Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hệ số của đa thức chia đường tròn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------------------
ĐOÀN BÁ THƯỢNG
HỆ SỐ CỦA ĐA THỨC CHIA ĐƯỜNG TRÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------------------
ĐOÀN BÁ THƯỢNG
HỆ SỐ CỦA ĐA THỨC CHIA ĐƯỜNG TRÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số: 60 46 01 13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đoàn Trung Cường
THÁI NGUYÊN - 2017
i
Mục lục
Lời nói đầu 1
1 Đa thức chia đường tròn 3
1.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Quan hệ giữa các đa thức Φn(x) . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Tính chất thuận nghịch của đa thức chia đường tròn . . . . . . 11
1.4 Áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.4.1 Giá trị của đa thức chia đường tròn và cấp của phần tử 15
1.4.2 Định lý Zsigmondy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.4.3 Một số bài toán khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2 Hệ số của đa thức chia đường tròn Φn(x) 24
2.1 Hệ số của đa thức Φpq(x) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2 Hệ số của đa thức Φn(x) với n nhỏ . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.3 Hệ số của đa thức Φpqr(x) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.4 Các số nguyên là hệ số của một đa thức chia đường tròn . . . . 39
Kết luận 41
Tài liệu tham khảo 42
1
Lời nói đầu
Đa thức chia đường tròn là một đối tượng thú vị và quan trọng xuất hiện ở nhiều
lĩnh vực toán học khác nhau như Số học, Đại số, Hình học..., ở cả Toán phổ
thông và Toán cao cấp. Có nhiều nghiên cứu xung quanh các đa thức này, từ
các công trình từ thế kỷ 19 cho đến những công trình xuất hiện mới gần đây.
Một hướng nghiên cứu đáng lưu ý là về hệ số của các đa thức chia đường tròn
Φn. Bằng tính toán trực tiếp, người ta nhận thấy rằng các đa thức chia đường
tròn đầu tiên (n nhỏ) có hệ số chỉ nằm trong các số −1,0,1. Đã có giả thuyết là
điều này đúng với mọi đa thức chia đường tròn bất kỳ, tuy nhiên điều này không
đúng. Nghiên cứu kỹ hơn, người ta nhận thấy các hệ số của đa thức chia đường
tròn Φn phụ thuộc sâu sắc vào phân tích ra thừa số nguyên tố của số n, mặc dù
vẫn có một số đánh giá độ lớn của các hệ số này qua n.
Mục đích chính của luận văn là dựa trên các tài liệu [2, 3, 7, 8], trình bày chi
tiết một số điều kiện đủ để đa thức chia đường tròn là phẳng, có nghĩa là các
hệ số của đa thức đó nhận một trong các giá trị −1,0,1. Kết quả chính được
trình bày là trường hợp n = pq, n = pqr là tích của hai và ba số nguyên tố khác
nhau. Ngoài ra câu hỏi những số nguyên nào có thể là hệ số của một đa thức
chia đường tròn cũng được xét trong luận văn này.
Luận văn được chia thành hai chương. Chương 1 nhắc lại định nghĩa đa thức
chia đường tròn và nêu một số ví dụ về những đa thức chia đường tròn đầu tiên.
Một số tính chất cơ bản của các đa thức chia đường tròn cũng được lựa chọn
trình bày trong chương này như mối liên hệ giữa các đa thức khác nhau, tính
chất thuận nghịch. Một số ứng dụng của đa thức chia đường tròn cũng được
trình bày trong phần cuối của chương này. Chương 2 tập trung xét các tính chất
của hệ số của các đa thức chia đường tròn Φpq(x) và Φpqr(x), với p,q,r là các