Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình Mỹ thuật ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trung Tâm Tin Học
Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Giáo trình
Mỹ thuật
ứng dụng
Giới thiệu
Xây dựng một quan điểm Nghệ thuật đúng đắn,một nhận thức về mỹ
thuật chỉ có thể đạt được trên cơ sở một nền văn hóa tạo hình,một tri thức
phong phú sâu rộng về nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng.
Để trở thành một nhà thiết kế, tạo dáng thực thụ đáp ứng được các nhu
cầu đòi hỏi ngày càng tăng của các nhà sản xuất. Với sự hổ trợ của các
phần mềm kỹ thuật vi tính, nhiều kỹ thuật viên thành thạo vẫn còn cảm
thấy sự thiếu hụt lớn đặc biệt về kiến thức mỹ thuật.
Với quyển giáo trình mỹ thuật ứng dụng cơ bản này, chúng tôi hy vọng sẽ
giúp các bạn trang bị thêm cho mình một số kiến thức cơ bản về các
nguyên lý thị giác, bố cục, đường nét… nó sẽ khiến cho bạn có thêm sức
mạnh và niềm tin trong tiến trình khai phá lĩnh vực mỹ thuật mới, có thể
độc lập suy nghĩ và nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên chúng tôi luôn luôn nghĩ
rằng nó chỉ là bước đầu nên còn nhiều thiếu sót.
Tp. Hồ Chí Minh , tháng 2 năm 2005
Trung tâm tin học – ĐHKHTN Tp.HCM
Mỹ thuật
ứngdụng
Nội dung:
Bài 1: Các dạng ứng dụng đồ họa phổ biến
Bài 2: Các yếu tố khác nhau trong ứng dụng đồ
họa
Bài 3: Bìa sách
Bài 4: Biểu trưng
Bài 5: Nhãn bao bì – xây dựng ý tưởng
Bài 6: Ứng dụng đồ họa dạng poster
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Bài 1
CÁC DẠNG ỨNG DỤNG ĐỒ
HOẠ PHỔ BIẾN
I. ĐỒ HỌA VỎ CHỨA SẢN PHẨM
I.1 Khái quát vỏ chứa sản phẩm
Là vật dụng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, thực phẩm, mỹ
phẩm. Khi cần bảo quản, lưu thông hàng hóa sẽ cần vỏ chứa. Với chức
năng bảo quản, chứa thông tin,vỏ chứa về mặt đồ họa rất cần tính thẩm
mỹ và phù hợp, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Vỏ chứa phải
thể hiện tính đặc trưng về mặt đồ họa đối với từng lọai hàng.
Nói chung, vỏ chứa còn bảo vệ hàng, thông báo về sản phẩm,
bảo vệ sản phẩm.
I.2 Các dạng vỏ chứa thƣờng thấy
Dạng hộp: vuông, tròn , ống...
Ví dụ: Hộp bánh kẹo (hộp), lon nước giải khát (dạng
ống), lon sữa( hộp hình chữ nhật)
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Dạng túi: Túi xách, bao bì xách (đựng sản phẩm)
Các dạng khác: Dạng bìa
I.3 Chất liệu vỏ chứa
Về chất liệu vỏ chứa rất phong phú và đa dạng: Nhựa, giấy, kim
lọai, gỗ, thủy tinh. Chất liệu vỏ chứa được sử dụng rộng rãi, phong phú,
có nhiều ưu điểm: Dễ bao gói, nhẹ, rẽ tiền, thuận tiện trong cách sử dụng
các phương tiện.
Chất thủy tinh: Có vẽ trong sáng, khả năng tạo hình phong
phú, ấn tương rõ ràng vệ sinh, đạt hiệu quả cao khi làm vật
tạo hình (mỹ phẩm, dược phẩm,...)
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Chất liệu giấy: Rất phong phú và đa dạng với nhiều loại giấy
khác nhau
Kim loại: Có tác dụng chủ yếu trong việc bảo vệ sản phẩm,
tránh sự va chạm.
