Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
721.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
822

Hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HƢỜNG

HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG KỊCH

CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HƢỜNG

HÀNH ĐỘNG HỎI TRONG KỊCH

CỦA NGUYỄN HUY TƢỞNG

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT

THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc

công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban

Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn

trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy,

giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Phạm

Hùng Việt đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam khóa

19 đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình học tập và hoàn thành

luận văn.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã tạo điều kiện

giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ..........................................................iv

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5

4. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu........................................................5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6

7. Bố cục của luận văn.........................................................................................6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................7

1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ.................................................................7

1.1.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ .............................................................7

1.1.2. Điều kiện sử dụng các hành động ở lời ................................................10

1.1.3. Hành động ở lời trực tiếp - gián tiếp ....................................................11

1.1.3.1. Hành động ở lời trực tiếp ................................................................11

1.1.3.2. Hành động ở lời gián tiếp................................................................13

1.2. Câu hỏi và hành động hỏi...........................................................................20

1.2.1. Khái niệm câu hỏi.................................................................................20

1.2.2. Khái niệm hành động hỏi .....................................................................23

1.2.3. Mối quan hệ giữa câu hỏi và hành động hỏi ........................................23

1.3. Phép lịch sự và hành động hỏi....................................................................25

1.3.1. Lí thuyết của R.Lakoff .........................................................................25

1.3.2. Lí thuyết của G.N.Leech ......................................................................26

1.3.3. Lí thuyết của Brow và Levinson ..........................................................26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iv

1.4. Tiểu kết .......................................................................................................29

Chƣơng 2: HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG KỊCH CỦA

NGUYỄN HUY TƢỞNG................................................................................30

2.1. Hành động hỏi đƣợc sử dụng đúng mục đích hỏi trong kịch của

Nguyễn Huy Tƣởng ....................................................................................32

2.1.1. Hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn ...............................................32

2.1.2. Hành động hỏi sử dụng quan hệ lựa chọn “hay”..................................43

2.1.3. Hành động hỏi sử dụng các phụ từ nghi vấn ........................................47

2.1.4. Hành động hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái.........................................50

2.2. Nhận xét về cách sử dụng hành động hỏi đƣợc dùng đúng mục đích

trong kịch của Nguyễn Huy Tƣởng ............................................................54

2.2.1. Về phƣơng tiện thể hiện .......................................................................54

2.2.2. Về kiểu câu ...........................................................................................55

2.2.3. Về cách sử dụng hành động hỏi TT trong kịch của Nguyễn

Huy Tƣởng ............................................................................................55

2.3. Tiểu kết .......................................................................................................56

Chƣơng 3: HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG KỊCH CỦA

NGUYỄN HUY TƢỞNG................................................................................58

3.1. Các hành động nói gián tiếp đƣợc biểu thị bằng hình thức của hành

động hỏi ......................................................................................................59

3.1.1. Hỏi - khẳng định...................................................................................59

3.1.2. Hỏi - bộc lộ (bày tỏ, giãi bày)...............................................................64

3.1.3. Hỏi - kể / tả ...........................................................................................72

3.1.4. Hỏi trách ...............................................................................................75

3.1.5. Hỏi than ................................................................................................78

3.1.6. Hỏi - khuyên .........................................................................................80

3.1.7. Hỏi - đánh giá, nhận xét (bình luận).....................................................83

3.1.8. Hỏi - nhắc .............................................................................................85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

v

3.1.9. Hỏi - từ chối - bác bỏ............................................................................87

3.1.10. Hành động hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các hành động nói

gián tiếp khác........................................................................................89

3.2. Nhận xét về cách sử dụng hành động hỏi đƣợc dùng qua các kiểu

câu không mang mục đích hỏi trong hai vở kịch “Bắc Sơn” và “Vũ

Nhƣ Tô” của Nguyễn Huy Tƣởng ..............................................................90

3.3. Đặc điểm hình thức của hành động hỏi đƣợc sử dụng để biểu thị các

hành động nói gián tiếp...............................................................................91

3.3.1. Phƣơng tiện thể hiện.............................................................................92

3.3.2. Kiểu câu................................................................................................92

3.4. Vai trò của hành động hỏi trong việc biểu thị hành động nói

gián tiếp......................................................................................................92

3.4.1. Hành động hỏi góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm...........92

3.4.2. Hành động hỏi phát huy vai trò tích cực trong việc tham gia bình

luận, đánh giá, kể lại sự vật, sự việc một cách khách quan...................95

3.5. Tiểu kết .......................................................................................................96

KẾT LUẬN.......................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

HĐNN Hành động ngôn ngữ

HĐNNTT Hành động ngôn ngữ trực tiếp

HĐNNGT Hành động ngôn ngữ gián tiếp

HĐƠL Hành động ở lời

HĐƠLGT Hành động ở lời gián tiếp

NDMĐ Nội dung mệnh đề

ChB Chuẩn bị

TL Tâm lí

HQƠL Hiệu quả ở lời

FTA (Face Threatening Acts) Hành vi đe dọa thể diện

FFA (Face Flattering Acts) Hành vi tôn vinh thể diện

CN Chủ ngữ

VN Vị ngữ

VD Ví dụ

Sp1 (Speaker 1) Ngƣời thực hiện hành động hỏi

Sp2 (Speaker 2) Ngƣời tiếp nhận hành động hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vào đầu thập niên 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết ngôn từ

(speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xƣớng, ngữ dụng học bắt

đầu bƣớc vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những

địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã đƣợc mở rộng

phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của

con ngƣời.Từ khoảng những năm 70 của thế kỉ 20 tới nay, ngữ dụng học đƣợc

giới ngôn ngữ học quan tâm nhiều. Geoffrey Leech năm 1983 đã nhận xét rằng

15 năm trƣớc (trƣớc 1983) ngữ dụng học hầu nhƣ không đƣợc các nhà ngôn

ngữ học nhắc đến, mà nếu có nhắc đến thì cũng chỉ với tƣ cách là một thứ “sọt

rác”, một thứ "Waste-paper basket", nhƣ cách nói của nhà toán học và triết học

ngôn ngữ Bar-Hillel. Hiện nay thì ngữ dụng học đã là một phân ngành của

ngôn ngữ học. Trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, hiếm thấy một phân ngành

nào trong một thời gian ngắn lại phát triển nhanh đến thế. ngữ dụng học là một

chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để đạt tới một mục đích nhất

định. Nó quan tâm đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc

vào các kiến thức ngôn ngữ học nhƣ ngữ pháp, từ vựng... của ngƣời nói và

ngƣời nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn, hiểu biết về vị thế

của các nhân vật hữu quan và ý đồ giao tiếp của ngƣời nói... Nói cách khác,

ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao

tiếp. Ngữ dụng học cũng tham gia vào việc giải quyết những phƣơng thức để

đạt đƣợc mục đích trong giao tiếp.

Hành động hỏi là hành động ngôn ngữ sử dụng câu hỏi để thực hiện các

mục đích giao tiếp khác nhau. Ví dụ nhƣ, ngƣời nói dùng hành động hỏi (tức

phát ngôn hỏi) để hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin mà ngƣời nghe cần biết chƣa

biết; thực hiện hành động hỏi để phê phán, để sai khiến, để khẳng định, để phủ

định, để trách móc, để tỏ ý nghi ngờ, để ra lệnh…(tiêu biểu cho quan niệm này

là Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Nguyễn Đăng Sửu (2003)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2

Hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ, thuộc về lí thuyết ngôn từ, một thành

tố tham gia thƣờng xuyên vào cấu trúc hội thoại. Nhờ có ngữ cảnh và thông qua

những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng

giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Bên cạnh đó, hỏi còn là hình thức

trao lời để nhận đƣợc thông tin hoặc để nhằm thực hiện các mục đích nói khác

nhau. Ở luận văn này, chúng tôi đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong thể loại

kịch của một tác giả, đó là nhà viết kịch lịch sử Nguyễn Huy Tƣởng.

Nhà phê bình, nghiên cứu Nguyên An đặt ra câu hỏi: “Nếu không có

Nguyễn Huy Tƣởng thì văn đàn Việt Nam hiện đại sẽ ra sao?”. Và ông đƣa ra

nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tƣởng thì văn đàn hiện đại Việt Nam,

nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và

chất bi thƣơng hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài, và sau ông, cũng đã

có các tác giả đáng nể nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng

Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân…”.

Cũng theo Nguyên An, Nguyễn Huy Tƣởng “đã gánh việc mở đầu một cách

đích đáng cho dòng văn chƣơng viết về truyền thống, về lịch sử trung đại Việt

Nam trong nền văn chƣơng hiện đại Việt Nam”.

.

Đã có không ít các công trình nghiên cứu khác nhau về các tác phẩm của

Nguyễn Huy Tƣởng, tuy nhiên, bình diện ngôn ngữ chƣa đƣợc chú ý nhiều,

trong đó hành động hỏi trong kịch của ông vẫn là đề tài chƣa từng đƣợc nghiên

cứu. Từ sự khâm phục, trân trọng nhân cách và tài năng của Nguyễn Huy

Tƣởng, và sự yêu thích kịch của ông, nên chúng tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề

"Hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng" làm đề tài cho luận văn

của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Câu hỏi là một trong những kiểu câu phân chia theo mục đích nói

(gồm câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán và câu cầu khiến).

Đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong kịch của Nguyễn Huy

Tƣởng, chính là nghiên cứu một lĩnh vực thuộc vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu

hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam từ cuối những

năm 80 trở lại đây. Hỏi trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc trong các công

trình: Ngữ dụng học của GS.TS. Nguyễn Đức Dân, Đại cƣơng ngônngữ học,

tập 2 của GS.TS. Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của Nguyễn Thiện Giáp

Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học chọn hành động hỏi làm đối

tƣợng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nhƣ:

1. Hoàng Trọng phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980.

2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi

vấnkhông dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1994.

3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc

biểuthị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996.

4. Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS

khoa học Ngữ văn, Hà Nội,1996.

5. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi

chính danh, Luận án TS Ngữ văn, Hà Nội, 2004.

6. Trịnh Minh Thành, Câu hỏi trong truyện Kiều của Nguyễn Du và việc

sử dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói, luận văn thạc sĩ.

7. Trần Ngọc Diệp, Hành động hỏi trong kịch của Lưu Quang Vũ,Luận

văn Thạc sĩ , Đại học Hải Phòng

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài viết nhƣ:

- Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985

- Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn

nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ số 1, 1993.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!