Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa thương mại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hệ thống hóa văn bản pháp luật Hải quan điều
chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
thương mại
Đỗ Hoàng Dương
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử NN&PL; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Anh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tìm hiểu các một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác hệ thống hoá pháp luật;
về pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Đánh
giá thực trạng hệ thống pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Đề
xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hệ thống hoá pháp luật hải
quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
hải quan.
Keywords: Luật Hải quan; Xuất nhập khẩu; Hàng hóa; Pháp luật Việt Nam; Văn bản
pháp luật
Content
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.Lý do chọn đề tài
Xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế
mỗi quốc gia. Để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội này, trong những năm gần đây Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, một mặt có thể hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt chức
năng quản lý xuất, nhập khẩu, mặt khác có thể thiết lập môi trường pháp lý minh bạch, thông
thoáng nhằm hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh
xuất, nhập khẩu, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Tuy nhiên, do hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại ở nước ta chỉ mới phát
triển trong một thời gian ngắn, thực tiễn lại luôn có những chuyển biến phức tạp nên đòi hỏi Nhà
nước phải liên tục ban hành các văn bản pháp luật nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý về
xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Chính điều này đã tạo nên một khối lượng văn bản pháp
luật đồ sộ, gây khó khăn cho công tác tra cứu và áp dụng pháp luật. Mặt khác, do trình độ lập
pháp còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm quản lý về xuất, nhập khẩu chưa nhiều nên không thể tránh
khỏi tình trạng cùng lúc tồn tại nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu tính khả thi.
Xuất phát từ thực trạng đó, đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp hiệu quả để tiến hành tập
hợp, rà soát và đánh giá toàn diện hệ thống pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá
thương mại, nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân và cán bộ, công chức ngành hải quan có thể dễ dàng tiếp cận, tra
cứu và áp dụng pháp luật. Và hệ thống hoá pháp luật chính là một biện pháp hiệu quả có thể đáp
ứng các yêu cầu đó.
Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác “Hệ thống hoá văn bản pháp luật
hải quan về xuất nhập khẩu hàng hoá thương mại”, tuy nhiên, do cơ sở và pháp lý và lý luận của
vấn đề này còn chưa hoàn thiện nên dẫn đến thực trạng công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về
xuất, nhập khẩu trong thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở
lý luận cho công tác hệ thống hoá pháp luật là tiền đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả công tác
hệ thống hoá pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng
hoá thương mại và tạo điều kiện cho công tác tiếp cận, tra cứu, áp dụng pháp luật đơn giản và chính
xác hơn. Đó cũng chính là nhu cầu cấp thiết của đề tài này.
2.Mục đích nghiên cứu của luận văn, nội dung, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài:
Tìm hiểu các khái quát về công tác hệ thống hoá pháp luật.
Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương
mại.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác hệ thống hoá pháp luật
hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hải
quan.
Nội dung và phạm vi nghiên cứu: Bài luận văn của tôi chủ yếu tập trung đi sâu vào
phân tích thực trạng của hệ thống văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá
thương mại; thực trạng tiến hành công tác hệ thống hoá pháp luật trong lĩnh vực hải quan, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hệ thống hoá pháp luật về xuất, nhập
khẩu hàng hoá, thương mại.
3.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp duy vật
biện chứng, phương pháp phân tích đánh giá, phương pháp đối chiếu so sánh, … dựa trên những
tài liệu, thông tin có được từ các công trình nghiên cứu, các tác phẩm của các tác giả và từ những
nhận thức, đánh giá của bản thân.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG HOÁ PHÁP LUẬT VÀ PHÁP LUẬT HẢI
QUAN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THƢƠNG MẠI
1.1.Hệ thống hoá pháp luật
1.1.1. Khái niệm hệ thống hoá pháp luật
Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động hệ thống, sắp xếp, chỉnh lý, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật theo một trật tự nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu và áp
dụng pháp luật.
1.1.2. Hình thức thực hiện hệ thống hoá pháp luật
Tập hợp hoá: là hoạt động sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm
pháp luật riêng biệt theo một trật tự nhất định, có thể theo trình tự thời gian ban hành, theo vần
chữ cái hoặc theo từng vấn đề, thậm chí theo một trật tự khác tuỳ thuộc vào chủ thể tiến hành tập
hợp. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản pháp luật, không bổ sung những quy