Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo trình điều động tàu part 4 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
45
toàn dự đoán một cách chính xác bằng cách căn cứ vào hải đồ và bảng thuỷ triều. Thuỷ triều xuống
đôi khi có thể tạo ra dòng chảy mạnh. Dòng chảy bất thường có thể do mưa lớn hay nước thải các
nhà máy gây ra. Một cơn mưa lớn mới xảy đến có thể tạo nên dòng nước bổ xung tăng thêm lưu
lượng nước chảy trong một cảng sông.
Có thể biết được hướng dòng chảy khi nhìn những tàu nhỏ neo trong bến, những tàu lớn thì
chậm bị ảnh hưởng hơn vì các tàu này phải mất nhiều thời gian để quay theo hướng thuỷ triều và đôi
khi cũng có thể nằm xuôi theo hướng gió nếu dòng chảy không đủ mạnh.
Muốn đánh giá dòng chảy trên bề mặt, ta có thể quan sát nước chảy ngang qua cuối các cầu
tàu hoặc các phao, hoặc chuyển động của các mảnh vụn trôi nổi trên mặt nước. Cần nhớ rằng khi
những quan sát này được tiến hành gần con tàu thì ở đấy có thể bị chân vịt của tàu, tàu lai, hoặc
chuyển động của tàu làm thay đổi đi.
Dòng chảy làm cho các tính năng quán tính bị thay đổi, vòng quay trở bị biến dạng.
% Dòng xuôi làm tăng vận tốc giảm tính năng điều khiển.
% Dòng ngược làm giảm vận tốc, nhưng tính năng điều khiển tăng.
% Từ chỗ sâu vào chỗ cạn tàu khó ăn lái, thực tế nếu độ sâu H ≤ 1,5T thì tốc độ giảm.
Chỗ nông cạn thì mớn nước có xu hướng tăng và máy rung.
2.1.1.3. ảnh hưởng của sóng:
Phụ thuộc hướng sóng và lực tác dụng của sóng. Thường phương truyền sóng trùng với
phương gió. Tàu dễ bị đảo lắc, giảm độ bền do chấn động vỏ ...
% Sóng xuôi có thể làm cho tàu chúi mũi hoặc lái, điều động khó, công hiệu bánh lái giảm, đôi
khi vận tốc cũng bị giảm.
% Sóng ngược làm giảm tốc độ, dễ ăn lái hơn nhưng tàu bị va đập mạnh.
% Sóng ngang gây nên lắc ngang mạnh làm tàu điều động kém, tránh đi ngang sóng.
Để hạn chế tác động của sóng, cần tạo ra 1 hướng đi lệch thích hợp.
2.1.1.4. Do vỏ tàu bị rong rêu hà bám:
Rong rêu bám ở vỏ đáy tàu làm giảm vận tốc của tàu. Mức độ bám phụ thuộc điều kiện địa
lý, thuỷ văn và các yếu tố sinh học của vùng khai thác tàu. Vỏ bị bám bẩn có thể giảm vận tốc tới
20% trong vòng 1 năm đầu. Đường kính vòng quay trở cũng giảm, kể cả quãng đường và thời gian
phá trớn. Ngoài ra còn thay đổi nhiều đặc tính khác của tàu.
2.1.2. ảnh hưởng của khu vực nước hạn chế và luồng lạch
2.1.2.1. ảnh hưởng của khu vực nước hạn chế:
Sự thay đổi hình dạng đáy ngoài đại dương không ảnh hưởng gì đến với các đặc tính điều
động của con tàu, nhưng ở nước nông thì có vấn đề. Các hiệu ứng phụ do sự thay đổi đặc biệt về
hình dáng đáy luồng và là nguyên nhân gây ra:
Mũi tàu di chuyển cách xa chỗ nước nông hơn. Đây là hiệu ứng “Đệm bờ”, nó được tạo ra do
áp suất ở khu vực mũi tăng lên, ta nhìn thấy nước như được dâng cao lên giữa mũi tàu và bãi cạn
hoặc bờ.
Con tàu di chuyển toàn bộ một bên mạn về phía gần chỗ nước nông khi mà phần giữa tàu di
chuyển song song qua chỗ đó. Sự di chuyển này được tạo nên là do sự tăng tốc độ của dòng nước
chảy qua khu vực bị hạn chế giữa tàu và chỗ cạn, kết quả là làm giảm áp suất bên mạn đó của tàu.
Phần đuôi của tàu di chuyển về phía khu vực cạn hơn hoặc bờ do vận tốc dòng chảy ở khu
vực phía sau tàu bị suy giảm.
Chính xác hơn cần nói rằng “một con tàu có xu hướng hướng mũi ra khỏi bãi cạn”.
Sự hút vào bờ được thấy lớn hơn nhiều so với đệm bờ và nó làm cho tàu đảo khi gặp chỗ cạn
hoặc gần bờ. Đây là hiệu ứng quan trọng và nó có thể làm cho việc lái tàu khó khăn khi gặp phải sự
thay đổi của hình dạng đáy luồng ở vùng nước nông.