Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hệ thống hoá cơ sở khoa học về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu; đánh giá
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết:
Thực hiện đổi mới nông nghiệp, nông thôn cả nước nói chung, vùng
đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn
định và liên tục. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế có vai trò
quan trọng của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Việc phát triển
ngành nghề TTCN không chỉ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và góp phần xóa đói
giảm nghèo.
Theo số liệu điều tra của tổ chức quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2004, cả
nước có 2017 làng nghề, trong đó riêng vùng ĐBSH chiếm 43% số làng nghề
toàn quốc. Để phát triển ngành nghề nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều
chủ trương chính sách, nhất là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày
24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông
thôn, Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề
nông thôn. Chính vậy, ngành nghề nông thôn, làng nghề đã có những bước
chuyển mình phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự thay đổi diện mạo
nông thôn mới như: Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định,…Đặc biệt tỉnh Hà Tây, là
một trong số các tỉnh có nhiều làng nghề khá phát triển của vùng ĐBSH.
Ngành nghề TTCN ở Hà Tây khá đa dạng, trong đó đặc biệt là nghề mây,
tre đan. Nghề mây, tre đan được phát triển ở Hà Tây từ thế kỷ XVII, và phát
triển mạnh ở huyện Chương Mỹ, huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín,…
Trong quá trình phát triển, đã hình thành nhiều loại hình liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan khá hiệu quả, góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp nông thôn. Hơn nữa, ngành
Lê Thị Dinh - NN46B 1
nghề mây, tre đan cũng góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo
trong nông thôn nói chung, trong các làng nghề nói riêng.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nghề mây, tre đan của Hà Tây chủ yếu lao
động bằng thủ công là chính, năng suất lao động thấp, giá đầu vào tăng ảnh
hưởng đến hiệu quả và khă năng cạnh tranh. Cơ chế liên kết giữa các hộ và cơ
sở chủ yếu tự phát và tùy thuộc vào thị trưởng nên bấp bênh và rủi ro cao, khả
năng tiếp cận thị trường hạn chế,…Hơn nữa, từ trước đến nay đã có nhiều
nghiên cứu về thị trường và các ngành hàng nông sản, nhưng còn thiếu các
nghiên cứu về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan.
2. Mục đích:
Từ thực tiễn trên trong quá trình thực tập tốt nghiệp, mục đích của đề tài
là: hệ thống hoá cơ sở khoa học về cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre
đan xuất khẩu; đánh giá thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm mây, tre
đan xuất khẩu tỉnh Hà Tây; đề xuất một số giải pháp củng cố và nâng cao cơ
chế liên kết tiêu thụ sản phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cơ chế liên kết giữa các tác nhân trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm mây, tre đan xuất khẩu. Nghiên cứu mức độ quan hệ
chặt chẽ của cơ chế liên kết được thể hiện thông qua các cam kết và trách
nhiệm của mỗi bên thực hiện các cam kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu ở hai huyện Chương Mỹ và Phú
Xuyên của tỉnh Hà Tây. Đây là hai huyện có nhiều làng nghề mây, tre đan và
đại diện cho hai vùng địa lý khác nhau của Hà Tây. Huyện Chương Mỹ đại
diện cho vùng bán sơn địa và huyện Phú Xuyên đại diện cho vùng thấp của
tỉnh Hà Tây.
Lê Thị Dinh - NN46B 2
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê,phân tích, so sánh từ
đó phân tích các mối quan hệ hợp tác, quan hệ lợi ích, phân phối lợi ích giữa
các tác nhân. Áp dụng phương pháp SWOT nhằm tìm ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm.
6. Nội dung:
Về nội dung, đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cơ chế liên kết tiêu thụ sản
phẩm. Chương này làm rõ các khái niệm về cơ chế, liên kết; nội dung và các
hình thức liên kết kinh tế; đặc điểm và vai trò của hàng mây, tre đan; các yếu
tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực hiện của một số nước.
Chương 2: Thực trạng cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng mây, tre
đan của tỉnh Hà Tây. Chương này tập trung phân tích cơ chế liên kết tiêu thụ
sản phẩm mây, tre đan của tỉnh Hà Tây thông qua tình hình sản xuất và tiêu
thụ. Từ đó có những nhận xét về ưu điểm và tồn tại cần giải quyết.
Chương 3: Định hướng phát triển và một số giải pháp thực hiện và nâng
cao cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chắc không tránh
khỏi nhiều thiếu xót, mong các thầy cô góp ý, chỉnh sửa để hoàn thiện thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Dinh
Lê Thị Dinh - NN46B 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ LIÊN
KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÂY, TRE ĐAN XUẤT KHẨU.
1. Khái niệm về cơ chế và liên kết kinh tế:
1.1. Cơ chế:
Theo Từ điển tiếng Việt, cơ chế là sự sắp xếp để phối hợp các bộ phận
của một đoàn thể nhằm tạo một tác dụng chung. Hay có thể hiểu cơ chế là
cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau.
Cơ chế là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào
nhau. Các cách thức hoạt động này được đúc rút từ thực tiễn sản xuất và đời
sống mang tính khách quan, được con người nhận thức, thừa nhận và thực
hiện. Cơ chế vận hành đúng là cơ chế có sự thống nhất giữa nhân tố khách
quan và chủ quan. Ở mỗi giai đoạn khác nhau có những cơ chế điều chỉnh
khác nhau, phụ thuộc vào những điều kiện khách quan và khả năng nhận thức
chủ quan của con người.
Hơn nữa, các khái niệm cho thấy “cơ chế” được dùng với hàm ý chỉ hiện
tượng ở trạng thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh. Cho nên hiểu cơ chế
chỉ là các quy định quản lý là hiểu theo trạng thái tĩnh, chưa bao quát toàn
diện tính chất động của hiện tượng.
Cơ chế quản lý như một hiện tượng đang chuyển động, không thể không
nói tới con người hoạt động trong đó như là những chi tiết không thể thiếu
của bộ máy quản lý. Con người nằm trong cơ chế , tham gia vào sự vận hành
của cơ chế, bị cơ chế điều khiển, chứ không nằm ngoài cơ chế và điều khiển
cơ chế. Quan hệ giữa cơ chế và con người là quan hệ giữa cục bộ với toàn bộ.
Cho nên nó không chỉ bao gồm những quy định về cách thức vận hành mà
còn bao gồm cả con người hoạt động theo những cách thức đã được định sẵn
trong thiết kế cơ chế. Chính những hành động của tất cả chi tiết con người
như vậy đã tạo nên cơ chế như là một bộ máy quản lý đang vận hành.
Lê Thị Dinh - NN46B 4
Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành theo những cách
thức định sẵn, phù hợp với những quy định pháp lý do các cơ quan có thẩm
quyền ban hành, hoặc được cộng đồng thừa nhận và được mọi người tôn
trọng thực hiện, trong đó mỗi chi tiết phải đóng đúng vai trò của mình. Chỉ
cần một chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ lập
tức trục trặc. Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại trừ
những chi tiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó.
1.2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm:
Theo Từ điển Tiếng Việt, hợp tác là chung sức, trợ giúp qua lại nhau.
Còn Từ điển Kinh tế lại định nghĩa, hiệp tác, hình thức xã hội hóa lao động,
hoạt động chung của nhiều người trong cùng một quá trình lao động hoặc
trong quá trình lao động khác nhau có liên hệ với nhau.
Từ điển ngôn ngữ học (1992) cho rằng “Liên kết” là kết lại với nhau từ
nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên và trong quá trình
hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa về kinh tế hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu
bức xúc, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Cơ sở lý thuyết về liên kết ngành là một nhóm trong cùng một khu vực
địa lý bao gồm các công ty, và các cơ quan được liên kết với nhau bởi sự
đồng thuận và tương trợ.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể
quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách
bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm
đem lại lợi ích cho các bên. Liên kết kinh tế có thể xuất hiện giữa các doanh
nghiệp (DN) lớn, nhỏ với nhau (cùng lớn, cùng nhỏ, hay lớn với nhỏ) mà
không phân biệt các doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào.
