Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình Truyền số liệu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
________________
GIÁO TRÌNH
HỌC PHẦN: TRUYỀN SỐ LIỆU
NGÀNH/NGHỀ: CNKT Điện Tử, Truyền thông
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:... ……/QĐ-CNTĐ-CN ngày.....tháng.….năm
20…….. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
TP. Hồ Chí Minh, năm 2021
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Truyền số liệu là một một môn học không thể thiếu đối với sinh viên chuyên
ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông, và các ngành khác có liên quan. Đây là
môn cơ sở để từ đó sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành này. Tài liệu
này được biên soạn với mục đích giúp cho sinh viên trang bị cho mình những kiến
thức căn bản nhất, hữu ích nhất trong truyền số liệu.
Tài liệu được biên soạn gồm 4 chương theo Đề cương chi tiết môn học đã đăng
kí, bao gồm:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
Chương 2: TÍN HIỆU VÀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
Chương 3: MÃ HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ
Chương 4: PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI
Ngoài ra, cuối mỗi chương còn có các bài thực hành để giúp sinh viên củng cố,
có cái nhìn trực quan hơn về những kiến thức mà mình đã học.
Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong các độc giả
đóng góp nhiều ý kiến, đề tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.
TPHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2021
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Đức Chí
2
MỤC LỤC
A. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTE (Data Terminal Equipment): Thiết bị đầu cuối dữ liệu
DCE (Data Circuit Terminal Equipment): Thiết bị đầu cuối kênh dữ liệu
LAN (Local Area Network): Mạng cục bộ
MAN (Metropolitan Area Network): Mạng đô thị
WAN (Wide Area Network): Mạng diện rộng
OSI (Open System Interconnection): Mô hình kết nối các hệ thống mở
EIA (Electronic Industries Association): Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
UTP (Unshielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi không có giáp bọc
STP (Shielded Twisted Pair): Cáp xoắn đôi có giáp bọc
PAM (Pulse Amplitude Modulation): Điều chế biên độ xung
PCM (Pulse Coded Modulation): Điều chế xung mã
ASK (Amplitude Shift Keying): Khóa dịch biên độ
FSK (Frequency Shift Keying): Khóa dịch tần số
PSK (Phase Shift Keying): Khóa dịch pha
AM (Amplitude Modulation): Điều chế biên độ
FM (Frequency Modulation): Điều chế tần số
PM (Phase Modulation): Điều chế pha
FCC (Federal Communications Commission): Ủy ban truyền thông liên bang
B. DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình mạng truyền số liệu........................................................................9
Hình 1.2. Kênh truyền tin ..........................................................................................10
Hình 1.3. Các loại cấu hình đường dây ......................................................................11
Hình 1.4. Cấu hình điểm nối điểm .............................................................................12
Hình 1.5. Cấu hình đa điểm .......................................................................................12
Hình 1.6. Phân loại tôpô mạng...................................................................................13
Hình 1.7. Tôpô lưới ...................................................................................................14
Hình 1.8. Tôpô sao ....................................................................................................15
Hình 1.9. Tôpô cây ....................................................................................................16
Hình 1.10. Tôpô bus..................................................................................................17
3
Hình 1.11. Tôpô vòng................................................................................................18
Hình 1.12. Tôpô hỗn hợp...........................................................................................19
Hình 1.13. Phân loại chế độ truyền dẫn......................................................................19
Hình 1.14. Chế độ đơn công ......................................................................................19
Hình 1.15. Chế độ bán song công ..............................................................................20
Hình 1.16. Chế độ song công .....................................................................................20
Hình 1.17. Các dạng mạng.........................................................................................20
Hình 1.18. Mô hình kết nối mạng LAN......................................................................21
Hình 1.19. Mô hình mạng MAN ................................................................................22
Hình 1.20. Mô hình mạng WAN................................................................................22
Hình 1.21. Mô hình liên mạng ...................................................................................23
Hình 1.22. Mô hình OSI ............................................................................................24
Hình 1.23. Các lớp trong mô hình OSI.......................................................................25
Hình 1.24. Giao tiếp EIA - 232D ...............................................................................25
Hình 1.25. Đầu nối EIA - 232D .................................................................................26
Hình 2.1. So sánh giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số ..............................................31
Hình 2.2. Tín hiệu sóng sin ........................................................................................32
Hình 2.3. Hai tín hiệu có cùng tần số nhưng trị đỉnh khác nhau..................................32
Hình 2.4. Mô tả các tín hiệu có cùng tần số, biên độ, nhưng khác pha........................34
Hình 2.5. Biểu diễn tín hiệu sin trong miền thời gian và miền tần số..........................35
Hình 2.6. Biểu diễn trong miền thời gian và miền tần số của ba sóng sin ...................35
Hình 2.7. Một tín hiệu hỗn hợp tuần hoàn..................................................................36
Hình 2.8. Khai triển tín hiệu hỗn hợp có tuần hoàn, trong miền thời gian và miền tần
số...............................................................................................................................36
