Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHẠM THỊ THU HẰNG
ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM
PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên – 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHẠM THỊ THU HẰNG
ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM
PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
Thái Nguyên – 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, 15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hằng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa
học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Huế đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên,15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hằng
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH : Đại học
GS: Giáo sư
Nxb: Nhà xuất bản
KHXH: Khoa học xã hội
TS : Tiến sĩ
TSKH: Tiến sĩ khoa học
TLTK: Tài liệu tham khảo
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................4
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI
PHÒNG ...........................................................................................................................6
1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên........... 6
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................................6
1.1.2. Các loại hình hát giao duyên.................................................................................7
Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ... .....................7
1.2. Hát Đúm Bắc Bộ và hát Đúm Phục Lễ, Hải Phòng ............................................................ 8
1.2.1. Hát Đúm Bắc Bộ....................................................................................................8
1.2.2. Hát Đúm Phục Lễ ..................................................................................................9
1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải
Phòng.........................................................................................................................................10
1.3.1. Nguồn gốc, sự hình thành....................................................................................10
1.3.2. Quá trình phát triển.............................................................................................13
1.4. Môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xã Phục Lễ và môi trường diễn xướng trong mối
quan hệ với Hát Đúm...............................................................................................................14
1.4.1. Môi trường tự nhiên.............................................................................................14
1.4.2. Môi trường văn hóa xã hội..................................................................................15
1.4.3. Môi trường diễn xướng hát Đúm........................................................................17
1.5. Hát Đúm Phục Lễ - Lễ hội khai xuân , Lễ hội Mở mặt ................................................18
v
1.5.1. Giới thiệu tục “Mở mặt” .....................................................................................18
1.5.2. Giới thiệu lễ hội...................................................................................................21
* Tiểu kết chương 1.......................................................................................................22
Chương 2: HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ
.......................................................................................................................................24
2.1. Hình thức tạo “ Đúm” trong hát Đúm Phục Lễ .................................................................24
2.1.1. Cách thức tổ chức hát .........................................................................................24
2.1.2. Thể lệ hát .............................................................................................................26
2.1.3. Trang phục hát ....................................................................................................26
2.1.4. Các bước hát........................................................................................................27
2.2. Lề lối diễn xướng của hát Đúm Phục Lễ............................................................................35
2.2.1. Diễn xướng theo các chặng .................................................................................35
2.2.2. Diễn xướng theo hình thức hát đối đáp..............................................................37
2.2.3. Phương thức ứng tác trong quá trình diễn xướng...............................................38
2.3. Hình thức diễn xướng trong hát Đúm Phục Lễ ngày nay. ................................................39
2.3.1. Về hình thức tạo “Đúm” .....................................................................................39
2.3.2. Lề lối diễn xướng.................................................................................................40
* Tiểu kết chương 2.......................................................................................................42
Chương 3: NỘI DUNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ.........................42
3.1. Khát vọng tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ giao duyên .....................................................43
3.1.1. Những cung bậc cảm xúc trong buổi đầu gặp gỡ ...............................................43
3.1.2. Lời chào bắt duyên ..............................................................................................45
3.1.3. Lời mời xe kết tình thắm duyên nồng ..................................................................47
3.2. Những cung bậc tình cảm trong tình yêu đôi lứa...............................................................52
3.2.1. Bày tỏ tình cảm trai gái qua hát huê tình............................................................52
3.2.2. Trai gái thử tài ứng đối qua hát đố, hát họa. ......................................................63
3.2.3 Mơ ước một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc qua, hát cưới, hát sắm ......................66
3.2.4. Nỗi niềm tâm sự qua hát lính, hát thư ................................................................68
3.2.5. Bài ca tình yêu in dấu ấn vùng đất, nghề nghiệp, giai đoạn lịch sử ...................73
3.2.6. Tình yêu quê hương, đất nước.............................................................................75
3.3. Trai gái chia tay nhau bịn rịn, quyến luyến ( Hát ra về ) .................................................77
* Tiểu kết chương 3.......................................................................................................80
Chương 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN................................80
VÀ BẢN SẮC, GIÁ TRỊ CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ................................................80
4.1. Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ...........................................80
vi
4.1.1. Một số yếu tố thi pháp nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục
Lễ............................................................................................................................81
4.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật trong hát Đúm giao duyên ..........................................97
4.2. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ...............................................................................109
4.2.1. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ ..............................................................109
4.2.2. Thực trạng và giải pháp bảo tồn hát Đúm Phục Lễ hiện nay ..........................110
* Tiểu kết chương 4.....................................................................................................113
KẾT LUẬN .................................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................116
PHỤ LỤC ....................................................................................................................120
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Muốn ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa lâu dài và vững chắc, các nước
không còn con đường nào khác là hội nhập kinh tế và văn hóa. Bên cạnh việc hội nhập
kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa là một tất yếu khách quan. Bên cạnh chiến lược phát
triển kinh tế với phương châm tích cực hội nhập quốc tế, chúng ta cũng có chiến lược
phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bởi lẽ văn hóa là hồn cốt dân tộc.