Lê Thị Dinh - NN46B 5
1.3. Cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp:
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ
nguyên liệu thô thành các hàng hóa dịch vụ cho người tiêu dùng được coi là
các giai đoạn, các mắt xích liên hoàn trong một chuỗi hàng của các hoạt động
sản xuất tổng thể.
Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế có những chức năng nhất
định, quy tụ trực tiếp vào việc sản xuất ra những sản phẩm nhất định, được
sắp xếp theo một trật tự nhất định trong từng mạch hàng, theo những luồng
hàng với sự vận hành của luồng vật chất.
Mỗi giai đoạn, mỗi mắt xích trong chuỗi hàng (ngành hàng) được thực
hiện bởi các cá nhân, hộ, doanh nghiệp…Mỗi tác nhân có một hoặc một số
chức năng, nhưng chức năng của tác nhân đứng sau bao giờ cũng tiếp nối
chức năng của tác nhân đứng trước kề nó. Sản phẩm của tác nhân sau bao giờ
cũng tiếp nối sản phẩm của tác nhân đứng trước kề nó, hoàn thiện hơn sản
phẩm của các tác nhân đứng trước, tạo nên chuỗi các sản phẩm. Giữa các tác
nhân trong từng mắt xích và giữa các mắt xích luôn tồn tại những mối quan
hệ kinh tế nhất định. Khi nền kinh tế càng phát triển, sản xuất chuyên môn
hóa càng sâu, thì các quan hệ kinh tế càng đan xen ràng buộc chặt chẽ, không
chỉ có quan hệ về lượng vật chất (đầu vào, đầu ra) mà còn quan hệ đến công
tác quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận giữa
bên mua và bên bán về chủng loại sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, chất
lượng, giá cả, địa điểm, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán hàng hóa.
Mục đích của tiêu thụ sản phẩm là bên bán mong muốn bán được hàng
và thu được nhiều lợi nhuận, còn bên mua mong muốn mua được hàng tốt, giá
cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng hoặc nhu cầu của các quá
trình sản xuất - kinh doanh tiếp theo. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình gắn kết
Lê Thị Dinh - NN46B 6
giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa vùng nguyên liệu với người sản xuất chế biến
và tiêu thụ, giữa người mua và người bán.
Các thành phần chủ yếu trong tiêu thụ phẩm:
+ Hàng hóa mua bán có thể là sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho
quá trình sản xuất tiếp theo, cũng có thể là sản phẩm cuối cùng trực tiếp phục
vụ tiêu dùng
+ Người mua và người bán: Trong giao dịch sơ cấp, bên bán thông
thường là người sản xuất - người có hàng hóa nông sản, hoặc đại diện của họ.
Bên mua có thể là thương nhân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu hoặc người được
ủy thác của họ. Trong giao dịch thứ cấp, thì bên mua và bên bán rất đa dạng,
nhiều khi các đối tác trung gian tham gia vào cả bên mua và bên bán.
+ Địa điểm giao nhận hàng mua bán theo truyền thống diễn ra tại các
chợ, các đại lý và các cửa hàng bán lẻ. Ngày nay, ngoài các hình thức truyền
thống như trên, các nước trên thế giới đã hình thành các sàn giao dịch, hệ
thống phân phối hiện đại.
+ Chất lượng và giá cả: Chất lượng và giá cả hàng hóa luôn quan hệ chặt
chẽ với nhau và tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Để định giá
sản phẩm, người mua và người bán có thể thỏa thuận giá sản phẩm ở ngay
thời điểm giao hàng, hoặc định giá trước còn nhận sản phẩm sau; Cũng có thể
định giá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, internet…
+ Phương tiện thanh toán: Phương tiện thanh toán trong thương mại
được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc bằng
giấy tờ có giá trị tương đương. Trong một số trường hợp cũng có thể dùng
hàng đổi hàng.