Hình 2.9. Biểu diễn tín hiệu không tuần hoàn trong miền thời gian và miền tần số ....37
Hình 2.10. Khỗ sóng của tín hiệu hỗn hợp tuần hoàn và không tuần hoàn..................37
Hình 2.11. Khỗ sóng dùng trong ví dụ 10 ..................................................................38
Hình 2.12. Khỗ sóng của ví dụ 11..............................................................................38
Hình 2.13. Khỗ sóng của ví dụ 12..............................................................................39
Hình 2.14. Hai dạng tín hiệu số: một dùng hai mức và một dùng bốn mức.................39
Hình 2.15. Tín hiệu số tuần hoàn và không tuần hoàn đươc biểu diễn trong miền thời
gian và miền tần số ....................................................................................................40
4
Hình 2.16. Truyền dẫn trong dải tần cơ sở (baseband transmission)...........................40
Hình 2.17. Khỗ sóng của hai kênh thông tần số thấp..................................................41
Hình 2.18. Truyền dẫn trên dải tần cơ sở dùng môi trường chuyên dụng....................41
Hình 2.19. Khỗ sóng của kênh dải thông....................................................................41
Hình 2.20. Điều chế tín hiệu số để truyền dẩn trong kênh truyền thông dải................42
Hình 2.21. Các nguyên nhân gây ra biến dạng tín hiệu...............................................43
Hình 2.22. Tín hiệu bị suy giảm trong quá trình truyền ..............................................43
Hình 2.23. Tín hiệu bị suy giảm khi đi qua nhiều điểm..............................................44
Hình 2.24. Tín hiệu bị méo dạng do có nhiều thành phần...........................................44
Hình 2.25. Nhiễu tác động lên tín hiệu trong quá trình truyền ....................................45
Hình 2.26. Các loại môi trường truyền.......................................................................45
Hình 2.27. Các loại môi trường truyền có định hướng................................................45
Hình 2.28. Băng thông cáp xoắn đôi ..........................................................................46
Hình 2.29. Đôi dây xoắn............................................................................................46
Hình 2.30. Nhiễu tác động lên hai dây không xoắn ....................................................46
Hình 2.31. Nhiễu tác động lên hai dây xoắn...............................................................47
Hình 2.32. Băng thông cáp đồng trục .........................................................................47
Hình 2.33. Đầu nối RJ45............................................................................................48
Hình 2.34. Cáp xoắn đôi có bọc .................................................................................48
Hình 2.35. Băng thông cáp đồng trục .........................................................................49
Hình 2.36. Cấu tạo cáp đồng trục...............................................................................49
Hình 2.37. Qui hoạch tần số vô tuyến ........................................................................50
Hình 2.38. Các phương pháp lan truyền sóng vô tuyến ..............................................51
Hình 3.1. Các phương pháp chuyển đổi .....................................................................58
Hình 3.2. Chuyển đổi tín hiệu số - số .........................................................................59
Hình 3.3. Các dạng chuyển đổi tín hiệu số - số ..........................................................59
Hình 3.4. Mã hóa đơn cực..........................................................................................60
Hình 3.5. Các phương pháp mã hóa polar ..................................................................60
Hình 3.6. Mã hóa NRZ-L...........................................................................................61
Hình 3.7. Mã hóa NRZ-I............................................................................................62
Hình 3.8. Tín hiệu Manchester và Manchester vi sai..................................................62
Hình 3.9. Các dạng mã bipolar...................................................................................63
5
Hình 3.10. Dạng tín hiệu AMI ...................................................................................63
Hình 3.11. Quy luật thay 8 bit 0 liên tiếp trong B8ZS ................................................64
Hình 3.12. Dạng tín hiệu B8ZS..................................................................................64
Hình 3.13. Bộ chuyển đổi tương tự - số .....................................................................65
Hình 3.14. Lấy mẫu tín hiệu analog ...........................................................................65
Hình 3.15. Lượng tử hóa............................................................................................66
Hình 3.16. Gán các giá trị dấu và suất cho các mẫu lượng tử .....................................66
Hình 3.17. Tín hiệu số kết quả trong PCM được chuyển theo mã unipolar.................67
Hình 3.18. Điều xung mã PCM..................................................................................67
Hình 3.19. Tốc độ lấy mẫu ........................................................................................68
Hình 3.20. Chuyển đổi tín hiệu số - tương tự .............................................................69
Hình 3.21. Các dạng chuyển đổi tín hiệu số - tương tự...............................................69
Hình 3.22. Tín hiệu ASK ...........................................................................................71
Hình 3.23. Băng thông của tín hiệu ASK ...................................................................71
Hình 3.24. ASK song công ........................................................................................72
Hình 3.25. Tín hiệu FSK............................................................................................73
Hình 3.26. FSK song công.........................................................................................74
Hình 3.27. Tín hiệu PSK............................................................................................74
Hình 3.28. Giản đồ trạng thái - pha ............................................................................75
Hình 3.29. Tín hiệu QPSK.........................................................................................75
