Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

HIỆN TRẠNG về tự NHIÊN, xã hội và kết cấu hạ TẦNG GIAO THÔNG ở HUYỆN QUỐC OAI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai
Mục Lục
Lời nói đầu ............................................................................................................................ 2
Phần I : LÝ LUẬN CHUNG ................................................................................................. 3
I. Khái niệm và phân loại Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông....................3
II. Vai trò của Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông ......................................................... 6
..................................................................................................................................................
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến Qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông...........................7
IV. Phương pháp sử dụng trong qui hoạch kết cấu hạ tầng giao thông.........................11
Phần II: HIỆN TRẠNG VỀ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG Ở HUYỆN QUỐC OAI........................................................................................14
A. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH HUYỆN QUỐC OAI ..............14
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ...... Error: Reference source
not found
II. Đặc điểm dân số, dân cư và các nguồn nhân lực . . Error: Reference source not found
III. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội...........................................................................17
B. HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI.....................................................................23
I.Một vài nét lý thuyết khái quát liên quan ....................................................................... 2 3
II. Hiện trạng giao thông vận tải ở huyện Quốc Oai. ....................................................... 24
Phần 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI, MẬT ĐỘ VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI ........ 33
I. Cơ sở tính toán.. ......................................................... Error: Reference source not found
II.Phương pháp dự báo khối lượng vận tải của hàng hoá, khối lượng vận chuyển hành
khách ...................................................................................................................................... 33
III. Kết quả dự báo khối lượng hành khách, hàng hoá vận tải giai đoạn 2006-2020.......35
Phần 4: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI
ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 ..................................................................................................... 3
A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TỈNH HÀ TÂY ĐẾN
NĂM 2020: ..................................................................... Error: Reference source not found
I.Quan điểm quy hoạch: ................................................ Error: Reference source not found
II.Mục tiêu quy hoạch: ....................................................................................................... 38
III- Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông ................................... 39
B. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI .......... 39
I . Định hướng.....................................................................................................................39
II. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai...............................41
III. Dự kiến quỹ đất............................................................................................................48
IV Môi trường và cảnh quan .............................................................................................. 48
Phần 5: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH...........................................50
I. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vận tải ......................................................... 50
II. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông..........................51
1
Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai
Lời nói đầu
Đất nước đang trên trong thời kì đổi mới và phát triển hội
nhập cùng nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà công tác quy hoạch
ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn để góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển. Trong đó quy hoạch phát triển kết cấu hạ
tầng nói chung, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói
riêng cũng đóng góp một phần không nhỏ. Kết cấu hạ tầng bao giờ
cũng phát triển và đi trước một bước so với các họat động khác, sự
phát triển của cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và là yếu tố tiên quyết để
phát triển kinh tế xã hội. Được sự hướng dẫn của tận tình của Tiến
sĩ Nguyễn Tiến Dũng cùng với sự nỗ lực của tất cả các thành viên
trong nhóm. Nhóm 3 đưa ra đề tài về quy hoạch kết cấu hạ tầng giao
thông huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây nhằm làm rõ thêm về vấn đề
này và góp phần đóng góp vào sự phát triển cho tỉnh Hà Tây cũng
như sự phát triển của đất nước.
2
Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG
I. Khái niệm và phân loại Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông:
1. Khái niệm:
Qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông nằm trong Qui hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng.
Trước tiên chúng ta cần làm rõ về kết cấu hạ tầng (KCHT). Về kết cấu hạ
tầng có quan điểm cho rằng: kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành,các lĩnh
vực kinh tế của một quốc gia, nó không chỉ có các điều kiện vật chất kĩ thuật
mà cà yếu tố về nhân lực, tài chính, quản lý và bảo đảm cho, các ngành các
lĩnh vực đó phát triển. Với quan điểm như vậy thì nội dung của kết cấu hạ
tầng được xác định là khá rộng. Ngoài các ngành kinh tế dịch vụ như giao
thông vận tải, buu điện, cung cấp năng lượng, y tế, giáo dục người ta còn xếp
kết cấu hạ tầng bao gồm những cả những ngành sản xuất vật chất cơ bản như
xây dựng cơ bản, xây dựng nhà ở, khai thác chế biến, cung cấp nguyên liệu,
năng lượng, ngành hàng không, vận tải biển, thương nghiệp, hoặc các ngành
kinh tế có chức năng tổng hợp như tài chính, tín dụng, ngân hàng cà một số
lĩnh vực dịch vụ khác. Như vậy, các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục cũng
được xem là kết cấu hạ tầng.
