Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình Mỹ học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
GIÁO TRÌNH
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM
TS. NGỐ THỊ LAN ANH - TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ
(Đồng chủ biên)
GIÁO TRÌNH
MỸ HOC
NHÀ XUẨT BẢN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NẰM 2016
- X 0 6 - 1 1 9 MẢ SỐ:-
ĐH TX -2016
MỤC LỤC
LỜI NÓI Đ À U ......................................................................................................... 5
Chương 1. Khái lược về Mỹ học............................................................................ 6
1.1. Lịch sừ tư tưởng Mỹ học trước M ác.........................................................ố
1.1.1. Quan niệm về Mỹ học...........................................................................6
1.1.2. Khái lược về lịch sử tư tường Mỹ học trước Mác.............................. 8
1.2. Đối tượng và đặc điểm cùa Mỹ học.........................................................13
1.2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu giai đoạn trước Mác về đoi
tượng cua Mỹ họ c...........................................................................................13
1.2.2. Quan niệm của các nhà Mác - xít về đối tượng của Mỹ học.............14
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của Mỹ học Mác - Lênin........................................16
1.3. Đời sống thẩm m ỹ..................................................................................... 18
1.3.1. Dạng cảm xúc - tình cảm của đời sống thẩm m ỹ..............................18
1.3.2 Đời sống thẩm mỹ được biểu hiện trong văn hóa thẩm m ỹ...........20
1.3.3. Đời sống thẩm mỹ còn biểu hiện dưới dạng những quan điểm
thấm mỹ............................................................................................................21
1.3.4. Đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật....................................................... 21
1.3.5. Vai trò và tác dụng của đời sống thẩm mỹ đối với con nguờ/........ 23
Chương 2. Chủ thể thẩm m ỹ............................................................................... 24
2.1. Khái niệm chủ thể thẩm m ỹ .....................................................................24
2.2. Cấu trúc cùa chủ thể thẩm m ỹ..................................................................26
2.2.1. Cảm xúc thẩm m ỹ................................................................................27
2.2.2. Tình cảm thẩm m ỹ.............................................................................. 29
2.2.3. Thị hiếu thẩm m ỹ................................................................................. 31
2.2.4. Biểu tượng thẩm mỹ.............................................................................34
2.2.5.1linh tượng thẩm m ỹ............................................................................35
2.2.6. Lý tường thẩm mỹ................................................................................37
2.2.7. Ý thức thẩm mỹ....................................................................................40
2.3. Các hình thức tồn tại của chủ thể thẩm m ỹ.............................................42
Chương 3. Khách thể thẩm m ỹ .............................................................................45
3.1. Khái niệm khách thể thẩm mỹ (các hiện tượng thẩm m ỹ)....................45
3.2. Các phạm trù Mỹ học cơ b ản .................................................................... 47
3.2.1. Bản chất của cái đẹp..............................................................................47
3.2.2. Bàn chất của cái h à i.............................................................................. 55
3.2.3. Bản chất cái bi........................................................................................ 59
Chương 4. Nghệ thuật - hình thái biểu hiện cao nhất của các quan hệ thầm mỹ 66
4.1. Khái niệm nghệ th u ật................................................................................. 66
4.2. Nguồn gốc và bản chất của nghệ thuật.....................................................66
4.3. Chức năng xã hội của nghệ thuật..............................................................71
4.3.1. Chức năng nhận th ứ c............................................................................ 71
4.3.2. Chức năng giáo dục, cải tạo.................................................................72
4.3.3. Chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật....................................................74
4.3.4. Chức nãng thông tin, giao tiếp.............................................................75
4.3.5. Chức năng giải trí của nghệ thuật....................................................... 75
4.4. Quan hệ cùa nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác.............. 76
4.4.1. Quan hệ giữa nghệ thuật và chính tr ị..................................................76
4.4.2. Quan hệ giữa nghệ thuật và đạo đức...................................................78
4.4.3. Quan hệ giữa nghệ thuật và khoa học.................................................79
Chương 5. Giáo dục thẩm mỹ.................................................................................81
5.1. Tính tất yếu của công tác giáo dục thẩm mỹ............................................81
5.2. Nội dung cơ bản của công tác giáo dục thẩm m ỹ ...................................83
5.2.1. Nâng cao tri thức thẩm mỹ cho mỗi thành viên trong xã hội.......... 83
5.2.2. Hình thành và phát triển những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn..........84
5.2.3. Giáo dục nghệ thuật...............................................................................85
5.3. Những đặc trưng cơ bàn của công tác giáo dục thẩm m ỹ ......................86
5.4. Các hình thức giáo dục thẩm mỹ............................................................... 87
5.4.1. Giáo dục thẩm mỹ bằng lao động và trong lao động........................87
5.4.2. Noi gương người tốt, việc tốt............................................................... 88
5.4.3. Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật................................................ 89
