Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình pháp Luật
PREMIUM
Số trang
131
Kích thước
55.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1657

Giáo trình pháp Luật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ■ ■ ■

Ỉ1 0 Ã E I mỈFM}

J m 3 l u ìv jj

DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

ThS. NGUYỄN HUY BẰNG (Chủ biên)

PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH - TS. vũ HỔNG ANH

ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG - TS. TRẦN THỊ cúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO » ■ ■

GIÁO TRÌNH

PHÁP LUẬT■

(Dùng cho đảo tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO • ■ ■

ThS. NGUYỄN HUY BẰNG (Chủ biên)

PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH - TS. vũ HỔNG ANH

ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG - TS. TRẨN THỊ cúc

GIÁO TRÌNH

PHÁP LUẬT■

(Dùng cho đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

730 - 2009/CXB/4 - 1377/GD Mã só: 7L238Y9 - DAI

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày 01 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyêt định sô

33/2008/ỌĐ - BGDĐT ban hành Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo

trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Đê phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn

pháp luật ỏ' trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo tô chức biên

soạn giáo trình mới nhàm cụ thể hoá các vêu cầu về nội dung kiến thức quy định

trong Chưong trình nói trên, thay thế cho giáo trình môn học pháp luật (tập bài giảng

dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).

Giáo trình Pháp luật dùng cho đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp gồm 10

bài với thời Iưọng 20 tiết thuộc phần bắt buộc trên tổng số 30 tiết cùa Chương trình

môn học pháp luật nói trên.

Nội dung bốn bài đầu đề cập một số vấn đề cơ bản cùa lý luận nhà nước và

pháp luật, những nội dung khái quát về bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật.

Nội dung sáu bài sau của giáo trình giói thiệu khái quát một số ngành luật giữ vai

trò nền tảng trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Luật Nhà nước, Luật Hành

chính, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự và Pháp luật về tố tụng. Ngoài ra,

một số vấn đề pháp luật khác sẽ được đề cập O' phần tự chọn.

Các tác giả đã cố gang lựa chọn vấn đề, sử dụng cách thức trình bày phù họp

vói đối tưọng học sinh trung cấp chuyên nghiệp và tlieo đúng thời iưọng của

Chương trình đã đưọc ban hành. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan,

việc biên soạn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi

mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình đưọc hoàn thiện

hon trong những lần tái bản sắp tới.

Mọi góp ý xin gửi về Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số

49 Đại Cồ Việt, Hà Nội hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ:

[email protected]

VỤ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

3

BAI 1

MỘT SỐ VẤN ĐÈ Cơ BẢN VÈ NHÀ NƯỚC ■

|ề BẢN CHÁT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC

1.1. Bản chất của nhà nước

Nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp được nhìn nhận và lý giải dưới

nhiều góc độ khác nhau. Chủ nghĩa Mác - Lênin với bản chất cách mạng của

mình đã giải thích về nguồn gốc, bản chất của nhà nước một cách khoa học

nhất. Theo đó, xã hội loài người vốn không có nhà nước. Con người ta sông

với nhau trong các thị tộc, bộ lạc. Do lao động sản xuât phát triên và sự

phân công lao động làm xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia giai câp

trong xã hội. Đó là những tiền đề cơ bản, khách quan để nhà nước ra đời.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy

chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc

biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích, bảo vệ lợi ích cùa giai

cấp thống trị trong xã hội.

Nghiên cứu nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ: "Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà,

về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì

Nhà nước xuất hiện". Như vậy, nhà nưóc chỉ ra đời, tồn tại và phát triển

trong xã hội có giai cấp và chính vì thế nhà nước luôn luôn mang bản chất

giai cấp sâu sắc. Nhà nước xuất hiện từ sự cần thiết phải kiềm chế sự đối lập

giữa các giai câp và đồng thời cũng xuất hiện trong những cuộc xung đột

giữa các giai câp ây cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai

cấp mạnh nhât. Sự thông trị của nhà nước thể hiện ở quyền lực chính trị,

quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng. Quyền lực chính trị của nhà nước

là bạo lực có tổ chức bẳt buộc xã hội phải tuân theo. Quyền lực kinh tế biểu

hiện ở việc nhà nước điều tiết nền kinh tế, nắm giữ các nguồn lực kinh tế cơ

bản của đất nước. Quyền lực về tư tưởng biêu hiện ở việc nhà nước thông

4

qua bộ máy của mình để xây dựng hệ tư tưởng của xã hội. Từ sự phân tích

trên cho thấy, tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện ở chồ nhà nước là

công cụ, là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai câp câm quyên, đê

bảo vệ lợi ích kinh tế, để thực hiện sự thống trị về chính trị và thực hiện sự

tác động về tư tưởng của nó đối với toàn xã hội.

Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy vậy,

với tư cách là bộ máy thực thi quyền lực công cộng, nhằm duy trì trật tự và

sự ổn định của xã hội, nhà nước còn thể hiện tính xã hội của nó, bởi lẽ nhà

nước sinh ra không chỉ do nhu cầu thống trị giai cấp mà còn do nhu câu tô

chức, điều hành và quản lý xã hội. Với tư cách là một tổ chức quyên lực

công, nhà nước phải giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội vì lợi ích

chung và sự phát triển của toàn xã hội. Nêu chỉ tính đên lợi ích của giai câp

thống trị hay lực lượng cầm quyền, nhà nước chắc chắn sẽ gặp phải sự phản

kháng mãnh liệt cúa các lực lượng xã hội khác và sẽ khó tôn tại được lâu dài.

Trong chừng mực nhất định, nhà nước phải đóng vai trò trọng tài nhằm

dung hòa lợi ích giữa các giai cấp, tầng lóp, lực lượng xã hội nhằm bảo vệ

lợi ích chung của cả cộng đồng. Vì thế, trong bất cứ xã hội nào, bên cạnh

việc bảo vệ lợi ích cúa giai cấp thống trị, nhà nước cũng buộc phái chú ý

đến lợi ích chune của xã hội, giải quyết những vấn đề mà đời sống cộng

đồng xã hội đặt ra như phát triển giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các

công trình phúc lợi xã hội: đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện...; tổ

chức điều hành và quản lý các dịch vụ công, đấu tranh phòng chống tội

phạm v.v...

Tính giai cấp và tính xã hội là thuộc tính chung của tất cả các nhà nước

song mức độ thể hiện của hai thuộc tính này và mối tương quan giữa chúng

trong quá trình hoạt động của nhà nước không giống nhau ở các nhà nưóc

khác nhau. Các nhà nước bóc lột đều có bản chất chung là bộ máy để thực

hiện nền chuyên chính của giai câp bóc lột. Các nhà nước này đều có đặc

điểm chung là duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế và tư tưởns của một

thiểu số người bóc lột để đàn áp và bóc lột đa số nhân dân lao động. Trái lại

nhà nước xã hội chủ nghĩa, với bản chât chuyên chính vô sản, là bộ máy để

cùng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân

lao động chiếm đa số trong xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước

kiểu mới, do đó có bản chất khác với bản chất của các nhà nước bóc lột

5

Sự khác biệt về bản chất giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và các nhà nước

bóc lột thể hiện trên cả phương diện bản chất giai cấp, bản chât dân chù và

vai trò sáng tạo, xây dựng xã hội mới.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước mang bản chất giai câp công

nhân, tức là nhà nước do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo,

thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đường lôi,

chính sách của Đảng chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động cua nhà nước xã

hội chủ nghĩa. Bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chù nghĩa thê hiện ở

chồ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lao động trực tiêp xây dựng nhà

nước, tham gia quản lý nhà nước; nhà nước là tổ chức chính trị của nhân

dân. Nhân dân lao động từ địa vị là những người bị áp bức, bóc lột trờ thành

người chủ xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức chính trị của nhân

dân và là công cụ để nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình.

Nhân dân tham gia xây dựng nhà nước, tham gia quản lý nhà nước, thực

hiện việc giám sát hoạt động cùa nhà nước.

Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa còn được xem xét dưới góc độ

nó là công cụ tổ chức và xây dựng xã hội mới. Khi đã trở thành giai cấp

thống trị về chính trị, giai cấp công nhân không có mục đích dùng nhà nước

để duy trì địa vị thống trị của mình mà xây dựng nhà nước đó trở thành công

cụ của chính nhân dân lao động đê cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,

xoá bở áp bức, bóc lột và mọi bất công xã hội. Như vậy, nhà nước xã hội

chủ nghĩa không đơn thuần chỉ là bộ máy hành chính - cưỡng chế, mà nó

còn là bộ máy có vai trò tô chức, quản lý kinh tê, văn hoá xã hội. Ngay bộ

máy hành chính - cưỡng chê cùa nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có đặc

điểm và bản chất khác với bộ máy nhà nước của các giai cấp bóc lột, vì đây

là bộ máy cùa đa số nhân dân lao động trấn áp thiểu số giai cấp bóc lột đã bị

đánh đổ nhưng đang âm mun ngóc đầu dậy và trấn áp những phần từ chống

đối chủ nghĩa xã hội để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

kinh tế - xã hội.