Phần lớn các nhà nghiên cứu có quan niệm rằng kết câu hạ tầng là toàn
bộ những yếu tố vật chất, tinh thần, cơ chế và tổ chức gắn liền với sản xuất xã
hội làm thành môi trường thuận lợi để nền kinh tế vận động và tăng trưởng
binh thường. Theo quan điểm này thì kết cấu hạ tầng của một quốc gia có thể
bao gồm cả hệ thống hành chính và quản lý Nhà nước, hệ thống qui tắc thể
chế và pháp chế , hệ thống tài chính tiền tệ và dự trữ quốc gia, tổ chức bộ máy
và cơ chế kinh tế-xã hội, trình độ quản lý, trình độ dân trí của người dân…
Quan điểm thứ 2 cho rằng : Kết cấu hạ tầng gồm 2 nhóm kết cấu hạ tầng
cứng và kết cấu hạ tầng mềm.
3
Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai
Kết cấu hạ tầng mềm : Là những sản phẩm phi vật chất như kinh
nghiệm quản lý, chính sách, cơ chế kinh tế, trình độ quản lý,trình độ học vấn
dân cư.
Kết cấu hạ tầng cứng: Là tổ hợp của các công trình vật chất kỹ thuật mà
kết quả hoạt động của nó là dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá
trình sản xuất và đời sống dân cư được bố trí trên lãnh thổ nhất định
Qua đây chúng ta đã hiểu rõ hơn về Kết cấu hạ tầng. Bây giờ ta cần hiểu
thế nào là Kết cấu hạ tầng Giao thông. Mạng lưới các công trình KCHT giao
thông trên lãnh thổ là mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy… và các
công trình kĩ thuật trên tuyến đường như nhà ga, bến cảng, cầu cống có chức
năng phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư trên lãnh thổ.
2. Phân loại:
Nền kinh tế được vận động thông qua những hoạt động khác nhau. Nếu
căn cứ vào hình thức của kết quả các hoạt động, người ta có thế chia các hoạt
động thành 2 loại :
- Các loại hoạt động mà có kết quả được biểu diễn dưới hình thức
vật chất cụ thể (gọi chung là các sản phẩm vật chất). Đó là các hoạt động
trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
- Các hoạt động mà có kết quả được biểu hiện dưới dạng phi vật
chất tức là dưới hình thức dịch vụ (gọi chung là dịch vụ hay sản phẩm phi vật
chất). Đó là những hoạt động trong lĩnh vực giao thông, liên lạc, dịch vụ nước
, nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế…
Kết cấu hạ tầng có liên quan đến các hoạt động nhóm thứ 2 là những
lĩnh vực dịch vụ công cộng .
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại kết cấu hạ
tầng.
Nếu phân loại theo quan điểm của UNRID (Trung tâm phát triển vùng
của Liên hợp quốc năm 1996) thì kết câu hạ tầng có thể chia làm 3 loại kết
cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng hành chính như
khuôn khổ và bộ máy pháp luật, kiểm tra và thực hiện quyền lực hành chính.
Theo quan điểm khác, kết cấu hạ tầng được phân thành 3 loại kết cấu hạ
tầng xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng quốc phòng.
4
Bản quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai
Lại có quan điểm cho rằng kết cấu hạ tầng có: Kết cấu hạ tầng kinh tế,
kết cấu hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng môi trường.
Để hiểu rõ ràng thì chúng ta phân thành 2 loại: kết cấu hạ tầng kinh tế và
kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống các công trình vật chất kĩ thuật phục
cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân bao
gồm:
- Hệ thống các công trình giao thông vận tải như đường bộ, đường sắt,
cầu cống, sân bay, bến cảng…
- Hệ thống các công trình cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên nhiên liệu
phục vụ cho sản xuất như cung cấp phân bón, xăng, dầu khí đốt.
- Mạng lưới chuyển tải và phân phối năng lượng điện (bao gồm trạm
biến áp, trung chuyển hạ thế, các thiết bị vận hành đảm bảo an toàn trong sử
dụng), hệ thống thiết bị, các công trình và phương tiện thông tin liên lạc của
bưu chính viễn thông, lưu trữ thông tin…
- Hệ thống thủy lợi, thủy nông phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước,
phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ hệ thống các công trình vật chất kĩ
thuật phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo đảm cho việc thõa mãn
và nâng cao trình độ dân trí, văn hóa tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là
điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ
lao động xã hội. Hệ thống này bao gồm :
- Các cơ sở thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo,
nghiên cứu khoa học ứng dụng và triển khai công nghệ.
- Các cơ sở y tế bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội nghỉ ngơi tham quan,
du lịch và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hóa, xã hội, văn nghệ,
thể dục thể thao…
Điểm cần chú ý là sự phân loại trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì
thực tế, một công trình có thể phục vụ nhiều chức năng khác nhau. Mặt khác,
giữa các nhóm công trình cũng có quan hệ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình phát triển.
5