Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
700

Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC MỸ DUYÊN

HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số chuyên ngành: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Đại

Ngƣời thực hiện: Lê Ngọc Mỹ Duyên

Lớp: CHL.K30

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo

pháp luật Việt Nam” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và

kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn đảm bảo tính trung thực. Để hoàn thành

Luận văn tôi có tham khảo, sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ các số liệu

của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và đều tuân thủ các quy định về trích dẫn và

chú thích nguồn gốc.

Nếu không đúng với cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài

của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Ngƣời thực hiện luận văn

Lê Ngọc Mỹ Duyên

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU LỰC CỦA PHÁN

QUYẾT TRỌNG TÀI...............................................................................................8

1.1. Khái niệm và đặc điểm của ph n quy t trọng tài.......................................8

1.1.1. Khái niệm phán quyết trọng tài..................................................................8

1.1.2. Các loại quyết định trọng tài được xác định là phán quyết trọng tài ........9

1.1.3. Đặc điểm c ph n quyết trọng t i – phân iệt v i c c quyết định trọng

t i h c ...............................................................................................................11

1.2. Hiệu lực của ph n quy t trọng tài trong mối quan hệ giữa các bên.......14

1.2.1. Hiệu lực chung thẩm c phán quyết trọng tài ........................................14

1.2.2. Hiệu lực c sự việc đã được giải quyết ằng phán quyết trọng tài c

phán quyết trọng tài (Res judicata)....................................................................16

1.2.3. Hiệu lực thi hành c phán quyết trọng tài..............................................22

1.3. Hiệu lực của ph n quy t trọng tài trong mối quan hệ với bên thứ ba ...24

1.3.1. Bên thứ ba trong tố tụng trọng tài............................................................24

1.3.2. Phán quyết trọng tài xâm hại t i người thứ ba ........................................28

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................31

CHƢƠNG 2. HIỆU LỰC CỦA PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THEO PHÁP

LUẬT VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP VÀ HƢỚNG HOÀN

THIỆN......................................................................................................................33

2.1. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về tính chung thẩm của

phán quy t trọng tài ...........................................................................................33

2.1.1. Những vấn đề ất cập...............................................................................33

2.1.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................36

2.2. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực của sự việc đã

đƣợc giải quy t bằng phán quy t trọng tài ......................................................36

2.2.1. Những vấn đề ất cập...............................................................................36

2.2.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................38

2.3. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực thi hành của

phán quy t trọng tài ...........................................................................................43

2.3.1. Những vấn đề ất cập...............................................................................44

2.3.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................49

2.4. Những vấn đề bất cập và hƣớng hoàn thiện về hiệu lực của phán quy t

trọng tài trong mối quan hệ với bên thứ ba .....................................................53

2.4.1. Những vấn đề ất cập...............................................................................53

2.4.2. Hư ng hoàn thiện đối v i pháp luật Việt Nam ........................................55

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................58

KẾT LUẬN..............................................................................................................60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ng y nay, trọng t i đ trở th nh một phƣơng thức giải quyết tranh chấp

không thể thiếu trong các hoạt động thƣơng mại, không ch giới hạn trong t ng

quốc gia m c n vƣ t ra kh i biên giới l nh thổ. Một trong những lý do quan trọng

khiến các bên trong tranh chấp ngày càng ƣu tiên lựa chọn trọng tài là phƣơng thức

giải quyết cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại của

mình chính là ƣu thế về hiệu lực của phán quyết trọng tài. So với bản án của Tòa án,

phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay sau khi ban hành, ràng buộc các bên có th a

thuận, là quyết định cuối cùng chứa đựng toàn bộ nội dung giải quyết tranh chấp và

chấm dứt quá trình tố tụng trọng tài, không bị kháng cáo, kháng nghị, không thể bị

xem xét lại bởi bất kỳ thủ tục cao hơn nào.

Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 đƣ c ban hành đ hoàn thiện hành lang

pháp lý đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của phƣơng thức giải quyết tranh chấp

bằng trọng tài tại Việt Nam trên thực tế. Tuy nhiên, sau quá trình gần mƣời năm áp

dụng Luật, chúng ta đ nhận thấy những hạn chế cả về mặt quy định lẫn thực tiễn

dẫn đến việc hiệu lực của phán quyết trọng tài không đƣ c bảo đảm – là một

nguyên nhân làm mất đi l i thế của tố tụng trọng tài so với tài phán Tòa án. Luật

Trọng tài thƣơng mại đ quy định rằng phán quyết trọng tài có giá trị “chung thẩm”,

thế nhƣng Luật này cũng đồng thời đặt ra cơ chế hủy phán quyết cho phép Tòa án

quyền chấm dứt hiệu lực của phán quyết ngay lập tức mà không có cơ chế giám sát

lại. Pháp luật trọng tài thƣơng mại Việt Nam hiện nay cũng chƣa ghi nhận hiệu lực

của sự việc đ đƣ c giải quyết bằng phán quyết trọng tài một cách đầy đủ, rõ ràng

dẫn đến việc một bên hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết lại một vụ tranh chấp

đ đƣ c giải quyết bằng một phán quyết trọng tài có hiệu lực tại trọng tài hoặc Tòa

án. Chính sự thiếu đi một quy định cần thiết về vấn đề này đ dẫn đến nguy cơ xâm

phạm hiệu lực chung thẩm của phán quyết, tồn tại các bản án và phán quyết cùng

giải quyết một vấn đề. Bên cạnh đó, hiện nay chế định hủy phán quyết trọng tài

đang tạo ra một “khoảng hở” để các bên l i dụng việc yêu cầu hủy phán quyết trọng

tài nhằm trì hoãn giá trị thi hành của phán quyết. Tình trạng hủy phán quyết tràn lan

và tùy tiện xuất phát t bất cập trong các quy định về hủy phán quyết trọng tài và do

cả sự lạm dụng các bất cập đó t phía cơ quan Tòa án và các chủ thể liên quan khi

2

áp dụng và thực thi các quy định đó cũng là một “mối nguy cơ” đối với việc bảo

đảm hiệu lực của phán quyết trọng tài. Đặc biệt, vấn đề hiệu lực phán quyết trọng

tài mối quan hệ với ngƣời thứ ba cho đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ và chƣa có

quy định điều ch nh trong pháp luật trọng tài, dẫn đến trên thực tế không có cơ chế

bảo vệ ngƣời thứ ba trƣớc những phán quyết có nguy cơ xâm phạm quyền và l i ích

của bên này. Những hạn chế, bất cập nói trên ch là một phần nh trong những vấn

đề còn tồn đọng cần đƣ c giải quyết nhằm đảm bảo hiệu lực của phán quyết nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Hiệu lực của phán quyết trọng tài quyết định tính hiệu quả của cả quá trình tố

tụng trọng tài nói riêng và của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

thƣơng mại nói chung. Để đảm bảo cho việc vận h nh hiệu quả phƣơng thức giải

quyết tranh chấp bằng Trọng t i với những ƣu thế vốn có của nó, việc nghiên cứu v

ho n thiện các cơ chế đảm bảo hiệu lực của phán quyết trọng tài là vô cùng cần thiết,

đồng thời vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo cần có của phƣơng thức này.

Chính vì những lý do nêu trên, tác giả đ chọn vấn đề “Hiệu lực của phán

quyết trọng tài theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc

sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đ n đề tài

Phát triển tài phán trọng tài đang dần trở thành xu hƣớng tất yếu của các nền

pháp luật tiến bộ. Trong những công trình nghiên cứu liên quan đến trọng tài, hiệu

lực của phán quyết trọng tài là một nội dung cơ bản. Tiêu biểu có các công trình sau

đây nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phán quyết trọng tài và hiệu lực của phán

quyết trọng tài:

C c công tr nh nghiên cứu tiêu biểu liên quan đ n pháp luật trọng tài

thƣơng mại sau khi Luật Trọng tài năm 2010 đƣợc ban hành:

Sách chuyên khảo “Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại” của

nhóm tác giả Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải do Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia – Sự thật phát hành năm 2011 là một công trình nghiên cứu khá công phu, có

tính hệ thống những vấn đề pháp lý về Trọng tài. Trong tác phẩm, có riêng một

chƣơng viết về phán quyết Trọng tài (Chƣơng E của Phần I). Trong nội dung này,

các tác giả đ nghiên cứu về t nh chung thẩm v hiệu lực thi h nh của Phán quyết

Trọng t i.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!