Nhắc đến hát Đúm Hải Phòng, mấy ai không biết hát Đúm Phục Lễ! Cái tên hát
Đúm Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phòng) được nhiều người biết đến, nó đã trở thành
một “đặc sản” văn hóa dân gian truyền thống của Hải Phòng. Đây là một loại hình dân
ca giao duyên cổ của người Việt. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử , dấu
ấn địa phương đã in đậm trong những lời ca, làn điệu, hình thức hát đối đáp giao duyên.
Chính điều này đã tạo nên ở hát Đúm Phục Lễ
(Thủy Nguyên - Hải Phòng ) nói riêng và hát Đúm ở Bắc Bộ nói chung nét sinh hoạt
văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc. Năm 1989, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa
của Liên hiệp quốc Unesco đề nghị tặng danh hiệu “Báu vật sống” (Living Human
Treasures) cho các nghệ nhân hát đúm tại Thủy Nguyên, Hải Phòng [33].
Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên nói riêng và hát Đúm Hải Phòng nói chung là
một sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương vô cùng độc đáo. Hiện nay do tác động của
nền kinh tế thị trường, trong thời đại mà toàn cầu hóa được nhìn nhận như một tất yếu
của sự phát triển xã hội loài người; cùng với sự phát triển của những loại hình văn hóa
giải trí hiện đại đã ít nhiều khiến văn hóa dân gian mất dần môi trường “sống”.
Tuy nhiên với những gì còn lưu giữ được cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta có
thể khẳng định hát Đúm với làn điệu dân ca cổ là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang
nét riêng vô cùng đặc sắc tiêu biểu, là “viên ngọc quý” mang giá trị văn hóa phi vật thể
tiềm ẩn trong đời sống dân gian của người dân miền biển Hải Phòng.
Chọn vấn đề nghiên cứu về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ - Thủy
nguyên- Hải Phòng”, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc giữ gìn những
giá trị văn hóa dân gian đang dần bị mai một.
1.2 Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về Hát Đúm Phục
Lễ ,Thủy Nguyên, Hải Phòng nói riêng và Hát Đúm Hải Phòng nói chung đã góp phần
2
không nhỏ vào việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương,
của dân tộc.
Xuất phát từ tính cấp thiết vềmăt lý luận và thực ti ̣ ễn nói trên, chúng tôi chọn: “
Đề tài giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hát Đúm lưu giữ dấu ấn làn điệu giao duyên cổ của người Việt đã được ghi nhận
bởi nhiều công trình nghiên cứu từng bước được mở rộng và chuyên sâu, nghiên cứu
quy mô như:
Cuốn “ Hát Đúm Hải Phòng” của tác giả Đinh Tiếp – NXB Hải Phòng, năm 1987
đã khái quát về loại hình dân ca miền biển trên cơ sở nghiên cứu khá công phu về nội dung,
nguồn gốc, quá trình phát triển và hình thức biểu hiện của một cuộc hát Đúm.