5.4.4. Giáo dục thẩm mỹ bằng những quan điểm Mỹ học Mác-Lênin 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9!
4
LỜI NÓI ĐÀU
Mỹ học là một bộ môn khoa học gắn với quá trình con người khám phá,
sáng tạo thế giới theo quy luật cái đẹp, là khoa học giúp cho mỗi con người tự
điều chỉnh bản thân mình từ bên trong theo hướng nhân văn.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc giáo dục đào tạo cho
thế hệ trẻ ờ Việt Nam không chỉ tập trung vào giáo dục tri thức, đạo đức mà
còn chú trọng đến giáo dục thẩm mỹ. ở các trường sư phạm, việc tăng cường
giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên sẽ góp phần quan trọng vào việc giúp cho họ
biết cách sống và sáng tạo theo quy luật cái đẹp, biết xác định cho mình một lý
tưởng tiên tiến, biết cách phân biệt thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh và thị hiếu tầm
thường, lạc hậu; qua đó giúp người học vươn đến những giá trị tốt đẹp trên con
đường hoàn thiện Chân - Thiện - Mỹ.
Giáo trinh Mỹ học do tập thể tác giả biên soạn dành cho sinh viên sư
phạm dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, kế thừa các kiến thức và
tham khảo các giáo trình, tài liệu giảng dạy của các nhà khoa học là chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu về Mỹ học. Cuốn sách hướng tới việc phục vụ cho
sinh viên trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên trong quá trinh học tập môn
Mỹ học được thuận lợi và tốt hơn. Giáo trình Mỹ học gồm có 5 chương do
nhóm tác giả biên soạn như sau:
1. TS. Ngô Thị Lan Anh: Chương mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3.
2. TS. Nguyễn Thị Thanh Hà: Chương 4, chương 5.
Trong quá trinh biên soạn nhóm tác giả đã cố gắng lựa chọn những nội
dung kiến thức cơ bản nhất của môn học Mỹ học để phù hợp với chương trinh
đào tạo cho sinh viên trường đại học sư phạm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm
chưa nhiều, năng lực hạn chế, giáo trinh chắc chắn sẽ vẫn còn nhiều những vấn
đề mà chúng tôi chưa giải quyết được thỏa đáng rất mong nhận được ý kiến
đóng góp chân thành từ các nhà khoa học và các bạn đọc để cuốn sách được
hoàn thiện hơn ở các lần tái bàn.
Nhóm tác giả
5
Chương 1
KHÁI LƯỢC VÈ MỸ HỌC
1.1. Lịch sử tư tưởng Mỹ học trước Mác
1.1.1. Quan niệm về Mỹ học
Thuật ngữ Mỹ học hay Thẩm Mỹ học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cồ
"Aisthetikos" với nghĩa là cảm giác, cảm tính, giác quan, tình cảm. Mãi đến thế
kỷ XVIII, thế kỷ của tri tuệ, lý trí, tư duy con người phát triển cao độ, các nhà
tư tưởng khai sáng như Vonte, Rutxo, Điđro,.... đặc biệt là Alechxangđrơ
Baumgacten (1714 - 1762), một giáo sư Triết học người Đức đã là người đầu
tiên sử dụng thuật ngữ Mỹ học bằng một công trinh nghiên cứu khoa học mang
tính giáo khoa có tên là Aesthetik.