Như vậy, cơ chế liên kết tiêu thụ sản phẩm là cách thức tổ chức phân
công lao động xã hội, trong đó các hộ, doanh nghiệp phối hợp, gắn bó, phụ
Lê Thị Dinh - NN46B 7
thuộc với nhau thông qua các cam kết, các thoả thuận điều kiện về sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
sử dụng các nguyên liệu từ nông nghiệp có đặc điểm sản phẩm nông nghiệp
được sản xuất ở một nơi và theo thời vụ nhất định nhưng tiêu thụ ở nhiều nơi
và sử dụng cả năm. Do vậy cần các hoạt động vận chuyển, phân phối, bảo
quản nhằm đảm bảo cung ứng đủ số, chất lượng sản phẩm sản xuất trong năm
và giảm chi phí sản xuất.
Hiện tại, có nhiều cách phân chia cơ chế liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.Nếu dựa theo vai trò, quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất đến
tiêu dùng, người ta phân thành liên kết dọc và liên kết ngang.
- Liên kết dọc: Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân ở các mắt xích
liên tiếp khác nhau trong sản xuất của một ngành hàng. Trên phạm vi rộng
hơn, liên kết dọc được điều tiết thông qua cả quá trình sản xuất và phân phối,
hơn là điều tiết mỗi một đầu vào cụ thể bất kỳ nào đối với quá trình sản xuất.
- Liên kết ngang: là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở
cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng.
Quá trình liên kết giữa cung đoạn và giữa các tác nhân trong ngành hàng
tất yếu dẫn đến hợp nhất dọc. Hợp nhất dọc là mức độ liên kết cao nhất trong
hệ thống. Trong hợp nhất dọc, các giai đoạn sản xuất hay nhiều phân đoạn thị
trường được hợp nhất làm một. Các sản phẩm được chuyển dịch từ phân đoạn
này sang phân đoạn kế tiếp được thực hiện bởi những quyết định mang tính
quản lý thay vì hoạt động thương mại theo cơ chế thị trường. Hợp nhất dọc
thực chất là sự hợp nhất các giai đoạn kế tiếp trong quá trình sản xuất và phân
phối sản phẩm, được thực hiện dưới quyền sở hữu và kiểm soát thống nhất
của một tổ chức nhất định nhằm mục đích tăng sức mạnh thương trường của
công ty hay thực thể đó.
Lê Thị Dinh - NN46B 8
Phối hợp dọc như là một quá trình phối hợp các giao dịch thị trường giữa
nhà cung cấp và khách hàng.
Cao Liên kết Liên doanh hợp nhất
Về vốn
Mức độ Liên kết
Phụ thuộc về Thỏa thuận
Tài chính về kỹ thuật
Cùng thực
hiện
Phối hợp
Chiều dọc Chiến lược
liên kết
Tách biệt Cùng tiêu thụ
Thấp Cao
Mức độ phụ thuộc nhau về tổ chức
Hình 1: Hợp nhất ngoài theo quan điểm tổ chức và tài chính
Phối hợp dọc bao gồm một số hoặc nhiều giao dịch trao đổi các yếu tố
đầu vào, hoặc trao đổi nguyên liệu giữa người sản xuất và người chế biến
hoặc giữa người bán buôn và người bán lẻ hoặc giữa người bán lẻ và người
tiêu dùng. Phối hợp dọc còn được định nghĩa như là một cấu trúc quản trị
được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.
Kinh tế học về chi phí giao dịch bắt đầu từ giả thuyết rằng các tổ chức
kinh doanh có hai đặc trưng là sự hợp lý và hành vi cơ hội. Biến số giao dịch
phù hợp nhất trong lý thuyết này là biểu hiện mối quan hệ với nhau là đầu tư.
Đầu tư cụ thể này là những đầu tư lâu dài được thực hiện nhờ sự trợ
giúp của một giao dịch đặc biệt với một đối tác thương mại đặc biệt. Mối
quan hệ đầu tư đặc biệt tránh cho nhà đầu tư đó một rủi ro khi giao dịch với
Lê Thị Dinh - NN46B 9