Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ thống địa đạo huyện phú ninh (quảng nam)
PREMIUM
Số trang
103
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1942

Hệ thống địa đạo huyện phú ninh (quảng nam)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

TÓM TẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO HUYỆN PHÚ NINH

(QUẢNG NAM)

Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Lý

Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch sử

Lớp : 15SLS

Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vừa qua đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài

học kinh nghiệm quý giá. Trong đó, bài học về xây dựng hậu phương kháng chiến có ý

nghĩa quan trọng, như V.I. Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách

nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc” [dẫn lại 13, tr.90]. Vấn

đề căn cứ địa và hậu phương cũng là một nội dung quan trọng trong tư tưởng quân sự Hồ

Chí Minh. Căn cứ địa là nơi đứng chân xây dựng, là nguồn cung cấp, tiếp tế, là bàn đạp

tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng trong khởi nghĩa vũ trang. Hậu phương

là chỗ dựa, là nguồn chi viện nhân lực, vật lực và cổ vũ về tinh thần cho tiền tuyến đánh

giặc, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.

Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

kế thừa truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta

luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương ở vị trí quan trọng bậc nhất, vận dụng sáng tạo vào

điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên đã nhân lên gấp bội sức mạnh của một dân tộc nhỏ

bé, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đủ sức đánh bại kẻ thù là một cường quốc. Một

trong những chìa khóa tạo nên sức mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề

xây dựng căn cứ địa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn

cứ địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” [10, tr.360].

Từ thực tiễn Việt Nam - một nước đất không rộng, người không đông, nền kinh tế

nông nghiệp lạc hậu phải chống lại các nước có nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật

phát triển, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, Hồ Chí Minh xác định: “Thắng lợi phải

đi đôi với trường kỳ, kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động cao nhất

sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng căn cứ,

hậu phương vững mạnh, toàn diện về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa…” [10,

tr.378]. Trên cơ sở lý luận đó, căn cứ địa đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, rộng

khắp cả nước, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống

Pháp và Mỹ của dân tộc. Huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) là vùng đất được hình thành

từ rất sớm trong lịch sử, gắn liền với dặm dài mở nước của dân tộc. Đây là nơi được bọn

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chọn điểm để làm căn cứ quân sự, được mệnh danh là

“vùng đất vàng” trong thời chiến. Do đó, trên một địa bàn nhỏ như huyện Phú Ninh giờ

đây vẫn còn hiện hữu những chứng tích quy mô và độc đáo về vai trò của nhân dân trong

hai cuộc kháng chiến. Đó là hệ thống địa đạo trải rộng và thông nhau trên 6 xã của huyện

Bắc Tam Kỳ xưa. Nơi ấy là một chứng tích của chiến tranh, không biết bao nhiêu trận

đánh đã diễn ra tại đây với sự oanh liệt hào hùng. Nhưng một điều đáng buồn là hệ thống

địa đạo ấy đang dần chìm vào quên lãng, khi người dân chẳng mấy ai còn nhớ, còn chính

quyền thì lại chưa có sự quan tâm đúng mức. Các cái tên như địa đạo Gò Dân - Gò Thai,

địa đạo Gò Nông trở thành một cái tên xa lạ với không ít người. Những câu chuyện về hệ

thống những địa đạo đạo này ít được ai nói đến và có chăng là chỉ nghe những cựu chiến

binh kể cho nhau nghe về thời kỳ vừa bi vừa tráng của nhân dân huyện Phú Ninh lúc bấy

giờ. Mặc dù giữ vai trò to lớn trong thắng lợi của quân dân Phú Ninh nói riêng và Quảng

Nam nói chung, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào phản

ánh được toàn diện diện mạo và vai trò của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai

cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn văn hóa và khai thác văn hóa để phục vụ, phát triển du

lịch là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói

riêng và Việt Nam nói chung. Tư tưởng này đã được cụ thể hoá trong nội dung của Pháp

lệnh Du lịch năm 1999, theo đó :“Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh

tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc…” đồng thời “… bảo đảm phát triển du

lịch theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá,

thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” [57]. Cũng như trong Luật Du lịch năm 2005,

theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch là: “Phát triển có trọng

tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, …bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị

của tài nguyên du lịch” [53]. Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững và kế thừa

những tư tưởng và kết quả đạt được từ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ

2001 - 2010”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030” đã đưa ra một số quan điểm phát triển, trong đó quan điểm về “Phát triển du

lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc... tôn trọng văn hoá

trong mối quan hệ với cộng đồng điểm đến…” [42] được nhấn mạnh. Các di tích lịch sử -

văn hóa sẽ góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du lịch giữa

các vùng miền, địa phương trong nước và giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Ngược

lại, hoạt động du lịch chính là cầu nối hữu hiệu giúp quảng bá, phát huy di sản, từ đó giới

thiệu hình ảnh Việt Nam tới công chúng cả nước, nhất là bạn bè quốc tế. Trong khi đó, hệ

thống địa đạo huyện Phú Ninh là một công trình độc đáo, có một vị trí quan trọng trong

việc phát triển du lịch. Nếu được trùng tu, bảo dưỡng thì toàn bộ hệ thống địa đạo này

không chỉ là nguồn khai thác du lịch hấp dẫn cho Phú Ninh mà còn là bài học lịch sử

sống động cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống địa đạo huyện

Phú Ninh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Là người con của mảnh đất Phú Ninh, mang trong mình niềm tự hào lớn lao về

một miền quê đã làm nên biết bao kỳ tích vĩ đại trong chiến thắng quân thù xâm lược,

bản thân tôi thấy cần thiết đi sâu tìm hiểu về vấn đề này nhằm góp phần làm rõ hơn một

mảng quan trọng của lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên

địa bàn mình đang sinh sống. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, kiên

cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay, tiếp nối truyền thống

cách mạng trong những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống văn hóa,

góp phần xây dựng quê hương Phú Ninh ngày càng giàu đẹp và văn minh trên con đường

hội nhập đất nước.

Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh

(Quảng Nam)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thứ nhất, các công trình, bài viết mang tính lý luận và thực tiễn chung về căn cứ

địa.

Thứ hai, các công trình - bài viết nghiên cứu về địa đạo ở các địa phương trong cả

nước.

Thứ ba, các công trình - bài viết nghiên cứu về huyện Phú Ninh và địa đạo huyện

Phú Ninh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh. Trong

khóa luận tốt nghiệp này, tôi tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và các

hoạt động, chức năng của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, đặc biệt là ba địa đạo Gò

Thai - Gò Dân (xã Tam Dân), Gò Nông (xã Tam Thái) đã được công nhận là di tích lịch

sử cấp tỉnh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh từ khi ra đời cho

đến nay (1951 - 2018).

Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công trình - di tích lịch sử địa đạo

huyện Phú Ninh, đặc biệt là ba địa đạo Gò Thai - Gò Dân (xã Tam Dân), Gò Nông (xã

Tam Thái) trong hai cuộc chiến chống Pháp - Mỹ của dân tộc và định hướng bảo tồn và

phát triển di tích trong thời kì mới.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh góp phần làm nổi bật những giá trị

của nó, qua đó phát huy niềm tự hào, giáo dục cộng đồng cũng như quảng bá hình ảnh đất

nước và con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hội nhập hôm nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ:

- Tìm hiểu vùng đất và con người huyện Phú Ninh.

- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và vai trò của hệ thống địa đạo Phú

Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.

- Làm sáng tỏ thực trạng của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh hiện nay.

- Đề ra các giải pháp để trùng tu, bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống địa

đạo trên địa bàn huyện.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, tôi sử dụng nguồn tư liệu từ nhiều nguồn

khác nhau, có thể phân thành các nhóm như sau:

- Các công trình nghiên cứu về các địa đạo ở Việt Nam.

- Các công trình nghiên cứu về địa đạo Gò Dân - Gò Thai, Gò Nông trên địa bàn

huyện Phú Ninh.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, có liên quan đến đề tài.

- Tài liệu khảo sát thực tế.

- Các bài viết trong các tạp chí, trang mạng internet.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý

luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa để làm cơ sở nghiên cứu.

Về phương pháp chuyên ngành, đề tài vận dụng các phương pháp:

- Tập hợp tư liệu.

- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa.

- Phương pháp lịch sử.

- Phương pháp logic.

- Phương pháp nghiên cứu thực địa.

6. Đóng góp của đề tài

Khóa luận góp phần dựng lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và những

hoạt động của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong tiến trình lịch sử dân tộc. Từ đó,

thấy được những giá trị mà nó để lại, bổ sung thêm vào những mảng còn trống trong

nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, đặc biệt là lịch sử địa phương; góp phần vào

nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, về căn cứ địa trong chiến tranh cách

mạng nói riêng.

Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ tạo cơ sở, luận chứng cho những nhà quản lý

địa phương tham khảo để xây dựng, ban hành chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di tích

lịch sử - văn hóa hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

giảng dạy lịch sử địa phương và cho những ai quan tâm đến lịch sử - văn hóa huyện Phú

Ninh. Kết quả của đề tài có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Từ đó khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh

trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.

7. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của

luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người Phú Ninh và hệ thống địa đạo ở Việt

Nam

Chương 2: Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Chương 3: Thực trạng và giải pháp để trùng tu, bảo tồn và phát huy các giái trị của

hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh hiện nay

CHƢƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI PHÚ NINH

VÀ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát về vùng đất, con ngƣời Phú Ninh

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.4. Đặc điểm dân cư - văn hóa

1.2. Vài nét về hệ thống địa đạo ở Việt Nam

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1.1. Công sự

1.2.1.2. Địa đạo

1.2.1.3. Hào

1.2.1.4. Bảo tồn di tích

1.2.1.5. Bảo quản di tích

1.2.1.6. Tu bổ di tích

1.2.1.7. Tôn tạo di tích

1.2.1.8. Phục hồi di tích

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển địa đạo ở Việt Nam

Tiền thân của địa đạo là những căn hầm bí mật. Tuy nhiên, hầm bí mật có bất lợi

là khi bị địch phát hiện, quân ta nhanh chóng bị chúng bao vây cô lập, không có lối thoát,

người chiến sĩ phải chiến đấu đơn độc cho đến khi hy sinh hoặc bị địch bắt. Do đó, người

ta nghĩ ra cách kéo dài căn hầm bí mật cho đến chỗ có thể thoát ra khỏi vòng vây của

địch tùy theo điều kiện địa hình cho phép. Từ đó, địa đạo ra đời như một sự bức xúc, một

sự đòi hỏi của cuộc chiến đấu chống quân thù, mở đầu cho một nghệ thuật quân sự độc

đáo của quân và dân ta.

Trên lãnh thổ Việt Nam, có rất nhiều các địa đạo được đào từ thời kì chống Pháp.

Đến thời kì chống Mỹ, các địa đạo cũng được xây dựng rộng khắp trên đất nước Việt

Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến.

1.2.3. Một số địa đạo tiêu biểu

1.2.3.1. Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)

1.2.3.2. Địa đạo Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị)

1.2.3.3. Địa đạo Khe Trái (Thừa Thiên Huế)

1.2.3.4. Địa đạo Kỳ Anh (tỉnh Quảng Nam)

CHƢƠNG 2

HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO HUYỆN PHÚ NINH

TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƢỢC

2.1. Bối cảnh ra đời của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

Trong kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp âm mưu đánh phá lấn chiếm vùng

tự do nhằm mục đích mở rộng vùng kiểm soát nên chúng đã ra sức xây dựng mạng lưới

gián điệp. Quyết tâm đánh bại lại âm mưu phá hoại của địch, Quân uỷ Quân khu V và

Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương phát động xây dựng thế trận nhân dân du kích chiến

tranh ở từng địa phương. Qua đó phát động nhân dân hưởng ứng sôi nổi, thực hiện tốt các

phong trào như: phong trào phòng gian bảo mật, phong trào bố phòng chống địch, đào

giao thông hào, hầm chông..., trong đó phong trào đào địa đạo là sôi nổi nhất.

Đầu năm 1965, quân Mỹ liên tục mở những cuộc càn quét với quy mô lớn vào

Quảng Nam. Tỉnh ủy Quảng Nam đã chỉ đạo cho Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ

củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng mặt trận và các đoàn thể cách mạng, xây dựng

công sự, đào địa đạo để “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Từ chủ trương chiến lược đó, một số địa đạo ở huyện Bắc Tam Kỳ được khẩn trương xây

dựng và củng cố lại hình thành nên hệ thống “Vành đai địa đạo liên hoàn”.

2.2. Quá trình hình thành hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

2.2.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

2.2.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

2.2.3. Địa đạo Gò Nông (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh)

2.2.4. Một số địa đạo khác

Nhìn chung, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh được đào từ thời chống Pháp và

sang thời chống Mỹ thì được mở rộng hay đào mới.

2.3. Hoạt động kháng chiến trong địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

2.3.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

2.3.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

2.3.3. Địa đạo Gò Nông (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh)

2.3.4. Một số địa đạo khác

Tại những địa đạo này đã diễn ra những hoạt động kháng chiến của quân và dân ta

trong địa đạo.

2.4. Vai trò của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và Mỹ xâm lƣợc

Thứ nhất, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi đảm bảo cho cán bộ, bộ đội,

dân quân và nhân dân địa phương trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện.

Thứ hai, các địa đạo ở huyện Phú Ninh còn có vai trò quan trọng trong việc giữ

vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.

Thứ ba, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi cất giữ lương thực, vũ khí của bộ

đội và quân dân địa phương.

Thứ tư, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi dùng làm trạm cứu thương dã

chiến, nơi chữa thương cho bộ đội du kích.

Thứ năm, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi diễn ra những trận chiến đấu

quyết liệt của quân và dân ta.

Thứ sáu, một số địa đạo ở huyện Phú Ninh là căn cứ vững chắc nhằm huấn luyện

quân sự, chi viện sức người, sức của cho chiến trường Hạ Lào.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!