Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình những nền văn minh thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GIÁO TRÌNH
NHỮNG NỀN VĂN
MINH THẾ GIỚI
1
2
3
LỜI DẪN
1- Khái niệm văn minh:
Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là
trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man.
Ví dụ: văn minh Phương Đông, văn minh Hy Lạp...
Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt
động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy.
Như vậy, khi định nghĩa văn minh, người ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa.
Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu
tiên. Nhưng lúc bấy giờ, hai chữ văn hóa có nghĩa là “dùng văn để hóa”, nói một cách khác, văn hóa tức là
giáo hóa. Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa có phần khác trước.
Nguyên là, chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture. Chữ này có nguồn gốc từ chữ La
tinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm... Đến giữa thế kỉ XIX, do sự phát triển của các
khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc học..., khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên đưa ra định
nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh, ông nói: “Văn hóa là một tổng
thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật phong tục và cả những năng lực,
thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa ra những định nghĩa
về văn hóa. Trên cơ sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ culture của phương Tây,
và do đó, chữ văn hóa mới có nghĩa như ngày nay.
Hiện nay, đa số học giả cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Như vậy, văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người.
Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài
văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo... Trên cơ sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai
đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kì văn minh.
Như thế, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra
trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà
loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người
sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
Vậy thì giai đoạn phát triển cao đó là giai đoạn nào? Đó là giai đoạn có nhà nước. Thông thường
vào thời kì thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết, nhưng đó là
những trường hợp không điển hình.
Liên quan tới khái niệm văn hóa và văn minh còn có khái niệm văn hiến. Trong bài Bình Ngô Đại Cáo,
Nguyễn Trãi viết: “Xét như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến”. Vậy, văn hiến là gì? Khổng Tử
nói: “Lễ của đời Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ (nước còn bảo tồn lễ của đời Hạ) không đủ chứng
minh; lễ của đời Ân, ta có thể nói được nhưng nước Tống (nước còn bảo tồn lễ của đời Ân) không đủ
chứng minh. Đó là vì văn hiến không đủ, nếu đủ thì ta có thể chứng minh.”.
Như vậy, văn hiến là một thuật ngữ chỉ chung sử sách và các chế độ chính sách. Có sử sách tức là
đã bước vào thời kì văn minh, do đó trước đây, dưới thời phong kiến, khi chưa có chữ văn minh với nghĩa
như ngày nay, chữ văn hiến thực chất là văn minh. Như vậy, câu “Xét như nước Đại Việt ta thực là một
nước văn hiến” có nghĩa là “Xét như nước Đại Việt ta thực là một nước văn minh”.
Tóm lại, các khái niệm văn hóa, văn minh và văn hiến, ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn
được như đối với từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa, không thể nói trình độ văn minh, ngược lại,
đối với xã hội, chỉ có thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói chung, ba thuật ngữ này
có nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa, còn văn minh và
4