Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống pháp luật anh mỹ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH-MỸ (COMMON LAW):
- Khái niệm: Pháp luật Anh - Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển
ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật
phát triển từ những tập quán (Custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập
quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ còn có
các tên gọi khác như là hệ thống pháp luật Ănglô – Xắcxông (Anglo – Saxon), hệ
thống Common Law, …
Hệ thống pháp luật Anh-Mỹ bao gồm pháp luật của Anh, Mỹ và các
nước chịu ảnh hưởng của Anh như Canada, Australia...
- Lịch sử nghiên cứu: Nguồn gốc của hệ thống luật này bắt đầu từ năm 1066
khi người Normans xâm chiếm Anh quốc và Hoàng Đế William bắt đầu tập trung
quyền lực vào tay triều đình mới. Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát
từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập quán chung
(Common Custom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục luật pháp địa
phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong kiến.
- Cơ sở hình thành: Được hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân
của nước Anh, là pháp luật coi trọng tiền lệ, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ ít chịu sự
ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi tính phục tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng
truyền thống của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ
nước Anh.
- Cấu trúc: Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm hai bộ phận là tiền lệ
pháp luật và luật công bình . Nếu tiền lệ pháp luật xem xét , giải quyết các vụ việc
trên cơ sở các án lệ thì luật công bình lại xem xét và giải quyết các vụ việc trên cơ
sở các nguyên tắc công bằng công lý . Những nguyên tắc công bằng , công lý
thường khá trừu tượng và khó định lượng , vì vậy chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin