Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1765

Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NINH

HÁT ĐÚM

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA

NGƢỜI DÂN ĐẢO HÀ NAM, QUẢNG YÊN,

QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THỊ NINH

HÁT ĐÚM

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA

NGƢỜI DÂN ĐẢO HÀ NAM, QUẢNG YÊN,

QUẢNG NINH

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Nguyệt Vân

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chƣa

công bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ninh

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hƣớng dẫn là TS. Dƣơng Nguyệt Vân

đã tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, bộ môn Văn

học Việt Nam, cán bộ khoa Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên

đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập.

Tôi xin đƣợc cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng

nghiệp đã động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, em rất mong

nhận đƣợc ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô và bạn bè để tôi có thể

hoàn thiện luận văn.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 07 năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Thị Ninh

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... ii

MỤC LỤC ......................................................................................................... iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.................................................................... 3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 8

6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 9

7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................ 10

NỘI DUNG...................................................................................................... 11

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẢO HÀ NAM VÀ HÁT ĐÚM Ở HÀ NAM,

QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH.......................................................................11

1.1. Tổng quan về đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.............................. 11

1.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................. 11

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên................................................................................... 13

1.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội ....................................................................... 14

1.2. Hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh......................................... 17

1.2.1. Hát Đúm - một loại hình dân ca đặc sắc ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.. 17

1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển ....................................................... 18

1.2.3. Phân loại hát Đúm .................................................................................. 22

1.3. Thực trạng và biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên,

Quảng Ninh............................................................................................... 23

1.3.1. Thực trạng hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh.................... 23

1.3.2. Biện pháp bảo tồn hát Đúm ở Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh ........ 26

1.3.2.1. Đối với đời sống sinh hoạt cộng đồng................................................. 26

1.3.2.2. Đối với môi trƣờng giáo dục ............................................................... 29

Tiểu kết ............................................................................................................. 31

iv

Chƣơng 2. NỘI DUNG HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI DÂN ĐẢO HÀ NAM,

QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA............. 32

2.1. Hát Đúm phản ánh phong tục hôn nhân của ngƣời dân Hà Nam, Quảng

Yên, Quảng Ninh...................................................................................... 32

2.1.1. Phong tục xem ngày kén giờ .................................................................. 32

2.1.2. Phong tục thách cƣới .............................................................................. 34

2.1.3. Phong tục hát sắm................................................................................... 37

2.2. Hát Đúm phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của ngƣời dân Hà Nam,

Quảng Yên, Quảng Ninh ........................................................................... 38

2.2.1. Cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp ............................................. 38

2.2.2. Cuộc sống lao động sản xuất ngƣ nghiệp............................................... 40

2.3. Hát Đúm phản ánh văn hóa ứng xử của ngƣời dân Hà Nam, Quảng Yên,

Quảng Ninh ............................................................................................... 43

2.3.1. Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng.................................................... 43

2.3.2. Ứng xử trong mối quan hệ gia đình........................................................ 49

2.4. Hát Đúm phản ánh đời sống tình cảm của ngƣời dân Hà Nam, Quảng Yên,

Quảng Ninh................................................................................................ 52

2.4.1. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc................................................................. 52

2.4.2. Tình yêu đôi lứa...................................................................................... 54

Tiểu kết ............................................................................................................. 67

Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT HÁT ĐÚM CỦA NGƢỜI DÂN ĐẢO HÀ NAM,

QUẢNG YÊN, QUẢNG NINH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA .................... 68