Như vậy, thuật ngữ Mỹ học (Aesthetik) do Baumgacten đề xuất (1795),
trờ thành thuật ngữ chỉ một khoa học nghiên cứu thế giới bên trong tinh thần -
tình cảm con người. So với các khoa học khác như Siêu hình học (Triết học),
Logic học, Đạo đức học, Văn hóa học, Sử học,... Mỹ học được xem như một
môn khoa học xuất hiện muộn hơn. Mỹ học là khoa học nghiên cứu các dạng
biểu hiện của cái thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động của đời sống con người, Mỹ
học nghiên cứu sự sáng tạo và thụ cảm cái đẹp. Khoa học này gồm ba nhân tố:
khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mĩ và nghệ thuật.
Trong lịch sử có nhiều quan niệm khác nhau về Mỹ học. Nhà Mỹ học người
Đức Baumgacten định nghĩa: Mỹ học là khoa học về cái đẹp. Heghen quan niệm.'
Mỹ học là Triết học cùa sự sáng tạo nghệ thuật. Đại văn hào M. Goorki coi: Mỹ
học là đạo đức học của tương lai.
Mặc dù có thể có những phương thức diễn đạt khác nhau về Mỹ học,
nhưng vẫn có nét cơ bản giống nhau, đó là quan niệm M ỹ học như một khoa
học Triết học, nghiên cứu quan hệ tham mỹ cùa con người với hiện thực trong
đó coi cái đẹp là trung tâm, nghệ thuật là đinh cao cùa quan hệ ấy.
Như vậy, có thể định nghĩa về Mỹ học nhu sau: M ỹ học là một hệ thống
quan điểm chung nhất về thế giới thấm mỹ và ban chất thấm mỹ, về vai trò
thấm mỹ cùa con người trong thế giới đó.
Định nghĩa này thể hiện rõ Mỹ học là hệ thống quan điểm chung nhất của
con người về mặt thẩm mỹ của thế giói khách quan, đó là những nội dung
thuộc về con người với tư cách là chủ thể của hoạt động nhận thức và sáng tạo
thẩm mỹ. Đồng thời, định nghĩa này cũng đề cập tới thế giới thẩm mỹ và bản
chất thẩm mỹ của thế giới, đó là phần nội dung về hiện thực khách quan, về
khách thể thẩm mỹ.
Là một khoa học Triết học, Mỹ học có quan hệ tnróc nhất vói Triết học,
nó được xây dựng trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận từ Triết học.
Đối với Nghệ thuật học, tức là các khoa học nghiên cứu loại hình nghệ thuật cụ
thể tương ứng, Mỹ học lại cung cấp những nguyên lý phổ biến cho chúng.
Ngược lại, Nghệ thuật học do bám sát thực tiễn sinh động, cung cấp cho Mỹ
học những tài liệu, dữ kiện trong loại hình nghệ thuật của minh cho Mỹ học, từ
đó Mỹ học có thể khái quát được những xu hướng vận động và phát triển của
đời sống văn hoá nghệ thuật xã hội. Những nhận định của Mỹ học giúp cho
Triết học xây dựng bức tranh tổng thể bằng các quy luật về cả tự nhiên, xã hội
và tư duy.
Mỹ học còn có quan hệ khá mật thiết vói các khoa học khác như Văn hoá
học, Tâm lý học, Chính trị học, Xã hội học, Giáo dục học, Tôn giáo học ... các
quan hệ này dựa trên cơ sờ chung là cùng nghiên cứu một đối tượng căn bản: đó
chính là con người với các khía cạnh tinh tế và phức tạp của nó. Vì thế, khi xem
xét về bất cứ vấn đề gi, Mỹ học không thể không quan tâm đến những nhận định
của các khoa học xã hội và nhân văn khác về nó. Mỹ học Mác - Lênin là một hệ
thống tri thức hoàn chinh vói ba mảng chính: lịch sử sự phát triển tư tường Mỹ
học, lý luận cơ bản và nghiên cứu Mỹ học - Triết học ngoài mác-xít.
Lịch sử tư tường Mỹ học từ chỗ tìm “mối liên hệ giữa các thời đại” lý
giải sự nảy sinh, phát triển và suy vong của các tư tưởng Mỹ học cùng với việc
dựng lại một cách căn bản các hệ thống lý luận cơ bản mới với đối tượng, các
phạm trù, các nguyên lý mới. Trên cơ sờ của các nguyên tắc đó mà đánh giá lại
những mặt tích cực, những khía cạnh còn hạn chế của các trường phái Mỹ học
trong lịch sử.
7