Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống pháp luật Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A- Khái luận
B- Hệ thống pháp luật Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững
1. Về phát triển kinh tế
1.1 Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên nguyên lý phát triển bền
vững
1.2 Những thách thức đối với Việt Nam
1.3 Hoàn thiện hệ thống pháp luật góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
2. Môi trường
2.1 Hoà nhập những cân nhắc môi trường trong quá trình lập kế hoạch phát triển
2.2 Pháp luật về bảo vệ môi trường Việt Nam
2.3 Một số hạn chế đối với pháp luật bảo vệ môi trường và hướng hoàn thiện
3. Xoá đói giảm nghèo
3.1 Khái niệm về nghèo đói
3.2 Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
3.3 Chiến lược và chính sách giảm nghèo đói của Việt Nam
3.4 Chính sách pháp luật của Việt Nam đối với việc xoá đói giảm nghèo
4. Vấn đề giới và phát triển bền vững
4.1 Khái niệm giới
4.2 Bình đẳng giới là một mục tiêu phát triển
4.3 Phụ nữ Việt Nam trong tiến trình thực hiện phát triển bền vững
4.4 Khung pháp luật đối với việc phát triển vấn đề giới ở Việt Nam
C- Kết luận
Tài liệu tham khảo
A- Khái luận
Năm 1987, trong bản báo cáo có tựa đề ‘‘Tương lai chung của chúng ta’‘, Uỷ ban
Môi trường và Phát triển thế giới lần đầu tiên nhắc đến một khái niệm rất mới -
phát triển bền vững.
Phát triển bền vững được định nghĩa là: Sự phát triển thoả mãn nhu cầu của thế
hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ
tương lai. Ngay sau đó khái niệm này đã đượcchấp nhận rộng rãi. Đến năm
1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (Braxin), phát triển bền vững là
trọng tâm chính được nhấn mạnh và cũng trong hội nghị này, mỗi quốc gia tham
dự hội nghị đã cam kết xây dựng cho mình định hướng và chiến lược phát triển
bền vững. Để thực hiện sự cam kết của mình, Việt Nam đang xây dựng Chương
trình nghị sự 21 quốc gia trong khuôn khổ của Dự án VIE/01/021-Hỗ trợ xây
dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia của Việt Nam.
Yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi việc tập trung xây dựng chiến lược, kế
hoạch, chính sách và chương trình hành động quốc gia để các nhu cầu xã hội,
môi trường và kinh tế được tổng hoà và đáp ứng một cách cân đối với nhau.
Phát triển bền vững đã trở thành quan điểm lãnh đạo của Đảng và được khẳng
định trong Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản toàn lần thứ IX, trong Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội mười năm 2001-2010 và trong Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội 5 năm 2001-2005. Đó là ‘‘Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường’‘ và ‘‘Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ
gìn đưa dạng sinh học’‘. Phát triển bền vững cũng được nhấn mạnh trong Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo của Chính phủ.
Trong những năm gần đây, thông qua hoạt động lập pháp, Quốc hội đã tạo lập
được khung pháp lý cho sự phát triển bền vững và toàn diện của đất nước. Có
thể thấy Hiến pháp và các văn bản pháp luật thiết lập những chế định quan trọng
nhất, định hướng cho sự phát triển của Nhà nước, điều chỉnh mọi lĩnh vực của
đời sống chính trị, kinh tế và xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng
kinh tế, ổn định, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
B- Hệ thống pháp luật Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam đã từng bước
được củng cố và tăng cường nhằm tạo lập một khung pháp lý cơ bản phục vụ
cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, pháp luật về phát triển kinh
tế, về môi trường, về xoá đói giảm nghèo và về vấn đề giới được coi là những
lĩnh vực ưu tiên nhất làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát
triển.
1. Về phát triển kinh tế
1.1 Chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên nguyên lý phát triển bền
vững
Sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam được khởi xướng từ năm 1986; với việc
kiên trì thực hiện các chính sách chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những tiền
đề có lợi do thời đại mới mang lại, những tiềm năng của một dân tộc có truyền
thống cần cù, thông minh, đã đượcvận dụng một cách đầy đủ cho mục tiêu đó.
Một hệ thống thể chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho công cuộc đổi mới
được ban hành để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội trên thế giới và trong khu vực có những diễn biến
theo chiều hướng xấu đi trong giai đoạn 1998-2000, đặc biệt cuộc khủng hoảng
kinh tế ở Đông Nam á trong mấy năm qua cũng có những ảnh hưởởng lớn, song
kinh tế Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá, đạt từ 6,9% năm 1999 đến 7%
năm 2001 và có xu hướng tăng nhanh trong năm 2002. Như vậy, liên tục trong
10 năm qua, Việt Nam thuộc vào nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên
thế giới.
Cũng trong 10 năm qua, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang có xu thế chuyển
dịch mạnh mẽ từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế
công nghiệp.
Từ năm 1990, các khoản đầu tư nước ngoài, dưới dạng đầu tư trực tiếp (FDI) và
viện trợ phát triển (ODA) ngày càng tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn 14 tỷ
USD vốn FDI được giải ngân tại Việt Nam trong 10 năm qua. Khoảng 50% tổng
số vốn đầu tư của Việt Nam được cung cấp từ nước ngoài, tạo ra 9% GDP. Xu
thế nguồn vốn FDI đã có dấu hiệu tăng nhờ chính sách tạo môi trường đầu tư