Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hành động giao và phân công trong tiếng Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 31 - 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn
HÀNH ĐỘNG GIAO VÀ PHÂN CÔNG TRONG TIẾNG VIỆT
Nguyễn Thị Thanh Ngân*
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong công sở, ngƣời Việt thƣờng thực hiện hành động giao và phân công. Những điểm tƣơng
đồng giữa hai hành động này khiến nhiều ngƣời đồng nhất chúng, song những khác biệt cụ thể lại
cho phép khẳng định rằng đây là hai hành động riêng biệt. Do vậy, cần nắm rõ bản chất của mỗi
hành động để có thể ứng dụng vào giao tiếp, nhằm đạt hiệu quả nói năng cao nhất.
Từ khóa: Hành động ngôn từ, hành động cầu khiến, giao, phân công, tiếng Việt.
Hành động giao (giao việc/ nhiệm vụ) và phân
công thƣờng đƣợc thực hiện trong môi trƣờng
công sở. Chúng thƣờng bị đồng nhất bởi
ngƣời nói (Sp1- speaker1) thƣờng là cấp trên
của ngƣời nghe (Sp2- speaker2) trong cùng
một thể chế, bởi công việc X mà Sp2 phải
thực hiện trong tƣơng lai là công việc chung
của tập thể (việc công). Tuy nhiên, xem xét
kỹ lƣỡng, đây là những hành động riêng biệt,
có tính chất tiêu biểu của nhóm hành động
cầu khiến (directives). Trong phạm vi có
hạn, bài viết căn cứ vào hai tiêu chí: điều
kiện thuận ngôn và dấu hiệu ngôn hành để
chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai
hành động này.
Điều kiện thuận ngôn (felicity conditionsđiều kiện may mắn) là những điều kiện đòi
hỏi mọi hành động ngôn từ phải thỏa mãn để
có đƣợc thành công. Kế thừa quan điểm của J.
Searle và A. Wierzbicka, bài viết xem xét các
điều kiện này ở các khía cạnh: vị thế của Sp1
trong tƣơng quan với Sp2; lợi ích của việc
thực hiện công việc X; khả năng từ chối thực
hiện hành động của Sp2; tính chất của công
việc X thể hiện trong nội dung mệnh đề. Đây
là những điều kiện thiết yếu gắn liền với mọi
hành động cầu khiến.
Dấu hiệu ngôn hành là những dấu hiệu hình
thức- còn gọi là phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn
trung (IFIDs-illocutionary force indicating
Tel: 0988 115018
devices) có tác dụng nhận diện hành động
ngôn từ. Các IFIDs hữu dụng nhất trong việc
thể hiện lực ngôn trung của phát ngôn phải kể
đến là: vị từ ngôn hành; các từ ngữ chuyên
dụng; các kết cấu chuyên dụng (các dấu hiệu
nhƣ “ngữ điệu”, “quan hệ giữa nội dung mệnh
đề của câu với ngữ cảnh”- theo quan điểm của
J. Austin- tỏ ra kém hữu hiệu bằng trong việc
tƣờng minh hóa lực ngôn trung, do vậy, xin
phép đƣợc bàn đến trong một dịp khác).
Trong số đó, vị từ ngôn hành (VTNH) đƣợc
coi là một trong những IFIDs đặc biệt, đánh
dấu lực ngôn trung một cách trực tiếp nhất.
IFID này chỉ tồn tại trong những câu ngôn
hành – những “câu có hành động tạo ngôn
tương đương với hành động ngôn trung [3,
138], chẳng hạn:
(1) Tôi tuyên bố bị cáo vô tội.
(2) Tôi cám ơn anh. (Dẫn theo [3, 138])
Căn cứ vào số cứ liệu thu thập đƣợc (hành
động giao- 19 cứ liệu, hành động phân công15 cứ liệu), dựa trên cơ sở hai tiêu chí vừa
nêu, chúng tôi thu đƣợc các kết quả nhƣ sau:
SỰ TƢƠNG ĐỒNG
Thứ nhất, trong cả hai hành động, Sp1 thƣờng
là cấp trên của Sp2 trong một thể chế, tổ
chức, đoàn thể, chẳng hạn:
(3) Bác (Ngô Đình Diệm) giao cho cháu
(Phan Thúc Định) việc thứ nhứt là tìm mọi
cách liên lạc được với anh ta, xem anh ta đã