Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiệp ước Paris (1783) và lịch sử tranh chấp lãnh thổ Anh - Mỹ (1783- 1842)
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
294.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1553

Hiệp ước Paris (1783) và lịch sử tranh chấp lãnh thổ Anh - Mỹ (1783- 1842)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH

Ngày 06/8/2021 ISBN: 978-604-920-125-7

© 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 39

ID: YSC3F.404

HIỆP ƯỚC PARIS (1783) VÀ LỊCH SỬ TRANH CHẤP LÃNH THỔ ANH - MỸ

(1783- 1842)

NGUYỄN VĂN SANG 1

, NGUYỄN DUY PHƯƠNG 1

1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng,

[email protected]; [email protected]

Tóm tắt. Bài báo phân tích tác động của Hiệp ước Paris đối với tranh chấp lãnh thổ Anh-Mỹ ở Maine và

New Brunswick cũng như quá trình giải quyết các tranh chấp kể trên. Dựa vào các hiệp ước, thư tín ngoại

giao và các tư liệu khác, nghiên cứu tập trung làm rõ mối quan hệ giữa Hiệp ước Paris với tranh chấp lãnh

thổ Anh-Mỹ ở Maine và New Brunswick; luận giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sai sót về mô

tả đường biên giới trong Hiệp ước Paris; quá trình đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nhằm điều

chỉnh những sai sót kể trên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô tả về đường biên giới trong điều 2 của Hiệp

ước Paris là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến xung đột biên giới Anh-Mỹ kéo dài từ năm 1783 đến 1842;

việc sử dụng bản đồ Mitchell với nhiều sai sót, thiếu kiểm chứng và không kiểm tra thực tế địa hình biên

giới hai bên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tranh chấp; hai nước đã tiến hành giải quyết những thiếu

sót kể trên thông qua nhiều phương thức khác nhau. Từ nghiên cứu này góp phần làm rõ lịch sử tranh chấp

biên giới Anh-Mỹ và đánh giá những hạn chế của Hiệp ước Pasris.

Từ khoá. Anh, Mỹ, New Brunswick, Maine, Hiệp ước Paris, bản đồ Mitchell, biên giới Đông Bắc, tranh

chấp lãnh thổ.

TREATY OF PARIS (1783) AND THE BRITISH - AMERICAN

TERITORIAL DISPUTE (1783-1842)

Abstract. The paper analyzes the impact of the treaty of Paris on the Anglo-American territorial dispute in

Maine and New Brunswick as well as the searching for resolutions of mentioned disputes. Based on treaties,

diplomatic correspondence and other documents, this study has focused on clarifying the relationship

between the Paris Treaty over the Anglo-American territorial dispute in Maine and New Brunswick; explain

the basic reasons leading to errors in the description of the border lines in the Paris Treaty; negotiate to

settle territorial dispute to correct the above errors. The results show that the description of the border line

in Article 2 of the Paris Treaty was the most fundamental cause leading to the Anglo-American dispute

from 1783 to 1842; using of Mitchell map with many errors, lack of verification and border identification

did not conduct actual inspection of the two sides border topography was the direct cause of the disputes;

the British-American proceeds to resolve the above shortcomings through many different methods. This

study contributes to clarify the history of disputes on the Anglo-American border and evaluate the

limitations of the Treaty of Paris.

Keywords. Great Britain, the United States, New Brunswick, Maine, Treaty of Paris, Mitchell map, North

East border, teritorial dispute.

1 MỞ ĐẦU

Điều 2, Hiệp ước Paris 1783 với nội dung xác định biên giới giữa Anh và Mỹ ở Maine và New Brunswick

đã khẳng định: “Tất cả các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai về chủ đề biên giới của Mỹ có thể

được ngăn chặn” (Miller, 1931). Thực tế không như lời giới thiệu, không có bất kỳ điều khoản hay hiệp

ước nào trước đó đưa đến các tranh chấp kéo dài hơn hiệp ước này (Nguyen, 2020). Ngay sau khi Hiệp ước

được phê chuẩn, tranh chấp biên giới Đông Bắc ở Maine và New Brunswick giữa Mỹ và Canada thuộc Anh

bắt đầu xuất hiện. Tranh chấp này kéo dài trong gần một thế kỷ tạo ra sự căng thẳng trong lịch sử quan hệ

Anh-Mỹ và tác động đến lịch sử quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh giành độc lập.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!