Hình 3.30. Giản đồ trạng thái - pha của QPSK...........................................................76
Hình 3.31. Giản đồ trạng thái - pha của 8-PSK ..........................................................76
Hình 3.32. Băng thông của tín hiệu PSK....................................................................77
Hình 3.33. So sánh tốc độ bit và tốc độ baud .............................................................77
Hình 3.34. Chuyển đổi tín hiệu tương tự - tương tự....................................................78
Hình 3.35. Các dạng chuyển đổi tín hiệu tương tự - tương tự.....................................79
Hình 3.36. Điều chế AM............................................................................................79
Hình 3.37. Băng thông của tín hiệu AM.....................................................................80
Hình 3.38. Phân bổ tần số sóng mang trong điều chế AM ..........................................80
Hình 3.39. Điều chế FM ............................................................................................81
Hình 3.40. Băng thông của tín hiệu FM .....................................................................82
Hình 3.41. Phân bổ tần số sóng mang trong điều chế FM...........................................82
6
Hình 4.1. Các dạng lỗi ...............................................................................................89
Hình 4.2. Lỗi một bit .................................................................................................89
Hình 4.3. Lỗi bệt........................................................................................................90
Hình 4.4. Phương pháp phát hiện lỗi..........................................................................90
Hình 4.5. Các phương pháp phát hiện lỗi ...................................................................91
Hình 4.6. Phương pháp kiểm tra parity ......................................................................91
Hình 4.7. Cách tạo LRC.............................................................................................93
Hình 4.8. Kiểm tra LRC, dữ liệu đúng .......................................................................93
Hình 4.9. Kiểm tra LRC, dữ liệu sai...........................................................................93
Hình 4.10. Kiểm tra LRC, dữ liệu sai phát hiện vị trí sai............................................94
Hình 4.11. Kiểm tra LRC, dữ liệu sai không phát hiện được ......................................94
Hình 4.12. Tạo và kiểm tra bằng CRC .......................................................................95
Hình 4.13. Tạo CRC..................................................................................................96
Hình 4.14. Kiểm tra CRC ..........................................................................................97
Hình 4.15. Tạo và kiểm tra bằng checksum................................................................98
Hình 4.16. m bit dữ liệu và r bit dư..........................................................................100
Hình 4.17. Vị trí của các bit dư................................................................................101
Hình 4.18. Tính các bit dư .......................................................................................102
Hình 4.19. Tính toán các giá trị r .............................................................................102
Hình 4.20. Lỗi khi truyền.........................................................................................103
C. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
1.1. Khái quát mạng truyền số liệu...............................................................................9
1.2. Cấu hình đường dây............................................................................................11
1.3. Tôpô mạng..........................................................................................................12
1.4. Chế độ truyền dẫn...............................................................................................19
1.5. Các dạng mạng ...................................................................................................20
1.6. Mô hình chuẩn OSI.............................................................................................23
1.7. Chuẩn giao tiếp vật lý .........................................................................................25
Chương 2: TÍN HIỆU VÀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
2.1. Các loại tín hiệu..................................................................................................31
2.2. Sự suy giảm và biến dạng tín hiệu.......................................................................42
7
2.3. Môi trường truyền dẫn ........................................................................................45
Chương 3: MÃ HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ
3.1. Chuyển đổi tín hiệu số - số (digital - digital) ......................................................59
3.2. Chuyển đổi tín hiệu tương tự - số (analog - digital) ............................................64
3.3. Chuyển đổi tín hiệu số - tương tự (digital - analog) ............................................69
3.4. Chuyển đổi tín hiệu tương tự - tương tự (analog - analog)...................................78
Chương 4: PHÁT HIỆN VÀ SỬA LỖI
4.1. Các dạng lỗi........................................................................................................89
4.2. Phương pháp phát hiện lỗi và sửa lỗi...................................................................90
4.3. Phương pháp sửa lỗi Hamming .........................................................................101
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1: KHẢO SÁT TÍN HIỆU TRONG TRUYỀN SỐ LIỆU ...107
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2: ĐIỀU CHẾ VÀ GIẢI ĐIỀU CHẾ KHÓA DỊCH PHA (PSK) .114
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: LẬP TRÌNH TẠO CÁC MÃ PHÁT HIỆN LỖI VÀ SỬA
LỖI..........................................................................................................................126
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................132
8
GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN
Tên học phần: TRUYỀN SỐ LIỆU
Mã học phần: CNC113310
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của học phần:
- Vị trí: học ở học kỳ 3.