1Ế2. Đặc trưng CO' bán của nhà nưóc

So với cơ cấu tô chức, thực hiện quyền lực và quản lý của thị tộc, bộ lạc

liên minh bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ cũng như SO với các tổ

chức khác trong xã hội có giai cấp, nhà nước có các đặc trưng cơ bản sau đây:

6

- Nhà nước thiết lập một quyển lực công cộng đặc biệt: Trong xã hội

cộng sản nguyên thuỷ, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà găn liên với xã

hội, hoà nhập với xã hội chưa có giai cấp nên chưa có nhà nước. Quyên lực

đó do toàn xã hội tổ chức ra, chưa mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích chung

của cà cộng đồng. Khi xuất hiện nhà nước, quyền lực công cộng đặc biệt

được thiết lập. Chủ thể của quyền lực này là giai cấp thống trị về kinh tê và

chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một

lóp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ tham gia vào các cơ

quan nhà nước và hình thành một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo

vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp khác phải phục vụ theo ý

chí của giai cấp thống trị. Như vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã

tách khỏi xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc và chỉ phục vụ cho lợi ích của

giai cấp thống trị.

- Nhà nước có lãnh thổ và phân chia dân cư theo lãnh thô: Lãnh thô,

dân cư là các yếu tố cấu thành quốc gia. Quyền lực của nhà nước được thực

hiện trên toàn bộ lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo

lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, không phụ thuộc vào chính kiến,

huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính... Việc phân chia này bảo đảm cho

hoạt động quản lý của nhà nước tập trung, thống nhất. Người dân có mối

quan hệ với Nhà nước bàng chế định quốc tịnh, chế định này xác lập sự phụ

thuộc của công dân vào một nhà nước nhất định và ngược lại nhà nước phải

có những nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình.

- Nhà nước cỏ chủ quyển quốc gia: Chủ quyền quốc gia là quyền tối

cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá nhân, tổ

chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ luật pháp của nhà

nước. Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho

toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc

lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, không

phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn

với nhà nước.

- Nhà nước là tô chức duy nhất có quyển ban hành pháp luật và quản

lý xã hội bằng pháp luật: Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội

là người thực thi quyền lực công cộng, duy trì trật tự xã hội, nhà nước là tổ

7

chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật để quản lý

xã hội. Pháp luật do nhà nước ban hành có tính bắt buộc chung và được nhà

nước bảo đảm thực hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế, thuyết phục.

- Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuê dưới

hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước. Nhà nước đặt ra

các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước - lóp người đặc biệt,

tách ra khỏi lao động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý. Chỉ có nhà

nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và thu thuế vì nhà nước là

tô chức duy nhât có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội đê thực hiện

sự quản lý xã hội.

1.3. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ra đời từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ những ngày đầu,

Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà - nay là Nhà nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam đã thể hiện bản chất của một nhà nước gắn bó chặt chẽ

và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng

cộng sản Việt Nam. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam được xác định trong Hiến pháp năm 1992 (đã được sừa đổi, bổ

sung năm 2001) “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân mà nền tảng là liên minh

giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2).

Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể

hiện ở những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước: Nhà nước của

nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng lớp trí

thức dưới sự lãnh đạo cùa Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ thể cao nhất có

quyền định đoạt quyền lực là nhân dân. Với tư cách là chủ thể cao nhất của

quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức

khác nhau, trons đó hình thức cơ bàn nhất là nhân dân thông qua bầu cử để

lập ra các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

- Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh

em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước ta là một nhà nước

nhiều dân tộc, là tổ chức quyền lực chính trị đại diện cho ý chí và bảo vệ lợi

8

ích của tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính

sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc. Tất cả các dân tộc đêu có

quyền bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan quyên lực nhà nước.

- Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn: Với quan điểm coi lợi ích của

giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu

chung là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bàng, dân chủ văn minh. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đên việc

giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: việc làm, thất nghiệp, xoá đói

giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân... Nhà nước coi việc giải

quyết các vấn đề xã hội là một trong những phương hướng hoạt động cơ bản

của Nhà nước.

- Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Mọi hoạt động

của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức kinh tế... đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước đã và

đang xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và ngày càng hoàn

thiện nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Quyền lực nhà nước

là thống nhất nhưng có sự phân công, phối họp giữa các cơ quan nhà nước

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Nhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với các nước trên

thế giới. Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc

lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với

phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.

II. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC, Bộ MÁY NHÀ NƯỚC

2.1ẵ Chức năng của nhà nước

a) Kliái niệm

Chức năng cùa nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của

nhà nước, phản ánh bản chất nhà nước, được xác định tuỳ thuộc vào đặc

điêm. tình hình trong nước và quốc tế, nhăm thực hiện những nhiệm vụ đặt

ra trước nhà nước trong từng giai đoạn.

Chức năng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước

do cơ sớ kinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định. Các nhà nước bóc lột

được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột nhân

9

dân lao động. Cho nên, chúng có những chức năng cơ bản như bào vệ chê độ tư

hữu, đàn áp sự phản kháng và phong trào cách mạng cùa nhân dân lao động, tô

chức tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng ảnh hưởng và nô dịch các dân

tộc khác v.v... Nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở kinh tế là chê độ sở

hữu xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi ích của đông đảo quần chúng lao động, vì

vậy chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của các nhà

nước bóc lột cả về nội dung và phương thức thực hiện.

Trong khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thông thường,

chức năng cơ bản của nhà nước được xác định căn cứ vào phạm vi hoạt

động của nhà nước. Theo tiêu chí này, các chức năng của nhà nước được

chia thành chức năng đổi nội và chức năng đối ngoại.

- Chức năng đôi nội: là những phương diện hoạt động chủ yêu của nhà

nước trong nội bộ đất nước như: bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp những phần

tử chống đối chế độ, bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế, văn hoá v.v...

- Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với

các nhà nước và dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược

từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ với các quốc gia khác v.v...

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, tác

động, ảnh hưởng lẫn nhau. Việc thực hiện tốt các chức năng đối nội tạo ra

những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chức năng đối ngoại và

ngược lại, việc thực hiện các chức năng đối ngoại phải phục vụ cho việc thực

hiện các chức năng đối nội. Đe thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại,

nhà nước sử dụng nhiều hình thức, phương pháp hoạt động khác nhau, trong

đó có ba hình thức hoạt động chính là: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện

pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mồi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức

hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tuỳ thuộc vào tình hình

cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng

của nhà nước cũng rất đa dạng, nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính

là giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế

được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng

nhà nước. Ngược lại, trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, giáo dục, thuyết phục

là phương pháp chủ yếu, còn cưỡng chế được sử dụng kết họp ở mức độ nhất

định và lấy giáo dục, thuyết phục làm nền tảng. Mỗi kiểu nhà nước có bản

10

chất riêng, nên chức năng của các nhà nước và việc tô chức bộ máy đe thực

hiện các chức năng đó có những đặc điểm riêng.

b) Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Cũng giống như các kiểu nhà nước nói chung, căn cứ vào phạm vi hoạt

động của nhà nước, có thể chia các chức năng của nhà nước xã hội chủ

nghĩa thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại. Tuy nhiên,

nội dung và tính chất của các chức năng này của nhà nước xã hội chủ nghĩa

có những đặc thù nhất định:

- Các chức năng đối nội:

+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bào vệ an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội.

+ Thực hiện và phát huy quyền tự do, dân chủ cúa nhân dân, xây dựng

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

+ Tổ chức và quản lý kinh tế.

+ Tổ chức và quản lý văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ

+ Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội.

+ Bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội

chủ nghĩa.

- Các chức năng đối ngoại:

+ Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm khả năng quốc phòng,

đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Củng cố và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác truyền thống với các

nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng; đồng thời mở rộng quan hệ hợp

tác, hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới theo nguyên

tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau và cùng có lợi.

+ ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng,

phong trào tiến bộ trên thế giới; chông chủ nghĩa đê quốc, chống chiến tranh

chống chạy đua vũ trang, chống vũ khí tiêu diệt hàng loạt, chống phân biệt

chủng tộc, chống chủ nghĩa sô - vanh V ỄV ..., tích cực góp phần đấu tranh vì

một thế giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển.

11

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!