Cuốn “Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng” của Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật thành phố - NXB Hải Phòng 2001, sách giới thiệu về hát Đúm Thủy Nguyên với
hình thức lối hát giao duyên giữa một bên nam, một bên nữ qua đó nghiên cứu những
nét nổi bật về hát Đúm.
Cuốn Hát Đúm Phả Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng (2001) của đồng tác giả TSKH
Phạm Lê Hòa, TS Đỗ Lan Phương, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản.
Cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phòng”- NXB Văn
hóa thông tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền ,
đi sâu sưu tầm những bài Hát Đúm cụ thể ở tất cả các bước hát.
Cuốn Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng của đồng tác giả Nguyễn
Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 , đi sâu tìm hiểu Hát Đúm
thông qua đặc điểm âm nhạc, thanh điệu, nhịp điệu, diễn xướng…
Cũng có nhiều công trình, luận án, luận văn của nhiều tác giả quan tâm và có cái
nhìn mới mẻ về loại hình dân ca hát Đúm Thủy Nguyên này. Cụ thể như Luận án tiến sĩ
văn hóa học Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ (2012) của Nguyễn Đỗ Hiệp - Học viện
Khoa học xã hội Hà Nội; Hát Đúm của các làng vùng cửa sông Bạch Đằng: lịch sử,
văn hóa và di sản (2014) của Trần Đức Tùng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Hà Nội; Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam của Trịnh Hữu Anh - Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, số 1(98) - 2016 …
3
Ngoài ra cũng có một số bài viết về hát Đúm Phục Lễ đăng trên một số báo, tạp
chí, trên các diễn đàn văn học nghệ thuật. Tiêu biểu là bài viết Hát Đúm Thủy Nguyên
- Hải Phòng xưa và nay (2014 ) của Nguyễn Thế Hùng đăng trên nội san Trường Đại
học sư phạm Nghệ thuật trung ương.
Những công trình kể trên đều có cái nhìn cụ thể về hát Đúm ở nhiều phương diện,
góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào đề cập riêng đến “Đề tài giao duyên
trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy nguyên, Hải Phòng”. Và chúng tôi lựa chọn đây là đề tài
luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Dựng lên bức tranh tổng quan về Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng
trong quá khứ để thấy được ý nghĩa cũng như sức sống của loại hình ca hát dân gian này.
- Nghiên cứu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên trong Hát
Đúm ở địa phương xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm chỉ ra
đặc điểm và bản chất giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ.
- Tìm hiểu hoạt động diễn xướng dân gian Hát Đúm nhằm khẳng định những giá
trị văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
“ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng”, đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là hát Đúm tại xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng
gắn với nội dung và hình thức diễn xướng giao duyên. Ngoài ra chúng tôi còn xem xét,
tìm hiểu hát Đúm ở các địa phương khác của Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.1.1 Về phạm vi địa danh
- Địa bàn nghiên cứu là một số thôn hát Đúm ở xã Phục Lễ , chủ yếu là thôn Nam,
thôn Trung, thôn Đông, thôn Bấc, thôn Sỏ…
- Ngoài ra chúng tôi còn điền dã ở các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Ngũ Lão
của huyện Thủy Nguyên.
4.1.2. Về phạm vi tư liệu
+ Những tư liệu về hát Đúm do Sở văn hóa, phòng văn hóa thanh phố, huyện,
xã đã sưu tầm được về hát Đúm Phục Lễ , Thủy Nguyên, Hải Phòng.
4
+ Những công trình nghiên cứu nổi bật về hát Đúm một cách đầy đủ và công
phu là cuốn: “ Hát Đúm Hải Phòng” do tác giả Đinh Tiếp chủ biên – NXB Hải Phòng
1987; cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phòng”- NXB Văn
hóa thông tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang Thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền;
cuốn“ Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng” của đồng tác giả Nguyễn Ngọc
Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 .