3.1. Nghệ thuật ngữ văn.................................................................................... 68

3.1.1. Ngôn ngữ ................................................................................................ 68

3.1.1.1. Ngôn ngữ xƣng hô............................................................................... 68

3.1.1.2. Ngôn ngữ mang dấu ấn địa phƣơng .................................................... 70

3.1.2. Thể thơ.................................................................................................... 71

3.1.2.1. Thể thơ lục bát..................................................................................... 71

3.1.2.2. Thể song thất lục bát............................................................................ 74

3.1.3. Không gian, thời gian nghệ thuật ........................................................... 76

v

3.1.3.1. Không gian nghệ thuật......................................................................... 76

3.1.3.2. Thời gian nghệ thuật............................................................................ 78

3.2. Nghệ thuật diễn xƣớng .............................................................................. 82

3.2.1. Không gian diễn xƣớng .......................................................................... 82

3.2.1.1. Không gian lễ hội ................................................................................ 84

3.2.1.2. Không gian lao động sản xuất ............................................................. 86

3.2.2. Thời gian diễn xƣớng ............................................................................. 87

3.2.3. Ngƣời tham gia diễn xƣớng.................................................................... 88

3.2.4. Cách thức diễn xƣớng............................................................................. 91

Tiểu kết ............................................................................................................. 99

KẾT LUẬN.................................................................................................... 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 102

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc sinh sống ở những

vùng miền khác nhau nhƣng đều có mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó trong suốt

chiều dài lịch sử. Ở đó, mỗi dân tộc mang một dấu ấn văn hóa riêng, đặc biệt

trong đó là dấu ấn đậm nét của nền văn học, văn hóa dân gian với sức sống lâu

bền qua hàng thế kỉ làm nên một nƣớc Việt Nam đa dạng bản sắc dân tộc. Đó là

những làn điệu Quan họ đắm say lòng ngƣời, là hồn cốt của văn hóa xứ Kinh

Bắc nghìn năm văn hiến; là những câu hát Ví dặm gắn kết tình cảm trọng tình

trọng nghĩa của vùng đất xứ Nghệ… Trong kho tàng sinh hoạt văn hóa tinh

thần đó, phải kể đến làn điệu hát Đúm của ngƣời dân đảo Hà Nam, vừa phản

ánh tƣ tƣởng, tình cảm, vừa là lối sống, tập tục của con ngƣời nơi đây. Vì vậy,

tìm hiểu về hát Đúm cũng là cách để hiểu sâu hơn đời sống văn hóa tinh thần

của ngƣời dân nơi cửa biển Bạch Đằng.

1.2. Đảo Hà Nam - thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh là một vùng đất có đời sống

văn hóa vô cùng độc đáo và đa dạng. Từ khi hình thành từ việc quai đê lấn

biển, Hà Nam luôn giữ gìn và bảo tồn đƣợc hệ thống các nghi lễ, phong tục, lễ

hội đặc trƣng của ngƣời dân vùng đảo gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian độc

đáo. Trong mỗi dịp lễ hội, không thể không nói đến những câu hát Đúm. Đó là

những câu hát đối đáp giao lƣu trong lễ hội, trong lao động sản xuất, tạo nên

đời sống tinh thần phong phú vừa mộc mạc, chân thành vừa nền nã.

Hát Đúm là một hình thức sinh hoạt tinh thần độc đáo của ngƣời dân đảo

Hà Nam với những lời ca mang âm hƣởng ca dao. Trải qua thời gian, dấu ấn

văn hóa địa phƣơng đã đi vào lời ca tiếng hát tạo nên những câu hát Đúm mang

âm hƣởng, lối sống, sinh hoạt của con ngƣời vùng biển. Thông qua lời ca tiếng

hát mà bộc lộ tâm tƣ, tình cảm, những ƣớc nguyện chân thành, đáng mến của

cộng đồng.

2

1.3. Sự phát triển của xã hội hiện nay khiến cho việc du nhập và hình thành nhiều

loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ, các hình thức giải trí mới làm cho hát Đúm

đang dần bị mai một. Các hình thức sinh hoạt dân gian khó có điều kiện, không

gian để phổ biến sinh hoạt trong cộng đồng. Hơn nữa, một bộ phận giới trẻ không

còn hào hứng với những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền, trong khi đó

những nghệ nhân hát đƣợc các làn điệu hát Đúm còn lại không nhiều.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỉ nguyên công nghệ số và nhu cầu

ngày càng cao trong việc giao lƣu, học hỏi, tiếp thu và hội nhập với các nền văn

hóa mới, vấn đề lƣu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc ngày càng đƣợc

quan tâm. Và làm thế nào để có thể vừa tiếp thu cái mới, vừa có thể giữ vững

đƣợc những giá trị truyền thống của dân tộc là một trong những vấn đề đƣợc Đảng

và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, bản sắc văn hóa truyền thống chính là

“xƣơng sống” cho sự trƣờng tồn của dân tộc.

Vì vậy, lựa chọn tìm hiểu về hát Đúm ở đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng

Ninh chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc lƣu giữ, giới thiệu tới ngƣời

dân một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo trong đời sống của ngƣời dân vùng

đảo nơi cửa biển Bạch Đằng.

1.4. Là một giáo viên đang giảng dạy ở trƣờng phổ thông, chúng tôi nhận thấy,

vấn đề giảng dạy Văn học địa phƣơng trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông ở

các cấp học còn chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng. Hầu hết, học sinh hiện nay ít quan

tâm đến loại hình dân gian truyền thống của địa phƣơng hoặc không có hứng thú

khi nghe diễn xƣớng dân gian. Hơn nữa, bản thân là một ngƣời con sinh ra và lớn

lên ở Hà Nam nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về hát Đúm cũng là để góp phần giữ

gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hƣơng mình. Đồng thời,

việc nghiên cứu, tìm hiểu về hát Đúm cũng là việc làm thiết thực phục vụ công tác

giảng dạy văn học địa phƣơng trong trƣờng phổ thông.

Lựa chọn đề tài Hát Đúm trong đời sống văn hóa của người dân đảo

Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh, chúng tôi có thêm tình yêu, sự hiểu biết về

3

một loại hình dân gian độc đáo của quê hƣơng; qua đó, thêm yêu và gắn bó hơn

với vùng đất và con ngƣời nơi đây. Đồng thời, góp phần vào việc “xây dựng

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi đã tập hợp đƣợc một số

tài liệu sƣu tầm liên quan đến vấn đề nghiên cứu và cũng là nguồn tƣ liệu chính

của luận văn nhƣ:

Cuốn Hát Đúm vùng biển Quảng Ninh gồm 2 tập của Nghệ nhân Ngô

Đăng Nhuận (2006 và 2017) là công trình sƣu tầm về những câu hát Đúm ở

Hà Nam.

Cuốn Hát Đúm làng đảo Hà Nam - Thị xã Quảng Yên của Nghệ nhân

Phạm Thị Quyết (2019) cũng đã sƣu tầm và giới thiệu tới ngƣời đọc những câu

hát Đúm của vùng đất Hà Nam. Hát Đúm đƣợc ví “như hương sắc hoa đồng

nội, nó dịu dàng giản dị mà chân thành. Nó như bản chất của người quê mộc

mạc, thôn dã. Những bài hát thật sự là bản tình ca với quê hương, cuộc sống và

lứa đôi. Qua năm tháng đã chắt lọc nên những giọng ca nghệ nhân dân gian

đẹp bình dị như những chiếc nón lá, lũy tre xanh, miếng trầu cánh phượng

trong kho tàng văn hóa truyền thống của Việt Nam.” [22; tr.8]

Bên cạnh đó, còn có những công trình nghiên cứu về hát Đúm đƣợc xuất

bản thành sách nhƣ cuốn Hát Đúm Hải Phòng (1987) của Đinh Tiếp. Đây là

một công trình sƣu tầm, nghiên cứu về một số loại hình dân ca truyền thống của

khu vực Hải Phòng cũng nhƣ khái quát chung về hát Đúm gồm ba vùng: Cát

Hải, Cát Bà và một số làng ven biển; Kiến Thụy, Đồ Sơn và địa bàn huyện

Thủy Nguyên, An Hải.

Cuốn Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng (2001) của Hội liên hiệp

Văn học nghệ thuật thành phố Hải Phòng đã giới thiệu về hát Đúm Thủy

Nguyên với lối hát giao duyên tình tứ giữa nam và nữ. Ngoài ra, cuốn sách còn

giới thiệu hình thức, những nét nổi bật của hát Đúm Thủy Nguyên.

4

Trong cuốn Tìm hiểu hội mở mặt hội hát Đúm Hải Phòng (2003), tác giả

Giang Thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền đã giới thiệu về hội mở mặt diễn ra từ

ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch ở Tổng Phục. Lễ hội gắn với

một phong tục tập quán có từ xa xƣa đó là tục che mặt. Bên cạnh đó, còn giới

thiệu những bài hát Đúm đƣợc sƣu tầm của ngƣời dân Hải Phòng.

Cuốn Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng (2006) của hai tác

giả Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp đã khái quát về hát Đúm ở xã Phục

Lễ -Thủy Nguyên, tìm hiểu đặc điểm hát Đúm trên các phƣơng diện: âm nhạc,

nhịp điệu, thanh điệu; cũng nhƣ vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của hát Đúm

Hải Phòng.

Cuốn Hát Đúm ở Quảng Ninh (2017) của tác giả Phạm Văn Học trình

bày và giới thiệu về một số bài hát Đúm đƣợc sƣu tầm cùng chân dung một số

nghệ nhân hát Đúm tiêu biểu. Tuy nhiên, công trình cũng mới chỉ dừng lại giới

thiệu một số nét cơ bản về hát Đúm ở Quảng Ninh nói chung.

Trên Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 (2016) tác giả Trịnh Hữu

Anh viết bài “Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam”, nghiên cứu về hát Đúm ở

một số làng ngƣời Thổ ở Thanh Hóa đã khẳng định “Hát đúm ở đây đã vượt ra

ngoài những lời ca bình thường, nó trở thành một thứ “âm nhạc của cuộc đời”,

một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống của người Thổ ở

Việt Nam” [1; tr. 82-86].

Tƣơng tự trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 316 (2010) tác giả Phạm

Trọng Toàn đã có bài viết về “Hát Đúm” đề cập đến hát Đúm ở Trung du, hát

Đúm ở xứ Bắc, hát Đúm ở xứ Đông có “nội dung lời ca hát Đúm phong phú,

giàu chất thơ, thường dùng cảnh vật thiên nhiên, để ví von trao gửi tâm tình. Hát

Đúm chỉ có một làn điệu, âm nhạc mộc mạc, giản dị. Người ta phổ những câu

thơ lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể vào làn điệu gần như cố định, có

đôi âm (nốt nhạc) khác nhau do thanh điệu ca từ tạo nên” [26; tr.54 -114].

5

Ngoài ra, nghiên cứu về hát Đúm phải kể tới một số luận án, luận văn.

Trong luận án Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ (2013), tác giả Nguyễn Đỗ

Hiệp đã chỉ ra “hát Đúm là một hiện tượng văn hóa. Trong đời sống văn hóa tinh

thần của người Việt, xuất phát từ nhu cầu giao lưu kết bạn, kết tình, nhu cầu

chia sẻ tâm tư, tình cảm và thưởng thức thơ ca dân gian truyền thống của cộng

đồng mà hiện tượng văn hóa này đã ra đời và phát triển. Nó trở nên phổ biến và

gần gũi, gắn bó với người dân lao động trong xã hội cổ truyền” [12; tr.11].

Trong luận văn Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên

- Hải Phòng (2017) của tác giả Phạm Thị Thu Hằng đã đi sâu tìm hiểu về nội

dung hát giao duyên và những nét nghệ thuật độc đáo của hát Đúm Phục Lễ,

Hải Phòng. Đó là những khát vọng, những cung bậc tình cảm trong tình yêu với

những câu hát bày tỏ, thử tài, mơ ƣớc về cuộc sống lứa đôi hạnh phúc… cùng

với những thi pháp, thủ pháp nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm

Phục Lễ.

