; supplements provisions on the content

of the arbitration agreement, the prescription for requesting the declaration of

arbitration agreement to be invalid when one of the parties is deceived, threatened,

coerced, as well as the prescription for validity commencement of an arbitration

agreement when this agreement is a separate one not included in a main contract ...

Besides, the author also proposes a number of solutions to improve the efficiency of

applying the law on arbitration in general and the validity of the arbitration

agreement in particular, including: group of solutions for state management

agencies, group of solutions for Arbitration Centers and Arbitrators, group of

solutions for businesses.

After doing this thesis, the author draws the following conclusions: Although

the Commercial Arbitration Law 2010 has legal provisions on the validity of an

arbitration agreement, but for many subjective and objective reasons, the situation

of invalidated arbitration agreement still exists, resulting to the Arbitration award

being annulled by the Court or the arbitral proceeding process is suspended; The

validity of the arbitration agreement is not really consistent with the requirements of

the current market economy and has not closely followed the actual commercial

activities.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!