+ Tài liệu về hát Đúm ở địa phương Phục Lễ do nghệ nhân và nhân dân ở địa
phương cung cấp. Trong đó có cuốn Hát Đúm cổ truyền Phục Lễ- Thủy Nguyên- Hải
Phòng do Ban văn hóa xã Phục Lễ, Câu lạc bộ hát Đúm Phục Lễ biên soạn ( 2005),
Lưu hành nội bộ.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu Hát Đúm Phục Lễ - một loại hình dân ca cổ đặc sắc của địa phương
Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
- Khảo sát và tìm hiểu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên, các
biện pháp nghệ thuật trong Hát Đúm Phục Lễ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn:“ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy
Nguyên, Hải Phòng” chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã nhằm giúp khảo sát, sưu tầm tư liệu,
xem xét môi trường diễn xướng, hình thức diễn xướng hát Đúm (tại một số thôn của xã
Phục Lễ và một số xã thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Phương pháp này giúp
chúng tôi tìm hiểu rõ đối tượng nghiên cứu là đề tài giao duyên trong hát Đúm tại xã
Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng gắn với nội dung và nghệ thuật, hình thức diễn xướng
giao duyên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng nhằm tiếp cận các
nghệ nhân, những người dân tham gia thực hành hát Đúm với các thành phần lứa tuổi
khác nhau, cán bộ làm công tác văn hóa ở địa phương … để sưu tầm, khai thác văn bản
lời ca.
- Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp chủ đạo của luận văn nhằm chỉ ra
đặc điểm của nội dung giao duyên và nghệ thuật thể hiện của văn bản lời ca hát Đúm.
5
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đối chiếu so sánh hát Đúm từ
truyền thống đến hiện đại, hát Đúm của Phục Lễ với các địa bàn lân cận của các xã thuộc
Thủy Nguyên và Hải Phòng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên
cứu của các ngành như phương pháp văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, thống kê, …
để tìm hiểu, khám phá các bình diện và các giá trị phản ánh của hát Đúm Phục Lễ.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải
Phòng”, có những đóng góp sau:
- Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên ,
Hải Phòng dưới góc độ chuyên ngành văn học dân gian.
- Đề tài nhằm tìm hiểu đối tượng là sinh hoạt hát Đúm Phục Lễ, một nét sinh hoạt
văn hóa độc đáo của địa phương xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng với mục đích
góp phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể của dân tộc đang
dần mai một trong cuộc sống hiện đại.
- Giới thiệu về hình thức diễn xướng giao duyên, cũng như nội dung giao duyên
trong hát Đúm Phục Lễ với những nét đặc trưng đặc sắc mang đậm tính địa phương.
- Khẳng định giá trị của hát Đúm và đề xuất hướng bảo tồn, phát triển của hát
Đúm hiện nay
- Kết quả nghiên cứu đóng góp mới cho sự phát triển chuyên ngành, đóng góp
mới phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của một địa bàn
văn hóa tiêu biểu: Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm có các chương sau:
Chương 1: Khái quát về hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Chương 2: Hình thức diễn xướng giao duyên của hát Đúm Phục Lễ
Chương 3: Nội dung giao duyên của hát Đúm Phục Lễ
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên và bản sắc, giá trị của
hát Đúm Phục Lễ
6
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hát giao duyên
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) định nghĩa: Giao duyên là động
từ chỉ sự Trao đổi tình cảm giữa hai bên trai gái trong ngày hội truyền thống [53, tr.
394]. Đây là một hình thức sinh hoạt dân gian.
Hát ở đây là hát đối đáp, do các kiểu hát tập thể như ghẹo, ví, trống quân, quan
họ… mà hình thành. “Đối đáp là nói chuyện bằng thơ giữa đôi trai gái, hai họ, hai
phường…”[10, tr. 39]
“Trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong lao động, hội hè
đình đám, vui xuân. Họ có thể thổ lộ tình cảm với nhau bằng câu ví, bằng hình thức giao
duyên trong những cuộc hát đối đáp nam nữ” [32, tr.19] .