Chất dẻo: Ngày càng thịnh hành trên thị trường (bao bì mỹ
phẩm)
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Các vật liệu khác: Gỗ - Vãi -Mây - Tre - Carton - Plastic
I.4 Hình thức đồ họa và thông tin trên
nhãn vỏ chứa
I.4.1 Thông tin trên nhãn bao bì (nhãn vỏ chứa)
Trên mặt sản phẩm đối với nhãn bao bì, yêu cầu thông tin cần có:
Thông tin loại vật liệu được chứa (thực phẩm hay hàng hóa)
Tiêu đề: Chính là tên gọi của sản phẩm, hàng hóa,
ví dụ: Đậu phộng nước cốt dừa Trên nhãn hiệu bao bì cần
có thông tin sản phẩm, như sản phẩm Đậu phộng nước
cốt dừa có những thông tin sau:
- Xuất xứ hàng hóa (thương hiệu được sản xuất tại
đâu) Đậu phộng nước cốt dừa được sản xuất tại VN
- Thương hiệu: TânTân
- Nơi sản xuất: TânTân – Huyện: Bình An - Tel, Fax,
............ Website: http://www.tantan.com
Và các thông tin phụ khác như:
- Trọng lượng: 38g
- Các thành phần cơ bản để chế tạo: (Fat) Chất béo
10.9g, Protein (chất đạm) 8.2 gr
- Hướng dẫn cách sử dụng: NSX: 27/7/04, HSD:
25/8.05
Mã số mã vạch vật phẩm( Số đăng ký (phải được sự cho phép +
kiểm duyệt + quản lý của nhà nước). Có thể kết hợp các câu tiêu đề để
quảng cáo tạo cho sản phẩm một phong các riêng nhằm kích thích nhu
cầu.
I.4.2 Tính đồ họa trên nhãn vỏ bao bì
Tính phù hợp: Nhãn vỏ bao bì hình thức đồ họa được thiết kế,
rất cần tính phù hợp với vật chứa bên trong vỏ bao bì. Tính
phù hợp góp phần tạo nên độ tin cậy cho sản phẩm.
Vd: Về mặt đồ họa thuốc (y dược) tính đồ họa sẽ phải
khác thực phẩm
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Tính phù hợp tạo độ thích ứng cao: Như nhãn vỏ bao bì cho
nhóm tiếp cận (tiêu thụ) là số đông như nước giải khát thông
thường (nước ngọt) cần 1 tính đồ họa có 1 độ hấp lực cao
hơn.
Vd: màu sắc tươi tắn hơn, bố cục có độ căng nhiều sẽ
gây chú ý
Tính thẩm mỹ: một vỏ chứa có tính thẩm mỹ – thu hút cảm
nhận người tiếp cận dựa vào hình thức, màu sắc, tương quan
giữa các hình thể.
Ví dụ: Mỹ phẩm, kem dưỡng da, dầu gội đầu, sữa tắm,
nước hoa…
Sử dụng hình ảnh thiết kế đơn giản
Phối hợp màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng gây ấn tượng khó quên
Sử dụng hình ảnh thiết kế đơn giản, có thể kết hợp với ảnh
chụp làm phong phú và hấp dẫn
Ví dụ: Sản phẩm NEVIA - màu xanh đặc trưng - sản phẩm
PONT‟s có màu kem đặc trưng.
II. HÌNH THỨC ỨNG DỤNG ĐỒ HỌA
POSTER
Dạng đồ họa này với mục đích chuyển tải nhanh một nội dung,
mục đích hay ý tưởng. Thông thường được bố trí bố cục với một không
gian phẳng, có kích thước trung bình hoặc lớn hơn các dạng ứng dụng đồ
họa khác. Các dạng poster thường thấy như:
Poster quảng cáo
Poster thông tin
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
Poster nghệ thuật
Poster tuyên truyền
II.1 Poster phƣơng tiện chuyển tải
II.1.1 Báo chí – bƣu ký
Với phương tiện báo chí, báo ngày, báo kỳ, đặc san … poster
được gởi đăng kèm với mục đích tiếp cận người xem, chuyển tải nhanh
nội dung, mục đích của mình.
II.1.2 Nơi công cộng
Poster tiếp cận người xem ở những nơi công cộng như trên
đường đi, chợ, trạm chờ xe buýt, phòng chờ.
Bài 2: Các yếu tố tạo khác nhau trong ứng dụng đồ họa
II.1.3 Triển lãm
Poster tiếp cận người xem qua hình thức các cuộc triển lãm có
chủ đề, ví dụ như poster có chủ đề: phòng chống, khuyến cáo…hay các
cuộc triển lãm tính nghệ thuật, ví dụ như poster triển lãm giới thiệu triển
lãm, áp phích phim, nhạc, kịch…
II.2 Thời lƣợng tiếp cận ngƣời xem hình
thức đồ họa poster
Dạng đồ họa với chủ ý cần chuyển tải nhanh và có chủ đích một
nội dung vào đó đến người xem. Thông thường người xem ít chủ động
tiếp cận và chỉ tiếp cận khi được dẫn dắt và thời gian cảm nhận (xem)
cũng rất ngắn do di chuyển.
Vd: Người đọc báo xem lướt khá nhanh trên một trang
poster quảng cáo và cũng chỉ dừng xem khi có nhu cầu
tương ứng
Người đi đường cảm nhận 1 poster dán trên vách tường với một
thời lượng rất ngắn