Trên các trang điện tử uy tín cũng có đăng một số bài viết về hát Đúm nhƣ:

Trang https://vovworld.vn ngày 27/12/2008 với bài viết Hát Đúm ở Thủy

Nguyên, Hải Phòng, tác giả đã đƣa ra những hiểu biết ban đầu về quá trình hình

thành và phát triển của những câu hát Đúm. Theo đó hát Đúm “còn được gọi là

hát nói là một loại hình dân ca với những làn điệu đối đáp phổ biến trong

những dịp hội, hè đầu xuân. Đây là loại hình nghệ thuật được hình thành trong

quá trình lao động sản xuất, gắn với những lễ hội và mang nét văn hóa độc

đáo” [43]. Nhƣ vậy, có thể thấy, hát Đúm gắn liền với đời sống lao động của

ngƣời dân vùng cửa biển.

Trên trang quangyen.vn ngày 11/11/2012 đăng bài viết của Phạm Học

Tôi trăn trở nhiều với các làn điệu hát Đúm. Bài viết nói về những trăn trở của

ngƣời nghệ sĩ Vùng mỏ Thanh Quyết về một số khó khăn trong việc bảo tồn và

phát triển các làn điệu của văn nghệ dân gian trong đó có hát Đúm “Lòng tôi

luôn trăn trở nhiều với những câu hát Đúm gần gũi với đời sống, tình yêu lứa

6

đôi của con người. Trong những câu hát nhân văn ấy có hình ảnh cha ông tôi

làm đồng, làm biển, dân dã mà sâu sắc. Ở đó, có hình ảnh chiếc nón lá, luỹ tre

xanh, mái đình cổ kính thân thuộc của làng quê tôi. Ngay từ nhỏ tôi đã yêu và

biết hát đúm rồi” [38].

Trang http://www.baoquangninh.com.vn ngày 22/3/2013 đăng bài viết

của Đại Dƣơng Hát Đúm ở Hà Nam: “mượn câu hát để bày tỏ các ước vọng về

thời tiết mưa thuận, gió hòa, đề chảo hỏi nhau, mời nước, mời trầu, đố nhau…

trai gái mượn câu hát để làm quen, kết bạn” [36].

Cũng trên trang http://www.baoquangninh.com.vn ngày 14/4/2013 tác

giả Huỳnh Đăng có đăng bài viết Hát Đúm Hà Nam: lối đối đáp dân gian tình

tứ đề cập đến nội dung hát Đúm: “bắt nguồn từ những câu nói hằng ngày được

biến tấu sao cho có vần, có điệu. Lời hát thường được đặt theo thể lục bát hay

song thất lục bát. Mỗi một lời hát thường bắt đầu và kết thúc bằng một câu đưa

đẩy “Duyên kết bạn mình ơi”. Về giọng điệu “hát Đúm Hà Nam sử dụng giọng

thổ, ngọt ngào và trầm ấm” [37].

Bên cạnh đó, còn có một số chƣơng trình truyền hình đã giới thiệu hát

Đúm Hà Nam nhƣ chƣơng trình “Làng Việt” (2013) của Đài truyền hình VTV1.

Chƣơng trình đã lựa chọn đảo Hà Nam là địa điểm đầu tiên giới thiệu về những

nét văn hóa, làng nghề truyền thống của các vùng quê khác nhau của tỉnh

Quảng Ninh. Bên cạnh những phần thi gói bánh, đan nông cụ truyền thống,

chƣơng trình đã dày công ghi lại những hình ảnh và thƣớc phim về hát Đúm để

gửi tới những ngƣời xem truyền hình trên cả nƣớc.

Trong chƣơng trình Vẻ đẹp phụ nữ Á Đông (2018) của Đài truyền hình

VTV3 cũng đã có những thƣớc phim quý giá giới thiệu về hát Đúm - một nét

dân ca vùng biển Quảng Ninh tại đảo Hà Nam.

Chƣơng trình Người giữ hồn cho hát Đúm Quảng Yên (2020) của kênh

truyền hình Đài tiếng nói Việt Nam đã giới thiệu về một loại hình sinh hoạt văn

hóa tồn tại trong đời sống cộng đồng. Chƣơng trình đã khơi gợi sự thích thú

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!