- Tính chất:
* Phần lý thuyết một tín chỉ là 15 tiết, phần thực tập một tín chỉ là 30 tiết.
* Môn học tích hợp.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: đây là môn học cơ sở, là nền tảng để sinh viên có thể
nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành Điện tử, Truyền thông, phát triển nghề nghiệp
vững chắc sau này.
Mục tiêu của học phần:
- Về kiến thức: khi kết thúc môn học, sinh viên có thể:
+ Khái quát hóa được mạng truyền số liệu, chế độ truyền dẫn, các dạng mạng kết
nối, mô hình OSI, các chuẩn giao tiếp vật lý.
+ Nắm được các dạng tín hiệu, môi trường truyền dẫn khi truyền trong các môi
trường truyền.
+ Mô tả được các phương pháp mã hóa, điều chế tín hiệu.
+ Mô tả được các dạng lỗi, các phương pháp để phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Về kỹ năng: Môn học/học phần sẽ cung cấp cho học sinh sinh viên những kỹ năng sau đây:
+ Nhận dạng được các dạng tín hiệu, các dạng tín hiệu được mã hóa và điều chế.
+ Nhận dạng được các dạng điều chế và mã hóa tín hiệu.
+ Lắp được các mạch điều chế và đo được dạng sóng của các tín hiệu điều chế.
+ Xây dựng được các mã phát hiện lỗi, sữa lỗi.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Kỹ năng thu thập, tra cứu, phân tích và xử lý thông tin để tiếp thu kiến thức tích
cực, chủ động.
+ Kỹ năng thảo luận nhóm, thuyết trình và trả lời vấn đáp linh hoạt, tự chủ, sáng tạo
và đúng yêu cầu kiến thức của môn học.
+ Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, chủ động, tích cực.
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU
Giới thiệu: chương này nhằm mục đích giới thiệu cho sinh viên tổng quan về
mạng truyền số liệu, và các vấn đề liên quan đến mạng truyền số liệu.
Mục tiêu: sau khi học chương này sinh viên có thể mô tả được khái quát về mạng
truyền số liệu, cấu hình đường dây, tôpô mạng, chế độ truyền dẫn, các dạng mạng, mô
hình chuẩn OSI, và các chuẩn giao tiếp vật lý sử dụng trong truyền số liệu, hoàn thành
bài tập ở cuối chương.
1.1. Khái quát mạng truyền số liệu
Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra một bước tiến dài
trong lĩnh vực truyền số liệu. Sự kết hợp giữa phần cứng, các giao thức truyền thông
các thuật toán đã tạo ra các hệ thống truyền số liệu hiện đại, những kỹ thuật cơ sở vẫn
được dùng nhưng chúng được xử lý tinh vi hơn. Về cơ bản một hệ thống truyền số
liệu hiện đại mô tả như hình 1.1.
Hình 1.1. Mô hình mạng truyền số liệu
1. DTE (Data Terminal Equipment - Thiết bị đầu cuối dữ liệu)
Đây là thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin. Trong hệ thống truyền số liệu hiện đại
thì DTE thường là máy tính hoặc máy Fax hoặc là trạm cuối (terminal). Như vậy tất
cả các ứng dụng của người sử dụng (chương trình, dữ liệu) đều nằm trong DTE. Chức
năng của DTE thường lưu trữ các phần mềm ứng dụng, đóng gói dữ liệu rồi gửi ra
DCE hoặc nhận gói dữ liệu từ DCE theo một giao thức (protocol) xác định. DTE trao
đổi với DCE thông qua một chuẩn giao tiếp nào đó. Như vậy mạng truyền số liệu
chính là để nối các DTE lại cho phép chúng ta phân chia tài nguyên, trao đổi dữ liệu
và lưu trữ thông tin dùng chung.
