Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hiện trạng về Giống và cơ cấu dàn bò ở Nghệ An
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
324.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1972

Hiện trạng về Giống và cơ cấu dàn bò ở Nghệ An

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KHOA HỌC KỸ THUẬT

2 Tạp chí chăn nuôi số 8 – 08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

HIỆN TRẠNG VỀ GIỐNG VÀ CƠ CẤU ĐÀN BÒ Ở NGHỆ AN

Nguyễn Kim Đường*

1. MỞ ĐẦU

*

Trong các vật nuôi hiện đang được nuôi ở Việt

Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, con bò

có nhiều ưu thế hơn các vật nuôi khác và vì vậy

nó giữ một vị trí quan trọng nổi bật. Hiện nay ở

Việt Nam có khoảng 5,5 triệu con bò, trong đó

ở Nghệ An là khoảng hơn 454.900 con (chiếm

gần 1/12 đàn bò Việt Nam). Ở Việt Nam đang

tồn tại nhiều giống bò: Vàng, lai Sind, H’mong,

u đầu rìu, Sind, Brahman, Holstein Friesian

(lang trắng đen Hà Lan-HF), Jersey, các bò lai

hướng sữa F1, F2, F3, lai Sind và các bò lai h￾ướng thịt F1, F2, F3,... Trong đó, bò vàng chiếm

một tỷ lệ lớn, tiếp đến là bò lai Sind. Ở Nghệ

An đã có giống nội là bò vàng khả nổi tiếng, và

một tỷ lệ bò lai khoảng 34-35% tổng đàn (trong

đã chủ yếu là bò lai Sind).

Các giống bò nội của Việt Nam có ưu thế về

khả năng chịu đựng cao với sự khắc nghiệt của

thời tiết khí hậu, không đòi hỏi dinh dưỡng và

chăm sóc cao. Tuy nhiên, chúng có tầm vóc

nhỏ, khả năng cho sữa rất thấp, tỷ lệ thịt xẻ

thấp. Trong xu thế phát triển nâng cao số lượng

và chất lượng đàn bò, nhiều nhóm bò lai đã

được tạo ra. Chúng đã góp phần cải tạo tầm vóc

của đàn bò, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng tỷ lệ

thịt xẻ,... Tuy nhiên, các con lai cũng đòi hỏi số

lượng và chất lượng thức ăn cao hơn và chăm

sóc nuôi dưỡng, tổ chức quản lý tốt hơn.

Để góp phần đánh giá tiềm năng của chăn nuôi

bò ở Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất các giải

pháp phát triển chăn nuôi bò bền vững ở đây,

chúng tôi đã tiền hành điều tra toàn diện về con

*

Trường Đại học Vinh.

bò và chăn nuôi bò ở Nghệ An. Trong bài này

chúng tôi đưa ra một số kết quả về chăn nuôi 2

giống bò chủ lực ở Nghệ An là bò vàng và bò

lai Sind.

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Đàn bò đang được nuôi trong các hộ chăn nuôi

bò ở các điểm điều tra.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghệ An có 5 huyện vùng núi cao, 5 huyện

vùng núi, 7 huyện đồng bằng, 1 thị xã và 1

thành phố.

Chúng tôi đã chọn 2 huyện đồng bằng, 2 huyện

miền núi và 1 huyện vùng núi cao để điều tra.

Mỗi huyện chúng tôi chọn 3 xã (1 xã chăn nuôi

bò khá, 1 xã trung bình và 1 xã yếu). Mỗi xã

chúng tôi chọn ngẫu nhiên 50 hộ để thu thập số

liệu.

2.3. Nội dung điều tra

Các nội dung điều tra theo phiếu câu hỏi đã có

sẵn, riêng khối lượng của bò được tính bằng

phương pháp ước lượng theo công thức của

Viện Chăn nuôi (VCN, 1980) (dẫn từ Nguyễn

Kim Đường và cs, 1992) trên cơ sở các số đo

dài thân và vòng ngực mà chúng tôi đo được

trực tiếp trên từng con bò.

Điều tra đã được tiến hành từ tháng 7/2007 đến

3/2008.

2.4. Xử lý số liệu

Các số liệu thu được chúng tôi xử lý trên phần

mềm Excel.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!