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng tôi có thể đưa ra một
cách hiểu chung nhất về hát giao duyên như sau: Hát đối đáp giao duyên giữa trai gái
là hình thức diễn xướng dân gian dựa trên những lời thơ dân gian được hình thành, có
nội dung diễn tả tình cảm nam nữ và sử dụng trong các cuộc hát giao duyên để trao
tình. Hát giao duyên là tiếng hát tình yêu trai gái.
1.1.1.2. Đề tài hát giao duyên
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện khoa học và xã hội Việt nam, Viện ngôn ngữ học
(Hoàng Phê chủ biên, 1992) :“Đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện
trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật” [53, tr.314].
Căn cứ vào khái niệm trên, nếu đề tài là đối tượng để nghiên cứu thì: Đề tài là một
hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Còn đề tài là
đối tượng miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học thì: Đề tài là thuật ngữ chỉ phạm vi
các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm; là phương diện khách quan
trong nội dung tác phẩm, nó là sự nhận thức, cảm nhận của người sáng tác về phạm vị
hiện thực cụ thể mà tác giả lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm.
7
Đối chiếu với các khái niệm đã nêu, thì theo chúng tôi:“Đề tài giao duyên trong
hát Đúm Phục Lễ” là hiện tượng giao duyên được thể hiện qua miêu tả bằng lời thơ
thông qua diễn xướng dân gian, có nội dung diễn tả tình cảm của trai gái Phục Lễ trong
các cuộc hát để trao tình, nguyện ước”.
1.1.2. Các loại hình hát giao duyên
Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ...
Bên cạnh hát Đúm, còn nhiều thể loại hát giao duyên khác như hát Ghẹo, hát
Quan họ, hát Ví …
Hát Ghẹo là loại hát giao duyên với tục lệ kết bạn như trong hát Ghẹo (Phú Thọ)
và Quan Họ (Bắc Ninh) chỉ có thể thấy ở miền Bắc mà thôi.
Hát Quan họ có nguồn gốc ở Bắc Ninh, là lối hát giao duyên rất phong phú về
lời ca và âm nhạc.
Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam…
Hát Ví Giặm phổ biến ở Trung du Bắc bộ và vùng Nghệ Tĩnh. Đây là một hình
thức hát giao duyên. Hát Ví Giặm là loại hát có thể dùng lúc làm việc, nghỉ ngơi hay tụ
họp.
Hát Xoan là hình thức hát thờ thần, nhưng trong lễ hội cũng có phần hát giao
duyên là hình thức để nam nữ hát đối đáp, hát giao duyên giữa đào Xoan và trai làng.
Hò là thể loại phổ biến cả nước, đặc biệt là miền Trung và miền Nam. Hò thuộc
loại hát giao duyên. Hò Sông Mã, Hò Mái Nhì, Hò Mái Đẩy trên sông Hương, Hò Giã
gạo. Trong Nam, hò rất phong phú và đa dạng: Hò Đồng Tháp, Hò Cần Thơ, hò Bạc
liêu, hò Gò công, hò lơ, hò cấy…
Lý là những bài hát giao duyên phổ biến ở miền Trung và miền Nam như Lý
chuồn chuồn, Lý ngựa ô, Lý con sáo...
Nhìn chung hát giao duyên vô cùng phong phú về thể loại, nội dung và cả hình
thức. Đây là hình thức sinh hoạt ca hát của trai gái nông thôn xưa và phổ biến ở nhiều
vùng, nhiều địa phương nước ta. Đề tài giao duyên được khai thác từ các loại hình hát
giao duyên, trong đó có hát Đúm Phục Lễ giúp cho trai gái có dịp giãi bày, thổ lộ tình
cảm...