DTE DCE
Giao tiếp
DTE - DCE
Hệ thống truyền (nhận) tin
Kênh truyền tin DCE DTE
Giao tiếp
DTE - DCE
Hệ thống nhận (truyền) tin
10
2. DCE (Data Circuit Terminal Equipment - Thiết bị đầu cuối kênh dữ liệu )
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị dùng để nối các DTE với các đường
(mạng) truyền thông nó có thể là một modem, multiplexer, mard mạng,... hoặc một
thiết bị số nào đó như một máy tính nào đó trong trường hợp máy tính đó là một nút
mạng và DTE được nối với mạng qua nút mạng đó. DCE có thể được cài đặt bên
trong DTE hoặc đứng riêng như một thiết bị độc lập. Trong thiết bị DCE thường có
các phần mềm được ghi vào bộ nhớ ROM phần mềm và phần cứng kết hợp với nhau
để thực hiện nhiệm vụ của nó vẫn là chuyển đổi tín hiệu biểu diễn dữ liệu của người
dùng thành dạng chấp nhận được bởi đường truyền. Giữa 2 thiết bị DTE việc trao đổi
dữ liệu phải tuân thủ theo chuẩn, dữ liệu phải gửi theo một Format xác định. Ví dụ
như chuẩn trao đổi dữ liệu tầng 2 của mô hình 7 lớp là HDLC (High level Data Link
Control). Trong máy Fax thì giao tiếp giữa DTE và DCE đã thiết kế và được tích hợp
vào trong một thiết bị, phần mềm điều khiển được cài đặt trong ROM.
3. Kênh truyền tin
Kênh truyền tin là môi trường mà trên đó 2 thiết bị DTE trao đổi dữ liệu với
nhau trong phiên làm việc
Hình 1.2. Kênh truyền tin
Trong môi trường thực này 2 hệ thống được nối với nhau bằng một đoạn cáp
đồng trục và một đoạn cáp sợi quang, modem C để chuyển đổi tín hiệu số sang tín
hiệu tương tự để truyền trong cáp đồng trục, modem D lại chuyển tín hiệu đó thành
tín hiệu số và qua Tranducer E để chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang để
truyền trên cáp sợi quang cuối cùng Tranducer F lại chuyển tín hiệu quang thành tín
hiệu điện để tới DTE.
DTE C D
DTE E F
Cáp đồng
trục
Cáp quang
Modem Transducer
11
1.2. Cấu hình đường dây
Cấu hình đường dây là phương thức để hai hay nhiều thiết bị mắc vào kết nối.
Kết nối là đường truyền thông tin vật lý để truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị
khác. Để dễ hiểu, hảy xem đường truyền là đường thẳng kết nối hai điểm. Để có thể
tạo thông tin, thì hai thiết bị phải được liên kết theo một cách nào đó với đường
truyền. Có hai phương thức có thể là: điểm nối điểm và điểm nối nhiều điểm (như
hình 1.3).
Cấu hình đường dây nhằm định nghĩa phương thức kết nối thông tin với nhau:
Hình 1.3. Các loại cấu hình đường dây
1. Cấu hình điểm nối điểm (point to point)
Cấu hình điểm nối điểm cung cấp kết nối được dành riêng cho hai thiết bị. Toàn
dung lượng kênh được dùng cho truyền dẫn giữa hai thiết bị này. Hầu hết cấu hình
điểm nối điểm đều dùng dây hay cáp để nối hai điểm, ngoài ra còn có thể có phương
thức kế nối qua sóng, ví dụ như vi ba hay vệ tinh (xem hình 1.4). Một ví dụ đơn giản
là việc dùng bộ remote để điều khiển ti vi, tức là ta đã thiết lập kết nối điểm điểm giữa
hai thiết bị dùng đường hồng ngoại.
Cấu hình đường dây
Điểm nối điểm Đa điểm
12
Hình 1.4. Cấu hình điểm nối điểm
2. Cấu hình đa điểm (multipoint)
Cấu hình điểm nối đa điểm (còn gọi là multipoint hay multidrop) là kết nối nhiều
hơn hai thiết bị trên một đường truyền.
Trong môi trường kết nối đa điểm, dung lượng kênh được chia sẻ, theo không
gian hay theo thời gian; tức là theo cấu hình phân chia theo không gian hay cấu hình
phân chia theo thời gian (xem hình 1.5).
Hình 1.5. Cấu hình đa điểm
1.3. Tôpô mạng
Thuật ngữ tôpô mạng nói đến phương thức mạng được bố trí, về mặt luận lý hay
vật lý. Hai hay nhiều thiết bị được gắn với kết nối, hai hay nhiều kết nối tạo ra tôpô.
Link
Workstation
Mainframe
Workstation
Workstation
Link
Link
Link
Workstation Workstation
Workstation
Workstation
Mainframe
Workstation